Hà Nội
23°C / 22-25°C

Mùa hè dễ đổ mồ hôi, nhưng đổ mồ hôi ở bộ phận này có thể là dấu hiệu của đột quỵ

Thứ hai, 14:41 07/06/2021 | Sống khỏe

Đông y luôn phân biệt cơ thể ở hai trạng thái âm và dương, nếu mất cân bằng giữa hai trạng thái này sẽ gây nhiều nguy hại cho sức khỏe. 8 tình trạng đổ quá nhiều mồ hôi dưới đây sẽ giúp bạn nhận biết được các bệnh tiềm ẩn trong cơ thể.

Khi thời tiết nắng nóng, cơ thể thường xuyên tiết mồ hôi, thực chất tuyến mồ hôi chính là "máy điều hòa nhiệt độ" của cơ thể và là sản phẩm chăm sóc da tự nhiên nhất của cơ thể con người, mồ hôi tiết ra rất tốt cho sức khỏe và vô hại. Tuy nhiên mồ hôi cũng là một phong vũ biểu của cơ thể con người, đổ mồ hôi bất thường ở những khu vực này trên cơ thể là dấu hiệu của bệnh.

Đổ mồ hôi bất thường là gì? Nói một cách đơn giản, nếu mồ hôi không phải do vận động, mặc quần áo dày hoặc do thời tiết nóng, thì đó là đổ mồ hôi bất thường có nghĩa là cơ thể con người đang xuất hiện vấn đề về sức khỏe.

1. Một nửa thân người đầm đìa mồ hôi, nửa còn lại khô ráo: Dấu hiệu của đột quỵ

Mùa hè dễ đổ mồ hôi, nhưng đổ mồ hôi ở bộ phận này có thể là dấu hiệu của đột quỵ - Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Đây là một biểu hiện rất nguy hiểm, thường thấy ở những bệnh nhân bị liệt nửa người. Mồ hôi chỉ xuất hiện ở một nửa thân người cũng là dấu hiệu báo trước của đột quỵ.

Kiến nghị: Nếu đổ mồ hôi bất thường đi kèm với chóng mặt, nhức đầu, nôn mửa, bất tỉnh... thì cần phải đến bệnh viện gấp. Chủ quan bỏ qua những dấu hiệu cảm báo sớm của đột quỵ có thể làm lỡ thời gian vàng điều trị và làm nguy hiểm đến tính mạng.

2. Trên trán đổ mồ hôi: Gan nóng

Nếu trên trán thường ra rất nhiều mồ hôi, Đông Y cho rằng có thể là do gan nóng gây ra.

Kiến nghị: thường ngày cố gắng giữ tâm trạng cân bằng, ít tức giận, cần đảm bảo ngủ đủ,nếu không dễ gây ra âm hư, dương ở gan vượt lên quá mức. Mỗi ngày nên pha trà cẩu khởi uống có tác dụng cân bằng gan.

3. Ra mồ hôi mũi: Khí phổi không đủ

Mùa hè dễ đổ mồ hôi, nhưng đổ mồ hôi ở bộ phận này có thể là dấu hiệu của đột quỵ - Ảnh 2.

Ảnh minh họa

Thường ngày toàn ra mồ hôi ở mũi, chứng tỏ khí phổi không đủ, cần điều bổ khí. Đông Y cho rằng, đây là biểu hiện sức đề kháng thấp, cần nâng cao sức đề kháng.

Kiến nghị: Hàng ngày dùng hai tay vỗ nhẹ vào hai gốc đùi, vì đây là nơi phân bố kinh lạc phổi, kích thích bằng cách vỗ vào 2 gốc đùi có thể điều hòa kinh lạc phổi.

4. Đổ mồ hôi cổ bất thường: Rối loạn nội tiết

Cổ không có quá nhiều tuyến mồ hôi, nếu thường xuyên đổ mồ hôi thì có thể liên quan đến tình trạng mất cân bằng nội tiết, đồng thời cơ thể bị ẩm và nóng ở một mức độ nào đó. Do cơ thể ẩm ướt nên khí không được thông suốt, thường được biểu hiện bằng đổ mồ hôi phần trên cơ thể hoặc phía trên cổ.

Kiến nghị: Thông thường, việc điều hòa nội tiết chủ yếu bắt đầu bằng chế độ ăn và luyện tập, bổ sung bằng thuốc khi cần thiết. Ăn nhiều thực phẩm giàu protein và uống nhiều nước.

5. Ra mồ hôi dưới nách: Tuyến mồ hôi hoạt động quá nhiều hoặc ăn uống vô độ

Mùa hè dễ đổ mồ hôi, nhưng đổ mồ hôi ở bộ phận này có thể là dấu hiệu của đột quỵ - Ảnh 3.

Ảnh minh họa

Vì dưới nách có nhiều tuyến mồ hôi nên dễ đổ mồ hôi hơn. Nếu mồ hôi tiết ra quá nhiều và có mùi hôi nồng nặc chứng tỏ vị thức ăn hàng ngày quá nặng, ăn quá nhiều thức ăn như hành, tỏi, hành tây.

Kiến nghị: Nếu được chẩn đoán tuyến mồ hôi tiết quá nhiều, bạn có thể đến bệnh viện để được điều trị bằng laser đơn giản và hiệu quả. Ngoài ra, chế độ ăn nên thanh đạm và ăn nhiều trái cây, rau xanh.

6. Lồng ngực ra mồ hôi: Tỳ vị hư hàn

Nếu ngực ra nhiều mồ hôi, Trung y cho rằng đây là biểu hiện của tỳ vị, dạ dày không tốt, chứng tỏ khí huyết trong cơ thể lưu thông chậm, vận chuyển oxy không thuận lợi.

Kiến nghị: Nên ăn ít dầu mỡ, ăn ít thức ăn sống và lạnh, , thường ngày dùng hoàng kỳ, táo đỏ nấu nước uống giúp giảm nhẹ triệu chứng. Các bài tập thích hợp như chạy bộ, đi bộ nhanh,… cũng có thể làm giảm căng thẳng và điều chỉnh tâm trạng.

7. Đổ mồ hôi khắp người: Thiếu khí

Dù mùa đông hay mùa hè, trong trường hợp không vận động hoặc hoạt động nhẹ trong ngày, toàn cơ thể ướt đẫm mồ hôi. Những người này thường có đặc điểm suy nhược cơ thể, kém ăn, dễ bị nhiễm lạnh, y học cổ truyền Trung Quốc cho rằng đó là biểu hiện của tình trạng thiếu khí.

Kiến nghị: Bạn có thể chọn khoai mỡ, sữa đậu nành, thịt bò và thịt cừu trong chế độ ăn uống của mình, cũng có thể sử dụng Đẳng sâm hoặc Hoàng kỳ hầm gà hoặc xương ống để bồi bổ cơ thể, cải thiện tình trạng thiếu khí.

8. Đổ mồ hôi khi ngủ: Thiếu âm

Mùa hè dễ đổ mồ hôi, nhưng đổ mồ hôi ở bộ phận này có thể là dấu hiệu của đột quỵ - Ảnh 4.

Ảnh minh họa

Đổ mồ hôi khi bạn ngủ và ngừng đổ mồ hôi khi bạn thức dậy được gọi là "đổ mồ hôi đêm" trong y học Trung Quốc. Những người này thường có đặc điểm tay, chân nóng, tim nóng, buồn bực, mặt nóng đỏ, yết hầu khô rát, y học cổ truyền Trung Quốc cho rằng đó là biểu hiện của tình trạng thiếu âm.

Kiến nghị: Nên chọn các sản phẩm dưỡng âm như quả lê, ăn ít đồ nóng như thịt cừu, hành, hành tây, gừng, tỏi,…

Theo Trí thức trẻ

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Chuối xanh cũng cực tốt cho sức khỏe nếu bạn sử dụng đúng cách

Chuối xanh cũng cực tốt cho sức khỏe nếu bạn sử dụng đúng cách

Sống khỏe - 1 giờ trước

Hầu hết mọi người thường chỉ thích ăn chuối chín nhưng chuối xanh cũng có thể đem lại cực nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe nếu bạn sử dụng đúng cách.

Cứu sống cụ ông 75 tuổi hóc dị vật xương gà nguy kịch

Cứu sống cụ ông 75 tuổi hóc dị vật xương gà nguy kịch

Y tế - 3 giờ trước

Các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ vừa nội soi thành công lấy dị vật xương gà nhiều ngạnh phức tạp cắm vào thực quản, cứu sống cụ ông 75 tuổi.

Món ăn mùa hè bổ dưỡng nhưng người bệnh gout, người bệnh đau dạ dày không nên ăn

Món ăn mùa hè bổ dưỡng nhưng người bệnh gout, người bệnh đau dạ dày không nên ăn

Sống khỏe - 3 giờ trước

GĐXH - Khi mắc bệnh gout, người bệnh cần phải cẩn trọng với chế độ ăn vì có thể làm tăng axit uric trong máu, trong đó phải kể đến măng tươi.

Những lưu ý về chế độ ăn trong bệnh rối loạn thần kinh thực vật

Những lưu ý về chế độ ăn trong bệnh rối loạn thần kinh thực vật

Sống khỏe - 6 giờ trước

Chế độ ăn uống lành mạnh có thể góp phần cải thiện các triệu chứng của rối loạn thần kinh thực vật và nâng cao chất lượng cuộc sống của người bệnh.

'Ngôi sao thuốc Việt' – Danh hiệu cao quý cho các đơn vị, sản phẩm được vinh danh

'Ngôi sao thuốc Việt' – Danh hiệu cao quý cho các đơn vị, sản phẩm được vinh danh

Sống khỏe - 7 giờ trước

GĐXH - Theo Ban Tổ chức, đã có 40 doanh nghiệp và 239 sản phẩm thuốc nộp hồ sơ đăng ký tham dự giải thưởng “Ngôi sao thuốc Việt” lần thứ 2.

Người đàn ông 40 tuổi ở Thanh Hóa nguy kịch vì biến chứng của căn bệnh quen thuộc, nhiều người mắc

Người đàn ông 40 tuổi ở Thanh Hóa nguy kịch vì biến chứng của căn bệnh quen thuộc, nhiều người mắc

Bệnh thường gặp - 10 giờ trước

GĐXH - Bệnh nhân có tiền sử khỏe mạnh. Trước khi vào viện 5 ngày, bệnh nhân xuất hiện sốt cao, hắt hơi, sổ mũi, ăn uống kém. Khi thấy khó thở đau tức ngực sau xương ức, khó thở tăng dần, ho khạc đờm xanh bệnh nhân nhập viện được test cúm B (+).

Doanh nghiệp và sản phẩm thuốc được tôn vinh “Ngôi sao thuốc Việt” lần thứ 2 cần đáp ứng các tiêu chí nào?

Doanh nghiệp và sản phẩm thuốc được tôn vinh “Ngôi sao thuốc Việt” lần thứ 2 cần đáp ứng các tiêu chí nào?

Sống khỏe - 12 giờ trước

GĐXH – Các doanh nghiệp, sản phẩm được đánh giá dựa trên 4 nhóm tiêu chí chính: Tiêu chí chất lượng; tiêu chí đổi mới, sáng tạo; tiêu chí năng lực; tiêu chí cộng điểm ưu tiên.

WHO cảnh báo về bệnh viêm gan siêu vi trên toàn cầu

WHO cảnh báo về bệnh viêm gan siêu vi trên toàn cầu

Bệnh thường gặp - 15 giờ trước

Theo Báo cáo Viêm gan Toàn cầu năm 2024 của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), số ca tử vong do viêm gan siêu vi ngày càng gia tăng. Căn bệnh này là nguyên nhân lây nhiễm gây tử vong đứng thứ hai trên toàn cầu, với 1,3 triệu ca tử vong mỗi năm, ngang bằng với bệnh lao…

Hội đồng bình chọn danh hiệu “Ngôi sao thuốc Việt” lần thứ 2 gồm những chuyên gia uy tín nào?

Hội đồng bình chọn danh hiệu “Ngôi sao thuốc Việt” lần thứ 2 gồm những chuyên gia uy tín nào?

Sống khỏe - 1 ngày trước

GĐXH – Hội đồng bình chọn Doanh nghiệp sản xuất thuốc và sản phẩm thuốc đạt Giải thưởng “Ngôi sao thuốc Việt” lần thứ 2 là các chuyên gia, nhà quản lý có uy tín, có trình độ chuyên môn cao và am hiểu sâu về ngành dược cũng như lĩnh vực điều trị lâm sàng.

Không ăn mỡ lợn là đúng hay sai?

Không ăn mỡ lợn là đúng hay sai?

Sống khỏe - 1 ngày trước

Loại bỏ hoàn toàn mỡ lợn ra khỏi chế độ ăn vì mỡ lợn không tốt cho sức khỏe, gây béo phì, mỡ máu cao, tăng cholesterol là quan điểm của rất nhiều người. Vậy mỡ lợn có thực sự xấu như nhiều người vẫn nghĩ?

Top