Hà Nội
23°C / 22-25°C

Một góc nhìn về văn chương 2006

Thứ ba, 10:11 02/01/2007 | Giải trí

Nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên và dịch giả Trịnh Lữ chia sẻ những góc nhìn của riêng họ về văn chương năm 2006 và những “dự báo” nhỏ cho năm tới.

Nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên: “Xu hướng hồi tưởng sẽ khó có khả năng nảy nở trong năm 2007!”

* Năm 2006 dù không có những hiện tượng gây ồn ào kiểu Bóng đè của Đỗ Hoàng Diệu hay Cánh đồng bất tận của Nguyễn Ngọc Tư, nhưng có khá nhiều cuốn sách hay như Mẫu thượng ngàn của Nguyễn Xuân Khánh hay Ba người khác của Tô Hoài...

Điều đáng nói là hai cuốn tiểu thuyết gây dư luận năm nay đều rơi vào các tác giả thuộc “đám cận vệ già” như chữ dùng của ông Dương Tường. Dưới góc nhìn của anh, những hiện tượng này có ý nghĩa như thế nào?

- Văn hay bất luận tuổi tác, miễn là nhà văn biết suy ngẫm sâu sắc về cuộc sống và biết cách thể hiện điều ấy ra thành văn. Theo tôi, ba cuốn sách đáng chú ý trong đời sống văn học năm 2006 là nhật ký của Nguyễn Huy Tưởng, tự truyện của Lê Vân và tiểu thuyết của Tô Hoài (theo thứ tự thời gian xuất hiện).

Ba tập nhật ký viết trong 30 năm, in ra gần như đầy đủ với gần 2.000 trang sách đưa lại cho người đọc nhiều thông tin lịch sử, đó là một dạng lịch sử xã hội qua mắt nhìn cá nhân có ý nghĩa rất quan trọng.

Cuốn tự truyện của Lê Vân phản ánh dưới dạng tự thuật về thời bao cấp với bao hệ lụy rất sinh động. Tiểu thuyết của Tô Hoài viết năm 1992 bây giờ in ra vẫn tươi mới, tái hiện lịch sử cuộc “thổ cải” bằng một lối viết tự nhiên, hiện đại. Tôi có ý dùng từ “lịch sử” khi điểm qua ba tác phẩm nổi bật nêu trên vì chúng cho thấy một xu hướng trội lên trong văn học 2006 là hồi tưởng, dù là dưới dạng nhật ký, tự truyện hay tiểu thuyết. Theo tôi, đây là xu hướng đang thiếu và đang cần của văn học VN hiện nay.

* Trong năm qua, một tác giả nữ ở hải ngoại cũng gây bất ngờ với sức viết đáng nể cũng như chất lượng của tác phẩm. Đó là Thuận, trong ba năm liên tiếp cho ra đến bốn tiểu thuyết và đều ít nhiều gây ngạc nhiên ở cả góc độ ngôn ngữ tiểu thuyết lẫn những chất liệu mà tác giả chuyển tải. Anh đánh giá ra sao về T mất tích, cuốn tiểu thuyết mới nhất của Thuận?

- Viết và in bốn tiểu thuyết trong bốn năm, sức lao động văn chương của Thuận quả là đáng nể. Nó chứng tỏ Thuận nghiêm túc với văn chương, nghiêm túc với mình và nghiêm túc với độc giả. Nghĩa là Thuận cố gắng làm một nhà văn chuyên nghiệp. Các tác phẩm của Thuận (đều là tiểu thuyết) có những tìm tòi về nội dung và nghệ thuật, rõ nhất là về cách viết và đã có tác động nhất định đến dư luận, nhất là trong giới cầm bút cùng thế hệ. Đó là một tín hiệu tốt, một thúc đẩy cho văn học Việt, nhất là cho thể loại tiểu thuyết.

Cuốn T. mất tích, theo tôi, sẽ lại gây tò mò cho người đọc khi tác giả chuyển bút pháp, làm khác mình, tìm một cách viết khác. Có thể có người coi Thuận là “cũ người mới ta”, chịu ảnh hưởng người này người khác, nhưng viết văn mà đưa lại được cái mới cho nơi chưa có nó đã là một điều tốt.

* Anh chờ đợi gì ở văn chương VN năm 2007? Gần gũi với giới sáng tác, anh có đọc được những bản thảo nào đang còn trong ngăn kéo của họ sẽ gây bất ngờ không?

- Chờ đợi một cái gì sắp đến khi một năm cũ qua, một năm mới đến là điều vốn có của con người ở bất kỳ lĩnh vực nào, huống đây là ở văn chương, một lĩnh vực luôn hứa hẹn nhiều bất ngờ.

Trước Mẫu thượng ngàn và hình như trước cả Hồ Quý Ly nữa, Nguyễn Xuân Khánh đã có một bản thảo tiểu thuyết là Trư cuồng gõ cửa mấy nhà xuất bản vẫn chưa được in. Tương tự là bản thảo tiểu thuyết Mười bảy dị bản của Tạ Duy Anh. Hai cuốn này nếu xuất bản chắc chắn được tìm đọc và sẽ gây dư luận.

Bản thảo tiểu thuyết Rắn và tôi của Đỗ Hoàng Diệu cũng đã xong, chưa biết tác giả gửi in ở đâu. Nhà văn Tô Hoài cho biết năm tới ông sẽ cho ra một tập mới.

Tôi chỉ mong, một ước mong giản dị và bình thường, là mọi sáng tạo của nhà văn đều sẽ đến được với người đọc. Cái xu hướng hồi tưởng tôi nhắc ở trên trong văn học 2006 có lẽ sẽ khó nảy nở ở năm 2007 mặc dù nó có khả năng nảy nở.

Dịch giả Trịnh Lữ: “Những dịch giả mới sẽ làm thay đổi diện mạo văn học dịch ở VN”

* Năm 2006 có lẽ là một năm được mùa của văn chương dịch thuật. Chưa hết bất ngờ bởi một Haruki Murakami, bạn đọc lại tiếp tục sửng sốt với Banana Yoshimoto, hai tác giả Nhật Bản đương đại. Rồi nhiều tác phẩm văn chương “đỉnh cao” khác của thế giới cũng xuất hiện rất bài bản trên giá sách VN. Bản dịch văn chương nào gây cho ông hứng thú nhiều nhất năm qua?

- Biên niên ký chim vặn dây cót, Cô đơn trên mạng, Mắt sói... Tôi thấy những bản dịch đó đều hay cả và mỗi người mỗi vẻ. Rất tiếc tôi không có điều kiện đọc được nhiều hơn.

* Cách đây không lâu, nhiều dịch giả có tuổi đã lên tiếng báo động về đội ngũ dịch giả kế cận, nhưng nhìn những bản dịch năm vừa rồi đã thấy xuất hiện những gương mặt mới như Trần Tiễn Cao Đăng, Lê Quang hay thế hệ dịch giả 8X như Cao Việt Dũng, Lương Việt Dzũng, Ngọc Cầm Dương... Cá nhân ông nhìn nhận như thế nào về lực lượng dịch thuật văn chương “kế cận” này?

- Tôi sẽ không gọi các dịch giả này là kế cận đâu. Trong lĩnh vực văn học nghệ thuật, tôi không thích khái niệm “lực lượng kế cận”, vốn mang căn nghĩa của một lực lượng được chọn lọc và đào tạo để tiếp tục trung thành sự nghiệp của lớp người đi trước họ. Những dịch giả mới xuất hiện này, theo tôi được biết, không phải là thành viên của một lực lượng như vậy.

Họ có những cơ bản học thức và văn hóa rất khác nhau, phần lớn được học hành chính qui, nhiều người thành thạo hơn một ngoại ngữ, có kinh nghiệm sống trong môi trường văn hóa của những ngoại ngữ ấy, đều say đắm văn chương, và hình như đều đã không nghĩ rằng họ sẽ trở thành dịch giả.

Nguyên những yếu tố ấy thôi đã khiến họ là những dịch giả đáng tin cậy rồi. Mỗi người mỗi tạng, tôi tin rằng họ đang làm thay đổi diện mạo văn học dịch ở VN. Chúng ta đang được hưởng lợi từ niềm say mê vô kỷ của họ và nên gọi họ là lớp dịch giả mới. Đừng gọi họ là kế cận, oan cho họ.

* Sau Cuộc đời của Pi, Con nhân mã ở trong vườn, Rừng Na Uy..., rất nhiều bạn đọc đang chờ đợi những bản dịch mới của Trịnh Lữ. Tò mò một chút, ông đang có những bản dịch văn chương nào cho bạn đọc?

- Tôi có hai bản dịch văn chương sắp in: một là Biển (The sea), tác phẩm được giải ManBooker 2005 của John Banville - một áng văn mà tôi cho là rất đẹp về thân phận làm người; và cuốn nữa là Ba truyện New York, một bộ ba truyện trinh thám hậu hiện đại rất kỳ thú của nhà văn Mỹ Paul Auster.

Theo Tuổi trẻ Cuối tuần

vanhoa
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Những bí mật sau cảnh Tây Lương nữ vương tỏ tình với Đường Tăng

Những bí mật sau cảnh Tây Lương nữ vương tỏ tình với Đường Tăng

Giải trí - 33 phút trước

Vì cảnh quay này, đạo diễn Tây Du Ký suýt trở thành "tội nhân muôn đời", còn nàng Tây Lương nữ vương thì bị đồn là ôm mối tình si với "Đường Tăng" Từ Thiếu Hoa.

Hoa hậu H'hen Niê sắp kết hôn với bạn trai lâu năm?

Hoa hậu H'hen Niê sắp kết hôn với bạn trai lâu năm?

Giải trí - 3 giờ trước

GĐXH - Hoa hậu H'hen Niê thời gian gần đây đã khiến khán giả chú ý vì rộ tin đồn sắp kết hôn. Tin đồn này đến từ chính bạn trai lâu năm của cô.

NS cải lương Ngọc Huyền ở tuổi 54: Sống trong biệt thự sân vườn triệu đô nhưng vẫn làm việc nhiều đến nỗi mẹ chồng phải lên tiếng

NS cải lương Ngọc Huyền ở tuổi 54: Sống trong biệt thự sân vườn triệu đô nhưng vẫn làm việc nhiều đến nỗi mẹ chồng phải lên tiếng

Giải trí - 3 giờ trước

Ngọc Huyền là con dâu của danh ca Thanh Tuyền và đang có cuộc sống đủ đầy ở Mỹ.

Nữ NSƯT xứ Nghệ nổi tiếng dòng nhạc đỏ có cuộc sống làm mẹ đơn thân bình dị

Nữ NSƯT xứ Nghệ nổi tiếng dòng nhạc đỏ có cuộc sống làm mẹ đơn thân bình dị

Giải trí - 5 giờ trước

GĐXH - NSƯT Tố Nga, giọng ca xứ Nghệ gây thương nhớ với khán giả yêu nhạc đỏ bởi giọng hát trữ tình sâu lắng. Đằng sau những lời hát đẹp nhiều màu sắc trên sân khấu, đời thực, nữ nghệ sĩ có cuộc sống dung dị bên con trai.

Hoài Lâm ở ẩn sau biến cố: Từng gây sốc vì ngoại hình phát tướng, đang hạnh phúc bên bạn gái

Hoài Lâm ở ẩn sau biến cố: Từng gây sốc vì ngoại hình phát tướng, đang hạnh phúc bên bạn gái

Giải trí - 7 giờ trước

Từng được đánh giá là giọng ca trẻ tài năng của showbiz Việt, sao nam này bất ngờ quyết định ở ẩn, tạm ngưng hoạt động trong ngành giải trí.

Thực hư Thương Tín không ở cùng mẹ và vợ, phải ở nhà trọ khi về quê

Thực hư Thương Tín không ở cùng mẹ và vợ, phải ở nhà trọ khi về quê

Giải trí - 9 giờ trước

GĐXH - Thương Tín mới đây lên tiếng phủ nhận thông tin phải ở nhà trọ khi rời Sài Gòn về quê Phan Rang.

Đen Vâu: Tôi không muốn mình đặc biệt vì sự tử tế

Đen Vâu: Tôi không muốn mình đặc biệt vì sự tử tế

Giải trí - 9 giờ trước

Đen Vâu cho rằng những hoạt động thiện nguyện của mình còn quá nhỏ bé, nên nếu được tung hô, anh sẽ cảm thấy rất xấu hổ.

Hoa hậu Phan Thị Mơ sau 6 năm đăng quang: Muốn lấn sân sang hài kịch, giỏi kiếm tiền nhưng... vẫn độc thân

Hoa hậu Phan Thị Mơ sau 6 năm đăng quang: Muốn lấn sân sang hài kịch, giỏi kiếm tiền nhưng... vẫn độc thân

Giải trí - 11 giờ trước

Hoa hậu Phan Thị Mơ vẫn đang tận hưởng cuộc sống độc thân tuổi 34.

Cẩm Ly tuổi 54: Vượt biến cố mất giọng, sống kín tiếng bên chồng nhạc sĩ

Cẩm Ly tuổi 54: Vượt biến cố mất giọng, sống kín tiếng bên chồng nhạc sĩ

Giải trí - 21 giờ trước

Vượt biến cố mất giọng, Cẩm Ly tích cực trở lại ca hát, cô được ngưỡng mộ bởi nhiều năm có cuộc sống kín tiếng, giản dị bên ông xã - nhạc sĩ Minh Vy.

Hương Tươi và 'con gái' tiết lộ thú vị khi chia tay 'Trạm cứu hộ trái tim'

Hương Tươi và 'con gái' tiết lộ thú vị khi chia tay 'Trạm cứu hộ trái tim'

Giải trí - 23 giờ trước

GĐXH - Mới đây, "bà Mến" Hương Tươi và "con gái" Thúy Diễm đã chia tay đoàn phim "Trạm cứu hộ trái tim".

Top