Hà Nội
23°C / 22-25°C

Một người phụ nữ đang khỏe mạnh bỗng dưng cơ thể bị tàn phá bởi căn bệnh đáng sợ

Chủ nhật, 10:00 17/02/2019 | Sống khỏe

Hội chứng đáng sợ này đã tàn phá cơ thể Delilah Corkery trong vài ngày và với cô đây là những ngày khủng khiếp nhất trong suốt cuộc đời.

Được chẩn đoán bị viêm phế quản, nhưng cuối cùng lại bị tê liệt, ca bệnh của người phụ nữ này khiến các bác sĩ bối rối

Vào tháng 2 năm ngoái, Delilah Corkery, 47 tuổi bị ốm. Cô được chẩn đoán bị viêm phế quản. Sau khi dùng thuốc, cô nghĩ bệnh của mình đã hết. Thế nhưng, sau đấy, cô lại nhận thấy các triệu chứng lạ phát triển.

Vào tháng 3 cùng năm đó, Delilah đi ăn với bạn bè và nhận thấy thức ăn có vị nhạt nhẽo đến nỗi phải cố gắng lắm cô mới ăn nổi. Một loạt các triệu chứng tiếp theo cũng khiến cô khó chịu vô cùng. "Tôi cũng cảm thấy rất nóng. Nhưng khi tôi về nhà tối hôm đó, tôi rửa tay và lại thấy nước lạnh cóng. Sau đó, tôi đã thử với nước nóng thì lại thấy nó nóng bỏng, chạm vào bất cứ thứ kim loại nào tôi cũng thấy có cảm giác như lửa", cô nói.

Ngày hôm sau, Delilah bắt đầu mất cảm giác ở các ngón tay. Cơn tê bắt đầu lan rộng, chạm đến chân và tay.

Lo lắng, Delilah đã đến bệnh viện gần nhất ở California cùng với chồng là Erik. Sau 5 phút khám bệnh, các bác sĩ chẩn đoán cô bị chóng mặt và kê đơn thuốc rồi cho cô về nhà. Nhưng ngày hôm sau, cô đã đau đớn tột cùng đến nỗi không thể đi lại.

Đang khỏe mạnh, Delilah Corkery đã bị tê liệt tay chân, mặt và ruột sau khi bị một căn bệnh bí ẩn tấn công.

Sau khi trở lại bệnh viện, cô được kiểm tra xem có bị đột quỵ không. Một loạt các hình thức kiểm tra được thực hiện, bao gồm chụp X-quang, quét MRI, xét nghiệm máu và gõ vào cột sống. Kết quả cuối cùng cho thấy cô đang mắc hội chứng Guillain-Barré (GBS - viêm đa rễ dây thần kinh mất myelin cấp, liệt Landry).

Khi các bác sĩ bắt đầu điều trị cho cô, Delilah đã mất chức năng ở chân, tay, mặt, mắt và ruột. Điều đó có nghĩa là cô thậm chí không thể chớp mắt nhưng vẫn có thể nhìn thấy.

"Tôi bị mất vị giác và cảm giác trong tầm tay, rồi chân và tay, rồi thân, mất luôn cả khả năng kiểm soát khi đi vệ sinh, khả năng ăn, thở và thậm chí là chớp mắt. Nó giống như thể tôi đã bị mắc kẹt, nhận thức về tinh thần nhưng không kiểm soát được. Tất cả chỉ diễn ra trong vòng 5 ngày", cô kể lại.

Delilah đã phải uống thuốc ngủ cũng như thuốc chống lo âu, để giúp cô đối phó. Sau 3 tuần nằm viện, Delilah sau đó được chuyển đến một trung tâm hồi phục chức năng và cô đã ở đây gần 1 tháng để bình phục hoàn toàn. Đến cuối tháng 4, sau 7 tuần chống chọi với bệnh tật, cô đã được trở về nhà.

Đến cuối tháng 4, sau 7 tuần chống chọi với bệnh tật, Delilah đã được trở về nhà.

Chia sẻ về những khó khăn khi trở thành 1 người bất động đến nỗi không thể chợp mắt hay tự đi vệ sinh, Delilah cho biết: Cứ vài giờ y tá lại phải làm những việc đó cho tôi vì tôi không thể kiểm soát được bất cứ điều gì. Đi vệ sinh là điều tồi tệ nhất vì bệnh này ảnh hưởng đến tất cả các dây thần kinh của tôi, bao gồm cả đường ruột. Tôi được nhấc người lên và rời khỏi giường để sử dụng nhà vệ sinh nhờ thiết bị nâng điện tử. Tôi cũng đã từ chối loại thuốc giảm đau mà họ đưa cho tôi vì nó khiến tôi cảm thấy buồn ngủ, vì vậy tôi rất đau đớn. Chỉ cần chạm nhẹ vào chân tôi là đã vô cùng đau rồi. Nếu họ nhấc chân tôi thì nó sẽ rơi sang một bên.

Cuối cùng, Delilah đã hỏi bác sĩ về một loại thuốc giảm đau khác và cô được kê dơn dùng một loại thuốc dùng để điều trị đau dây thần kinh.

"Đó là cảm giác tuyệt vời nhất. Tôi có thể nâng nhẹ đầu gối lên ngực bằng cánh tay của mình. Vài ngày sau, tôi tự xoay bụng. Sau đó, mỗi ngày, tôi cố gắng làm việc với các nhà trị liệu thể chất để mong nhanh chóng thoát khỏi đây", cô kể lại.

Mặc dù thử thách của mình đã qua nhưng người phụ nữ 47 tuổi nói rằng nó đã dạy cô rất nhiều về bản thân. Cô nói: "Tôi đã học được rằng tôi mạnh mẽ hơn tôi nghĩ. Tôi không coi trọng bất cứ điều gì hơn bản thân mình và tôi rất biết ơn vì điều đó". Đôi khi tôi nhớ lại tất cả những gì mình đã trải qua và điều đó thật đặc biệt.

Mặc dù thử thách của mình đã qua nhưng người phụ nữ 47 tuổi nói rằng nó đã dạy cô rất nhiều về bản thân.

Hội chứng Guillain-Barré là gì?

Hội chứng Guillain-Barre, hay còn gọi là bệnh viêm đa rễ dây thần kinh mất myelin cấp hoặc chứng liệt Landry, là một tình trạng hiếm gặp. Đây là chứng rối loạn do hệ miễn dịch tấn công vào một phần hệ thần kinh ngoại biên. Tình trạng này sẽ làm cho dây thần kinh bị viêm dẫn đến liệt hoặc yếu cơ nếu không được chữa trị kịp thời.

Hội chứng Guillain-Barré (GBS) là một căn bệnh rất hiếm gặp và nghiêm trọng ảnh hưởng đến các dây thần kinh trong cơ thể. Nó thường ảnh hưởng đến bàn chân, bàn tay và các ngón tay, ngón chân, gây ra cảm giác tê, yếu và đau. Bệnh này có thể điều trị được và nhiều người bệnh đã phục hồi hoàn toàn. Tuy nhiên, nó cũng có thể chứng minh nguy hiểm đến tính mạng hoặc gây ra các vấn đề sức khỏe về lâu dài.

Bất kì ai cũng có thể mắc bệnh. Bạn có thể hạn chế khả năng mắc bệnh bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để biết thêm thông tin.

Các triệu chứng của bệnh Guillain-Barré bao gồm:

- Tay và chân mất phản xạ;

- Tay và chân ngứa ran hoặc tê;

- Đau các cơ;

- Không thể di chuyển hoặc vận động một cách thoải mái;

- Tụt huyết áp;

- Nhịp tim bất thường;

- Mờ mắt hoặc bị chứng song thị (nhìn thấy 2 ảnh của cùng 1 vật);

- Khó thở;

- Khó nuốt.

Các chuyên gia tin rằng GBS là bệnh gây ra bởi vấn đề với hệ thống miễn dịch. Hệ thống miễn dịch được cho là có nhiệm vụ chống lại nhiễm trùng và bảo vệ cơ thể. Nhưng với GBS, có gì đó không ổn và hệ thống miễn dịch tấn công nhầm và làm tổn thương dây thần kinh. Nó có thể được kích hoạt bởi: Nhiễm trùng, chẳng hạn như ngộ độc thực phẩm hoặc cúm.

Nên gọi bác sĩ hoặc đến bệnh viện nếu bạn bị ngứa ran ở chân hoặc tay và có dấu hiệu lan ra chỗ khác. Ngoài ra, bạn cũng nên cho bác sĩ biết nếu bạn có các triệu chứng khác như bị yếu cơ hoặc khó thở.

Hội chứng này cần được nhập viện ngay vì các triệu chứng của nó sẽ tiến triển nghiêm trọng hơn trong thời gian rất ngắn. Cơ địa và tình trạng bệnh lý có thể khác nhau ở nhiều người. Hãy luôn thảo luận với bác sĩ để được chỉ định phương pháp chẩn đoán, điều trị và xử lý tốt nhất dành cho bạn.

Theo Helino

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
328 người nhập viện sau khi ăn bánh mì: 2 trẻ sốc nặng thở máy, mở thêm đơn vị cấp cứu

328 người nhập viện sau khi ăn bánh mì: 2 trẻ sốc nặng thở máy, mở thêm đơn vị cấp cứu

Y tế - 9 giờ trước

Theo UBND TP Long Khánh, tỉnh Đồng Nai, tính đến chiều 2-5, đã có 328 người nhập viện cấp cứu sau khi ăn bánh mì tại tiệm Băng ở phường Xuân Bình

Người phụ nữ 40 tuổi không ăn ngọt nhưng mắc tiểu đường, đây là 8 lý do khiến bạn không ngờ tới

Người phụ nữ 40 tuổi không ăn ngọt nhưng mắc tiểu đường, đây là 8 lý do khiến bạn không ngờ tới

Sống khỏe - 14 giờ trước

GĐXH - Nhiều người nghĩ rằng bệnh tiểu đường (đái tháo đường) là do ăn nhiều thực phẩm chứa đường mà ra. Tuy nhiên, sự thật có thể không phải như vậy.

Biện pháp tự nhiên giúp tăng lượng sắt khắc phục thiếu máu

Biện pháp tự nhiên giúp tăng lượng sắt khắc phục thiếu máu

Sống khỏe - 16 giờ trước

Thiếu máu là một vấn đề sức khỏe phổ biến trên toàn cầu, phát sinh từ nồng độ hemoglobin thấp, thường dẫn đến các triệu chứng suy nhược như mệt mỏi, rụng tóc, khó thở và kém ăn...

Những thực phẩm chứa diệp lục có lợi cho sức khỏe

Những thực phẩm chứa diệp lục có lợi cho sức khỏe

Sống khỏe - 17 giờ trước

Chúng ta thường nghe nói nhiều về chất diệp lục và biết rằng thực vật không thể sống thiếu nó. Tuy nhiên, bạn có thể không biết chất diệp lục chính xác là gì và nó có mang lại lợi ích gì cho con người không?

Uống nhầm vitamin D của người lớn, trẻ 6 tháng tuổi nhập viện cấp cứu

Uống nhầm vitamin D của người lớn, trẻ 6 tháng tuổi nhập viện cấp cứu

Y tế - 17 giờ trước

GĐXH - Khi được bác sĩ thông báo trẻ bị ngộ độc vitamin D và đối chiếu với lọ thuốc trẻ uống, gia đình mới phát hiện ra sự nhầm lẫn.

Nóng gan nguy hiểm thế nào? Làm gì để 'giải nhiệt' cho gan sau kỳ nghỉ lễ

Nóng gan nguy hiểm thế nào? Làm gì để 'giải nhiệt' cho gan sau kỳ nghỉ lễ

Sống khỏe - 21 giờ trước

GĐXH - Nóng gan là bệnh lý rất dễ tái phát, nhất là sau kỳ nghỉ lễ nắng nóng, uống nhiều rượu bia, đồ ăn nhiều đạm, dầu mỡ. Nếu không được điều trị sớm sẽ giảm chức năng gan mãn tính, gây bệnh viêm gan, thậm chí là ung thư gan.

Nghẹt mũi kéo dài: Nguyên nhân và cách cải thiện nhờ thảo dược

Nghẹt mũi kéo dài: Nguyên nhân và cách cải thiện nhờ thảo dược

Sống khỏe - 21 giờ trước

Thông thường, bệnh nghẹt mũi có thể tự khỏi trong khoảng vài ngày đến vài tuần (2, 3 tuần). Nhưng nếu bạn bị nghẹt mũi kéo dài trên 3 tuần, thêm vào đó là các chứng đau tai, ù tai, đau họng… chứng tỏ rằng bạn đã bị viêm mũi họng và bệnh đã chuyển sang giai đoạn mạn tính gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.

5 loại vitamin cần thiết cho cơ thể, bổ sung như thế nào?

5 loại vitamin cần thiết cho cơ thể, bổ sung như thế nào?

Sống khỏe - 23 giờ trước

Vitamin rất cần thiết để cho cơ thể khỏe mạnh. Mặc dù không có gì thay thế cho việc ăn uống lành mạnh, nhưng thực phẩm bổ sung có thể giúp bù đắp lượng vitamin thiếu hụt qua thực phẩm…

Cách cải thiện đau cổ và lưng khi đi tàu xe, máy bay

Cách cải thiện đau cổ và lưng khi đi tàu xe, máy bay

Sống khỏe - 1 ngày trước

Khi phải di chuyển trên tàu, xe, máy bay quãng đường xa, chúng ta phải ngồi cố định một chỗ lâu, sẽ làm cho các khớp bị cứng, máu sẽ kém lưu thông giữa các phần của cơ thể. Các tư thế cố định như ngồi gây ứ máu chi dưới làm phù vùng bắp chân, bàn chân… gây đau.

Vừa ra khỏi nhà đi tập thể dục, người phụ nữ Hà Nội gặp tai nạn bất ngờ

Vừa ra khỏi nhà đi tập thể dục, người phụ nữ Hà Nội gặp tai nạn bất ngờ

Y tế - 1 ngày trước

Vừa ra khỏi nhà được 3 phút, đang đi bộ trên đường, chị T. (42 tuổi) bất ngờ bị xe máy chở gà đi cùng chiều đâm phải. Cú đâm khiến chị bị chấn thương ngực kín, tổn thương gan độ 3…

Top