Hà Nội
23°C / 22-25°C

Một số kiêng kỵ cần biết khi ăn hải sản

Thứ tư, 15:06 09/04/2014 | Sống khỏe

Hải sản sẽ góp phần đa dạng cho chế độ ăn cân đối, giúp cơ thể khỏe mạnh và giúp trẻ tăng trưởng. Tuy nhiên, hải sản cũng ẩn chứa một số nguy cơ đối với sức khỏe.

Hải sản chứa nhiều đạm và các chất dinh dưỡng khác. Hải sản cũng rất ít chất béo no và chứa axit béo không no omega-3, là chất béo thiết yếu cho cơ thể. Hải sản còn giàu vitamin (đặc biệt biệt là vitamin nhóm B) và khoáng chất (canxi, kẽm, sắt, đồng, kali...). Do đó, hải sản sẽ góp phần đa dạng cho chế độ ăn cân đối, giúp cơ thể khỏe mạnh và giúp trẻ tăng trưởng. Tuy nhiên, hải sản cũng ẩn chứa một số nguy cơ đối với sức khỏe. Một số trường hợp dưới đây không nên ăn đồ hải sản.

Phụ nữ mang thai và đang cho con bú: Nếu phụ nữ mang thai và phụ nữ đang cho con bú thường xuyên ăn đồ hải sản thì sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển hệ thống thần kinh của thai nhi hoặc của trẻ nhỏ, đặc biệt có những triệu chứng phải đến khi trẻ từ 7 đến 14 tuổi mới xuất hiện. Theo khuyến cáo của các chuyên gia, phụ nữ mang thai và phụ nữ trong thời kỳ cho con bú nên hạn chế ăn đồ hải sản, tốt nhất mỗi tuần chỉ nên ăn 1-2 lần, mỗi lần dưới 100g.

Những người bị bệnh gout hay viêm khớp: Các món ăn từ hải sản cũng là những thực đơn “kiêng kỵ” đối với những người bị bệnh gout, bệnh viêm khớp do tăng axit uric trong máu và gây lắng động các thể purin ở khớp (thường ở ngón chân cái). Đây là căn bệnh được mệnh danh là “bệnh nhà giàu” do chế độ ăn nhiều thịt, hải sản và uống rượu bia làm tăng axit uric trong máu. Người thừa cân, béo phì nguy cơ bị gout cung cao. Nếu không tiết chế kịp thời thì đến một lúc nào đó sẽ khiến cho bệnh nhân đau đớn.

Những người bị dị ứng da: Hải sản là những thực phẩm giàu chất dinh dưỡng. Nhưng đây cũng là nhóm thức ăn gây dị ứng nhiều nhất trong số các trường hợp bị dị ứng trong khi ăn uống. Rất nhiều loại hải sản có thể gây dị ứng cho người có thể trạng không hợp với hải sản như cua, tôm, ghẹ, cá nhám, cá ngừ... Chất gây dị ứng có trong đồ biển khi vào cơ thể sẽ gây ra phản ứng quá mẫn cảm. Biểu hiện của dị ứng rất đa dạng và thường xuyên xảy ra rất nhanh, thường chỉ sau khi ăn vài giờ, có người chỉ vài phút. Nhẹ thì nổi mề đay từng vùng (hoặc khắp người), rất ngừa, nôn nào khó chịu. Thường vài giờ sau triệu chứng sẽ lặn. Trường hợp nặng thì ngoài nổi ban và ngứa còn phù nề mặt, nôn, đau quặn bụng, có cảm giác nóng rát vùng thượng vị, tiêu chảy, khó thở... Cũng có trường hợp nguy kịch, người bệnh có phản ứng kiểu phản vệ, dẫn đến tử vong.

Trong dược phẩm có loại thuốc cấm phối hợp với nhau, thì trong thực phẩm cũng vậy và hải sản cũng không loại trừ.

Một số kiêng kỵ cần biết khi ăn hải sản 1
Ăn hải sản cũng phải đúng cách. Ảnh minh họa.

Dưới đây là một số điều kiêng kỵ đối với hải sản:

- Hải sản không nấu chín có chứa nhiều vi khuẩn: Vi khuẩn trong hải sản chủ yếu là phẩy khuẩn, tương đối nóng, chỉ nhiệt độ trên 80 độ C mới diệt hết được. Ngoài vi khuẩn do nước đem lại, trong hải sản còn tồn tại nhiều trứng ký sinh trùng và mầm bệnh ô nhiễm do quá trình gia công chế biến. Thông thường, cần đun trong nước sôi 6-8 phút mới có thể tiêu diệt triệt để vi khuẩn. Hơn nữa, khi ăn các loại cua hấp, hải sản ướp xì dầu đặc biệt nên đảm bảo vệ sinh và hải sản phải tươi sống.

- Độc tố vi khuẩn của hải sản vỏ cứng đương đối nhiều: Các loại hải sản vỏ cứng chứa tương đối nhiều khuẩn, phân giải protein cũng nhanh, một khi chết đi sẽ sản sinh ra nhiều độc tố, đồng thời axit béo không no cũng dễ oxy hóa. Những loại hải sản vỏ cứng không tươi còn có thể sinh ra nhiều gốc axit, ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Các loại hải sản tươi sống không nên dự trữ trong tủ lạnh quá lâu, có một số hải sản thường có những phản ứng mẫn cảm không phải do chính hải sản mà do quá trình chế biến nấu nướng, sự phân giải protein trong hải sản gây ra.

- Không nên ăn hoa quả ngay sau khi ăn hải sản: Nhiều người rất thích ăn hoa quả tráng miệng sau bữa cơm, nhưng nếu vừa ăn hải sản xong thì các chuyên gia dinh dưỡng khuyên tốt nhất đừng ăn hoa quả vội. Những chất dinh dưỡng phong phú như đạm, canxi chứa trong tôm, cá sẽ bị giảm đi rất nhiều nếu kết hợp với các loại quả như hồng, nho, lựu, sơn trà, thanh quả. Thêm vào đó, thành phần hóa học của các loại hoa quả này lại dễ dàng kết hợp với canxi có trong hải sản hình thành nên một chất khó tiêu hóa. Chất này sẽ kích thích hệ tiêu hóa dẫn đến trình trạng đau bụng, buồn nôn hoặc nôn mửa… Tốt nhất nên ăn hoa quả sau khi ăn hải sản 2 tiếng.

- Ăn hải sản không nên uống bia: Nếu uống bia với lượng lớn với các loại hải sản nguy cơ gây nên bệnh gout cao. Hơn nữa, phần lớn các loại hải sản như tôm, cua, nghêu, so, ốc… đều tạo thành một chất kết tủa, trong khi đó bia sẽ cản trở và loại chúng ra khỏi cơ thể. Còn vitamin C thì càng nên tránh dùng cùng tôm. Khoa học đã chứng minh rằng, các loại động vật giáp xác như tôm khi ăn kết hợp với một lượng lớn vitamin C có thể dẫn đến tử vong vì nó chuyển hóa thành một loại chất độc hại với cơ thể người. Lưu ý, lúc chế biến hải sản nên thêm vào một chút rượu trắng và dấm gạo, giúp sát khuẩn và tiêu độc.

Uống trà ngay sau khi ăn hải sản dễ kết sỏi: Trong lá trà chứa nhiều axit taninic dễ kết hợp với canxi trong hải sản và hình thành canxi khó hòa tan. Vì thế, cùng lúc ăn hải sản không nên uống trà ngay, tốt nhất nên uống trà sau khi ăn hải sản 2 tiếng.

Tôm đông lạnh không nên hấp hoặc luộc: Bất kỳ loại hải sản nào chỉ được hấp khi còn tươi nguyên. Vì hải sản chứa nhiều vi khuẩn, khả năng phân giải protein tương đối nhanh. Nếu đặt trong tủ lạnh, vi khuẩn của tôm càng tăng lên, protein cũng biến chất, vì thế không nên hấp hoặc luộc. Tôm đông lạnh bạn chỉ nên chiến nấu ở nhiệt độ cao.
 
Theo VnMedia
lehuong
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Người đàn ông bị đỉa chui vào niệu đạo trong lúc làm việc ngoài đồng

Người đàn ông bị đỉa chui vào niệu đạo trong lúc làm việc ngoài đồng

Y tế - 1 giờ trước

GĐXH - Anh P.V.A. bị một con đỉa chui vào niệu đạo trong lúc làm việc ngoài đồng. Khi phát hiện, bệnh nhân đã kịp thời dùng tay ép chặt niệu đạo để hạn chế đỉa chui sâu hơn.

AI đã và đang góp phần hỗ trợ cho quá trình khám chữa bệnh

AI đã và đang góp phần hỗ trợ cho quá trình khám chữa bệnh

Y tế - 2 giờ trước

GĐXH - "AI đã và đang góp phần giải quyết những thách thức trong y tế dự phòng,hỗ trợ rất tốt cho đội ngũ y bác sĩ trong tình trạng quá tải bệnh viện như hiện nay" - TS BS Nguyễn Trọng Khoa, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế) nhấn mạnh.

Mỗi ngày hai cốc nước đậu đen gừng, điều gì sẽ xảy ra với cơ thể sau một tuần?

Mỗi ngày hai cốc nước đậu đen gừng, điều gì sẽ xảy ra với cơ thể sau một tuần?

Sống khỏe - 2 giờ trước

Người uống nước đậu đen rang gừng mỗi ngày có thể cảm nhận rõ thay đổi tích cực chỉ sau một tuần.

Điều gì xảy ra với cơ thể bạn nếu ăn sáng bằng cơm?

Điều gì xảy ra với cơ thể bạn nếu ăn sáng bằng cơm?

Sống khỏe - 5 giờ trước

Bữa sáng với cơm nóng, rau và thức ăn mới nấu giúp bổ sung năng lượng, ngăn đau dạ dày, cải thiện trí nhớ sau gần 15 tiếng cơ thể không được nạp dinh dưỡng.

Ăn 'ít muối, ít dầu' có tốt không? Sau 60 tuổi, hãy thử làm 4 điều này khi ăn!

Ăn 'ít muối, ít dầu' có tốt không? Sau 60 tuổi, hãy thử làm 4 điều này khi ăn!

Sống khỏe - 8 giờ trước

GĐXH - Đối với người cao tuổi trên 60 tuổi, chỉ tuân theo nguyên tắc "ít muối và ít dầu" có thể không đủ để đáp ứng các nhu cầu thể chất phức tạp hơn của họ.

4 nhóm người nên hạn chế ăn cà chua

4 nhóm người nên hạn chế ăn cà chua

Sống khỏe - 8 giờ trước

Mặc dù cà chua rất giàu dinh dưỡng và chất chống oxy hóa có lợi cho sức khỏe nhưng không phải ai cũng phù hợp để ăn, do đó một số nhóm người nên hạn chế ăn cà chua.

Mẹ hiến tạng cứu con gái 11 tuổi suy thận giai đoạn cuối

Mẹ hiến tạng cứu con gái 11 tuổi suy thận giai đoạn cuối

Sống khỏe - 21 giờ trước

Người mẹ ở Lâm Đồng hiến thận cứu con gái 11 tuổi bị suy thận giai đoạn cuối.

Bộ Y tế: Từ ngày 1/10, tất cả các bệnh viện bắt buộc kê đơn thuốc điện tử

Bộ Y tế: Từ ngày 1/10, tất cả các bệnh viện bắt buộc kê đơn thuốc điện tử

Sống khỏe - 21 giờ trước

Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có hình thức tổ chức là bệnh viện phải thực hiện việc kê đơn thuốc bằng hình thức điện tử trước ngày 1/10/2025; Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác phải thực hiện việc kê đơn thuốc bằng hình thức điện tử trước ngày 1/1/2026.

Mắc sốt xuất huyết, nam thanh niên 27 tuổi ở Hà Nội nhập viện trong tình trạng cô đặc máu nghiêm trọng

Mắc sốt xuất huyết, nam thanh niên 27 tuổi ở Hà Nội nhập viện trong tình trạng cô đặc máu nghiêm trọng

Sống khỏe - 22 giờ trước

GĐXH - Tại bệnh viện, bệnh nhân bụng chướng căng, phù toàn thân, khó thở. Kết quả xét nghiệm cho thấy, tiểu cầu của bệnh nhân giảm mạnh, cô đặc máu nghiêm trọng.

Ghép xương ổ răng cho 'chiến binh' 12 tuổi đã từng 4 lần mổ tim bẩm sinh và 1 lần phẫu thuật tạo hình khe hở môi – vòm miệng

Ghép xương ổ răng cho 'chiến binh' 12 tuổi đã từng 4 lần mổ tim bẩm sinh và 1 lần phẫu thuật tạo hình khe hở môi – vòm miệng

Y tế - 23 giờ trước

GĐXH - Sau khi hội chẩn, các bác sĩ quyết định sẽ phẫu thuật ghép xương ổ răng cho bé sau khi tầm soát hết các vấn đề về tim mạch. Đây bước can thiệp quan trọng để chuẩn bị cho quá trình chỉnh nha và giúp bé phục hồi chức năng ăn nhai trong tương lai.

Top