Mùi thơm tinh dầu có thể gây hại sức khỏe
GiadinhNet - Tinh dầu được chưng cất từ hoa, lá, than, vỏ và rễ cây, có tác dung giúp bạn giảm căng thẳng, chống mất ngủ, dễ tiêu hóa,tái tạo năng lượng, làm đẹp cơ thể. Tuy nhiên, không phải ai cũng sử dụng được loại hương thơm tinh túy này.
![]() |
Tinh dầu làm bạn thư thái nhưng phải chú ý tới chất lượng sản phẩm. Ảnh minh họa. |
Tinh dầu được chưng cất từ hoa, lá cây, thân cây, vỏ cây và rễ cây. Nước hoa không có tác dụng trị liệu, có khi còn tạo ra các ức chế thần kinh, đau đầu. Còn tinh dầu dùng ngửi, xoa bóp, đốt cây gỗ thơm trong nhà, xông… nếu đúng cách thì hương thơm sẽ giúp bạn giảm căng thẳng, chống mất ngủ, dễ tiêu hóa, tái tạo năng lượng, làm đẹp cơ thể, tránh các chứng bệnh về thời tiết, tăng cường tính miễn dịch vì dễ khuếch tán làm sạch, khử độc tự nhiên trong không khí…
Phụ nữ sắp sinh xưa hay tắm trong bồn tắm hoa oải hương (hoặc tinh dầu hoa cúc, kinh giới ngọt, gỗ đàn hương…) để giảm các cơn co thắt, giúp sinh nở thuận lợi. Có nhiều loại tinh dầu, với hàng trăm hương thơm và tác dụng gián tiếp, trực tiếp khác nhau đến sức khỏe, qua đường hô hấp, qua da (massage, xông hơi) vào cơ thể.
Trên thị trường có nhiều loại tinh dầu giá rẻ, thường là hương liệu tổng hợp của Trung Quốc, Thái Lan, dùng lâu dài sẽ có hại cho sức khỏe. Qua tìm hiểu ở phố Hàng Buồm (Hoàn Kiếm, Hà Nội) loại tinh dầu hương liệu thường đựng trong những can nhựa chỉ có tên mùi, không có hướng dẫn sử dụng, giá khoảng 400.000đồng/lít. Các tư thương mua về chế vào các lọ thủy tinh nhỏ bán từ 20.000 - 25.000 đồng/lọ 5ml. Trong khi giá tinh dầu xịn tương đối cao: 299.000 - 599.000 đồng/lọ 10-15ml.
Các nhà khoa học cho rằng, một số chất trong tạo mùi thơm có độc tính đối với cơ thể, như toluen, aceton, focmaldehit… vì có thể gây ung thư, dị tật bẩm sinh, vô sinh, gây tổn thương hệ thần kinh. Những sản phẩm có mùi càng thơm, hương lưu lâu lại càng có nhiều hóa chất.
Theo BS Nguyên Bình - Khoa Tai - Mũi - Họng (Bệnh viện Việt Nam – Cu Ba), những người dị ứng mùi thơm khi tiếp xúc với hóa chất có mùi sẽ bị nhức đầu, buồn nôn, mệt mỏi, các chứng bệnh về hô hấp, hen suyễn thứ phát... Thậm chí kích động, mất định hướng, rối loạn hoạt động cơ. Đa số cơ thể không thể hiện phản ứng hương thơm trong thời gian ngắn, mà chỉ phản ứng khi bị tác động lâu dài, "tích" đủ lượng… thì sẽ gây tổn hại sức khỏe.
Dùng tinh dầu hợp lý sẽ rất tốt, nhưng nếu lạm dụng sẽ gây khó chịu cho cơ thể. Theo các chuyên gia, một loại tinh dầu không dùng quá 3 tuần, tránh dùng hàng ngày để da không bị phụ thuộc, giảm hiệu quả. Nếu dùng tinh dầu hỗn hợp có thể dùng liên tiếp trong 3 tháng nhưng không nên dùng quá 6 tháng.
Những người có vết thương hở không nên bôi tinh dầu. Người có làn da nhạy cảm, dễ bị viêm, dị ứng… tránh dùng tinh dầu đinh hương, gừng, khuynh diệp, cam, tiêu đen, bạc hà.
Những người bị bệnh huyết áp cao không nên dùng tinh dầu khuynh diệp, hương thảo, cỏ xạ hương, cây bài. Những người bị huyết áp thấp thì tránh dùng tinh dầu oải hương, kinh giới ô, ngọc lan tây.
Nếu người đã từng và đang bị động kinh, thần kinh, thận cần tránh xa tinh dầu khuynh diệp, tiểu hồi, hương thảo, lá xô thơm, cây bách, hạt tiêu đen, cây thông, cây thìa là.
Người có vấn đề về tuyến tiền liệt tránh dùng tinh dầu melissa, thông… Những người mắc bệnh tăng nhãn áp nên tránh dùng tinh dầu melissa…
Phụ nữ có thai giai đoạn đầu không nên dùng bất cứ loại tinh dầu nào. Giai đoạn sau muốn dùng cần có sự chỉ định hoặc tư vấn của bác sĩ và pha chế thật loãng.
Tốt nhất trước khi dùng loại tinh dầu nào cũng nên hỏi ý kiến của chuyên gia.
Cách dùng tinh dầu tại nhà
- Nếu bạn mới dùng tinh dầu nên chọn hương ngọc lan, bạc hà, sả, chanh, gừng vì ít bị làm giả và khó làm giống mùi hương. Lần đầu tiên dùng loại tinh dầu nào cũng nên thử bôi vào vùng da nhạy cảm, sau 24 giờ không bị kích ứng hãy dùng. - Nếu muốn dùng tinh dầu để tắm làm đẹp toàn thân, cần chọn mùi hương hoa thảo mộc, cho 3-8 giọt vào bồn nước rồi ngâm 10 phút để tinh dầu phát huy tác dụng. - Nếu chỉ thoa da, sau khi tắm nhỏ 1-2 giọt tinh dầu vào lòng bàn tay, thoa khắp người (không lau khô tay và người trước khi thoa để tinh dầu thẩm thấu tốt hơn). Hoặc chấm chút tinh dầu thoa vùng cổ, ngực, mang tai…là đủ thơm tho, thư thái. Nếu ngửi chỉ cần nhỏ một giọt tinh dầu vào khăn tay để đầu giường hoặc gối để có giấc ngủ ngon. - Nếu làm thơm phòng, nhỏ một giọt tinh dầu vào đèn/lò đốt. Nếu xịt phòng hãy pha 20 giọt tinh dầu với 150ml nước rồi đổ vào chai xịt, phun khắp phòng. Nếu phòng có lọ hoa khô thì nhỏ thêm 1-2 giọt nữa để mùi thơm lưu lại lâu hơn. Loại đèn xông hương tỏa nhiệt vừa làm thơm ấm căn phòng, vừa trang trí đẹp, giá vừa phải, dễ sử dụng, nhất là những ngày mưa lạnh. Chỉ cần cắm điện, cho chút nước vào đĩa, nhỏ 4-5 giọt tinh dầu vào là hương thơm lan tỏa rất dễ chịu. - Nếu dùng trong massage bạn cần pha loãng tinh dầu, tỉ lệ 10-15 giọt tinh dầu nguyên chất với 30ml dầu dẫn xuất (như dầu nền, dầu massage, kem dưỡng không mùi). Tinh dầu mơ, ôliu thích hợp cho da thường. Tinh dầu lô hội, dầu dừa tốt với da khô. Những người có da nhờn nên chọn tinh dầu hạt nho hoặc dùng Johnson’s baby oil dẫn xuất với tỉ lệ trên. - Nếu xông hơi, nhỏ vài giọt tinh dầu vào bát nước sôi, ghé sát mặt vào bát nước hoặc trùm khăn lên đầu để hơi nước nóng phả vào mặt, hít thở tới khi nước nguội thì rửa mặt luôn (không dùng kèm sữa rửa mặt). Nếu dưỡng tóc, sau khi gội đầu xong, bạn xoa vài giọt tinh dầu lên tóc còn ẩm để giúp tóc không bị xơ và hư tổn. Nếu ngâm chân, bạn cần nhỏ 5-7 giọt tinh dầu (trà, chanh, bạc hà, bách diệp) vào 1/4 chậu nước ấm, ngâm 10 phút. |

10 lưu ý về chế độ dinh dưỡng cho bệnh sởi
Sống khỏe - 2 giờ trướcNgười mắc bệnh sởi cần một chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng để tăng cường hệ miễn dịch và nhanh chóng phục hồi.

Người đàn ông đột tử sau trận đấu tennis
Sống khỏe - 11 giờ trướcNgày 1/4, Bệnh viện E đã tiếp nhận một bệnh nhân nam 41 tuổi do xe cấp cứu 115 đưa đến trong tình trạng nguy kịch, ngừng tuần hoàn sau khi chơi tennis.

Ra mắt mô hình điểm 'An toàn trên không gian mạng, vững vàng trong chuyển đổi số' tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An
Sống khỏe - 11 giờ trướcMô hình ra đời nhằm xây dựng Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An trở thành điểm sáng trong công cuộc chuyển đổi số, đảm bảo an toàn, an ninh mạng và bảo vệ dữ liệu cá nhân.

Dấu hiệu nhận biết và biến chứng đáng sợ của bệnh zona thần kinh
Bệnh thường gặp - 16 giờ trướcGĐXH - Sau một tuần điều trị, bệnh nhân đã đỡ cảm giác đau rát, châm chích vùng mạn sườn, ko còn đau dữ dội như trước, chỉ còn đau âm ỉ.

Hội thảo khoa học: Nghiên cứu triển khai thử lâm sàng Dược chất Coenzyme NAD+ từ cây nấm tuyết Nhật Bản tại Việt Nam
Y tế - 17 giờ trướcGĐXH - Vừa qua, Viện Đông y Việt Nam phối hợp với các chuyên gia vừa tổ chức Hội thảo khoa học: Nghiên cứu triển khai thử lâm sàng Dược chất Coenzyme NAD+ từ cây nấm tuyết Nhật Bản tại Việt Nam.

Nhận thức đúng, can thiệp kịp thời giúp trẻ tự kỷ sớm hòa nhập cộng đồng
Sống khỏe - 18 giờ trướcGĐXH - Theo các chuyên gia, dù không thể "chữa khỏi" nhưng tự kỷ hoàn toàn có thể được hỗ trợ hiệu quả nếu có nhận thức đúng và hành động đúng từ gia đình, nhà trường và xã hội.

Đi khám vì nước tiểu sậm màu, bé 9 tuổi phát hiện bị tổn thương thận do căn bệnh này gây nên
Bệnh thường gặp - 18 giờ trướcGĐXH - Căn bệnh lupus ban đỏ của bé đã ảnh hưởng đến thận nên cần ăn nhạt, ít muối, hạn chế tiếp xúc ánh nắng, tốt nhất trước 8 giờ sáng và sau 5 giờ chiều...

Nga lên tiếng về loại virus chưa xác định gây ra tình trạng sốt và ho ra máu
Bệnh thường gặp - 18 giờ trướcRospotrebnadzor - cơ quan của Nga chịu trách nhiệm giám sát việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và sức khỏe cộng đồng - đã lên tiếng về loại virus lạ này.

Ngày nào cũng ăn chuối có được không?
Sống khỏe - 19 giờ trướcNhiều người thích ăn chuối hàng ngày nhưng lo lắng hàm lượng đường trong loại quả này ảnh hưởng đến sức khỏe. Tham khảo những thông tin dinh dưỡng của chuối để có thêm lựa chọn cho chế độ ăn.

Người tham gia BHYT thay đổi cơ sở khám, chữa bệnh thế nào?
Y tế - 22 giờ trướcCơ quan BHXH thực hiện thay đổi nơi đăng ký khám, chữa bệnh BHYT ban đầu của người tham gia trên cơ sở dữ liệu thẻ BHYT. Trường hợp thông tin trên thẻ BHYT bản giấy và bản điện tử khác nhau thì thực hiện theo thông tin trên thẻ BHYT điện tử.

Đo đường huyết, chỉ số đường huyết bao nhiêu thì mắc bệnh tiểu đường?
Bệnh thường gặpGĐXH - Nếu chỉ số đường huyết thường xuyên trong khoảng 5.6 đến 7 mmol /l thì được xem là bị tiền đái tháo đường, nếu vượt quá 7mmol/l và HbA1C ≥ 6,5 mmol.l thì có thể bệnh nhân đã mắc bệnh tiểu đường.