Một số món ăn đơn giản phòng bệnh hô hấp trong mùa đông
Vào mùa đông, khí trời chuyển lạnh, hanh khô… tạo điều kiện thuận lợi cho các bệnh hô hấp phát tác. Một số món ăn có tác dụng phòng ngừa các bệnh đường hô hấp trong mùa đông.
Trong y học cổ truyền phế chủ khí, chủ mọi hô hấp trong cơ thể. Tạng phế khỏe mạnh thì thông khí tốt, hơi thở đều đặn, nhẹ nhàng.
Phế thông điều thủy đạo (tạng phế ví như một nhà máy nước trong cơ thể, tiếp nhận, xử lý và bài tiết chất thải qua đường mồ hôi, nước tiểu). Nếu phế mất tuyên thông thì cơ thể phù thũng, tiểu tiện bất lợi...
Do vậy vào mùa đông, thời tiết rất dễ khiến cho tạng phế bị tổn thương, gây các triệu chứng như hắt hơi , sổ mũi, nghẹt mũi, đau họng, nổi gai ốc…
Để hạn chế tổn thương phế trong mùa đông khô lạnh, chúng ta cần ủ ấm cơ thể, bổ sung chế độ ăn bằng một số thực phẩm có tác dụng ‘bảo vệ’ tạng phế, giúp loại bỏ nguyên nhân gây bệnh và ‘tăng sức đề kháng’ cho tạng phế.
Dưới đây là một số món ăn dưỡng phế trong mùa đông:
1. Món ăn từ quả cam dưỡng phế

Quả cam có nhiều công dụng tốt cho phế.
Quả cam có nhiều công dụng tốt cho phế. Thịt cam có vị ngọt, chua và tính ấm, có tác dụng nhuận phổi, giải khát vào mùa đông hanh khô, nhất là ở miền Bắc. Ngoài ra, cam có tính ấm nên rất an toàn cho người tỳ vị yếu.
Một số cách sử dụng cam dưỡng phế:
- Có thể sử dụng trực tiếp, dùng 200g - 300g/ngày, tùy thể trạng.
- Nấu cam với vỏ cam, thêm mật ong hoặc đường phèn tùy khẩu vị.
- Vỏ cam khô dùng hãm trà uống, giúp nhuận phế, tiêu đờm, hạn chế các bệnh lý đường hô hấp trên: Dùng 8-10g vỏ cam khô, hãm với 200ml nước nóng, dùng làm trà uống.
- Khi bị cảm lạnh, ho, ngứa họng, có nhiều đờm, dùng vỏ cam tươi, nướng đến khi cháy xém vỏ, sau đó gọt bỏ phần cháy đi và ăn khi còn nóng.
Lưu ý: Cùi cam chua dễ tích tụ đờm, nên không phù hợp với người có nhiều đờm.

Quả lê có tác dụng làm ẩm phổi, thông họng, giảm đau họng.
2. Món ăn từ quả lê
Vào mùa đông, khí dương tích trữ trong cơ thể, không khí khô dễ tổn thương phổi âm, gây khô da, tóc, khô họng , miệng, mũi… Ăn lê vào thời điểm này có thể làm ẩm phổi, bên cạnh đó còn có lợi cho ruột già và ruột non, giảm ho, loại bỏ đờm, làm thông họng, giảm đau họng, giảm khó chịu và tình trạng háo nước.
Lê rất giàu chất xơ, giúp thúc đẩy nhu động ruột, giảm sự tích tụ các chất có hại trong cơ thể và hấp thu cholesterol, đồng thời có tác dụng nhuận tràng, giảm tích tụ mỡ.
Một số cách sử dụng lê dưỡng phế:
- Ăn lê sống có thể thanh nhiệt lục phủ tạng, trị ho có đờm màu vàng.
- Ăn lê nấu chín có thể bổ âm ngũ tạng: Hấp cách thủy lê trong 10 - 15 phút rồi ăn.
- Dùng riêng lê hấp chín hoặc có thể kết hợp với 3-4 quả táo đỏ, 2-3 lát gừng tươi để trung hòa tính lạnh của lê.
- Ngoài ra, có thể kết hợp với hoa huệ, nấm trắng.. để làm cho da tươi nhuận hơn.
Lưu ý: Người bị bệnh dạ dày, tiêu chảy, phụ nữ mang thai nên nấu chín lê để ăn.

Húng chanh có tác dụng ức chế nhiều loại vi khuẩn ở đường hô hấp trên.
3. Bài thuốc từ húng chanh
Húng chanh có lẽ không còn xa lạ trong cuộc sống dân gian của người Việt. Húng chanh vị cay, tính nóng; có tác dụng ức chế nhiều loại vi khuẩn ở đường hô hấp trên như vi khuẩn lao, trực khuẩn mủ xanh, tụ cầu, nấm… kháng khuẩn ở đường hô hấp rất tốt.
Cách sử dụng húng dưỡng phế:
- Dùng lá tươi, khoảng 5-7 lá sắc nước uống hoặc nhai trực tiếp, nuốt nước dần.
- Hoặc dùng lá tươi thái nhỏ, hấp với đường phèn hoặc mật ong (tùy khẩu vị) để uống.
Lưu ý: Húng chanh có thể dùng được cho trẻ nhỏ và người lớn.
Bên cạnh đó, cần giữ ấm cơ thể, giữ ấm đôi chân và hai bàn tay, để hạn chế tình trạng nhiễm lạnh ; tập luyện thể thao 30 phút/ngày; cần ăn ngủ nghỉ khoa học và hạn chế đi ra ngoài trời khi nhiệt độ giảm sâu.
Bài viết trên chỉ mang tính tham khảo, khi sử dụng bất kỳ thuốc y học cổ truyền để phòng và trị bệnh, cần tham vấn ý kiến của người có chuyên môn.

Người phụ nữ 31 tuổi triglyceride trong máu vượt quá 45 lần, thừa nhận 1 sai lầm nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 2 giờ trướcGĐXH - 4 tháng liên tiếp, người phụ nữ này liên tục ăn lẩu, đồ nướng và trà sữa. Không chỉ vậy, cô thường xuyên đi ngủ lúc 3h và thức dậy lúc 15h, gần như đảo ngược nhịp sinh học ngày và đêm.

7 ngày làm theo 'chanh liều cao', cô gái trẻ cầu cứu bác sĩ
Bệnh thường gặp - 2 giờ trướcCô gái lên nhóm "chanh liều cao" thấy mọi người mách dùng nước cốt bôi lên da trị mụn. Kết quả sau 5 ngày làm theo, mặt bắt đầu viêm da, sưng tấy, bỏng rát.

Sở Y tế Nam Định báo cáo nhanh việc điều dưỡng tại BVĐK tỉnh Nam Định bị người nhà bệnh nhân hành hung
Y tế - 14 giờ trướcLiên quan đến vụ việc điều dưỡng bị người nhà bệnh nhân đánh liên tiếp vào đầu tại BVĐK Nam Định, ngày 7/5, Sở Y tế Nam Định đã có báo cáo nhanh gửi Cục Quản lý Khám, chữa bệnh (Bộ Y tế), UBND tỉnh Nam Định.

Người phụ nữ thường xuyên đau bụng, chán ăn thừa nhận thói quen ăn trái cây nhiều người hay mắc phải
Y tế - 14 giờ trướcGĐXH - Tại bệnh viện, qua nội soi dạ dày, các bác sĩ phát hiện bệnh nhân co một khối bã thức ăn với kích thước khoảng 4x4 cm nằm trong dạ dày.

Bé trai bị cán qua người ở Nam Định hồi phục tốt, sắp được xuất viện
Y tế - 16 giờ trướcGĐXH - Sau 5 ngày được can thiệp kịp thời và chăm sóc tích cực, bé M.T.A đã hoàn toàn tỉnh táo, trẻ tự thở, giao tiếp tốt. Dự kiến có thể được xuất viện trong 3-5 ngày tới.

Bé trai 13 tuổi ở TP HCM phát hiện viêm màng não do mô cầu từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua
Sống khỏe - 17 giờ trướcGĐXH - Dựa vào xét nghiệm và các dấu hiệu như: Sốt cao, đau đầu dữ dội và ngủ gà... các bác sĩ nhận định bệnh nhi mắc viêm màng não do não mô cầu.a

Phụ nữ tiền mãn kinh và những biến chuyển âm thầm đe dọa hạnh phúc hôn nhân
Sống khỏe - 18 giờ trướcKhông ít cặp đôi từng bên nhau bền chặt suốt nhiều năm, đi qua bao sóng gió, lại bất ngờ tan vỡ ở tuổi trung niên. Lý do, đôi khi không phải vì "người thứ ba" hay tình yêu phai nhạt, mà xuất phát từ những biến chuyển âm thầm trong tâm sinh lý người vợ – bắt đầu từ giai đoạn tiền mãn kinh.

Cảnh báo căn bệnh hiếm gặp xuất hiện ở Việt Nam
Y tế - 19 giờ trướcThông tin từ Trung tâm Y tế huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ, đơn vị này vừa tiếp nhận một bệnh nhân nhiễm giun rồng Dracunculus – một căn bệnh ký sinh trùng hiếm gặp, nguy hiểm, từng được loại trừ tại Việt Nam.

Ăn phải lòng se điếu bị 'phù phép', coi chừng ngộ độc, tổn thương tiêu hóa thậm chí ung thư
Sống khỏe - 19 giờ trướcGĐXH – Theo các chuyên gia, lòng se điếu nếu bị giả mạo, tẩm hóa chất độc hại không chỉ đánh lừa người tiêu dùng mà còn gây nguy cơ ngộ độc, tổn thương tiêu hóa, thậm chí ung thư nếu tích tụ lâu dài.

Ai nên chọn đi bộ thay chạy bộ?
Sống khỏe - 22 giờ trướcĐi bộ và chạy bộ đều là những hình thức vận động ngày càng phổ biến và được ưa chuộng, vậy ai nên lựa chọn đi bộ?

Người phụ nữ phát hiện ung thư cổ tử cung sau khi sinh con 4 tháng từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua
Bệnh thường gặpGĐXH - Người phụ nữ bị ung thư cổ tử cung nhập viện trong tình trạng đau bụng dưới quặn thắt kéo dài, cơn đau khiến chị không thể đi lại. Trước đó, chị không hề có bất kỳ biểu hiện bất thường nào như chảy máu âm đạo hay rối loạn kinh nguyệt...