Hà Nội
23°C / 22-25°C

Mùng 1: Mấy ai biết được Tết Nguyên Đán là gì; vì sao các Tết khác không thể so sánh được?

Thứ ba, 06:51 01/02/2022 | Đời sống

GiadinhNet - Người Việt có tận 12 ngày Tết trong năm nhưng duy nhất Tết Nguyên đán được gọi là Tết Cả. Vì sao vậy?

Tết Nguyên Đán là gì?

Tết Nguyên Đán là ngày lễ hội lớn nhất trong năm nên còn được gọi là Tết Cả, Tết Cổ truyền, Tết Âm lịch, Tết ta, hay chỉ đơn giản là: Tết.

Tết Nguyên đán là thời điểm chuyển giao giữa một năm mới và năm cũ, giữa chu kỳ vận hành của thiên nhiên, đất trời. Ngoài ra, với nhiều người Tết Nguyên đán là dịp để các gia đình đoàn tụ, trở về quê hương và hướng về tổ tiên.

3 chữ Tết Nguyên Đán có nguồn gốc cách đọc âm của tiếng Hán – Việt, trong đó từ "Tết" là cách đọc lệch đi của chữ "tiết". Chữ "nguyên" trong chữ Hán có nghĩa là sơ khởi hoặc là sự khởi đầu, còn "đán" nghĩa là buổi sáng sớm. Do đó, nếu đọc đúng phiên âm thì ta cần đọc là "Tiết Nguyên Đán", nhưng điều này không cần thiết - khi từ "Tết" đã thành thân thuộc cả ngàn năm nay với người Việt.

Tết là gì? Vì sao 11 ngày tết còn lại không thể ‘so bì’ với Tết Nguyên đán? - Ảnh 1.

Tết Nguyên Đán là lễ hội lớn nhất trong năm. Ảnh minh họa.

Cách tính ngày Tết Nguyên đán

Tết Nguyên đán được tính theo lịch Âm nên thường diễn ra muộn hơn Tết Dương lịch (hay còn gọi là Tết Tây).

Theo quy luật tính của Âm lịch thì cứ 3 năm nhuận 1 tháng nên Tết Nguyên đán thường diễn ra vào cuối tháng 1 hoặc đầu tháng 2 theo dương lịch, và không bao giờ đến sớm hơn Tết Dương lịch.

Tuy lịch nghỉ Tết chính thức không quá dài, nhưng một kỳ Tết Nguyên đán mà người dân khắp nơi hướng đến với tâm thế nghỉ ngơi, hướng về nguồn cội và gia đình, thường kéo dài từ 7 đến 8 ngày cuối của năm cũ và 7 ngày đầu của năm mới (tức là từ 23 tháng Chạp cho đến hết ngày 7 tháng Giêng).

Nguồn gốc Tết Nguyên đán

Cho tới thời điểm này, Tết Nguyên đán có nguồn gốc thế nào vẫn còn là vấn đề có nhiều kiến giải khác nhau. Nhưng phổ biến nhất là quan niệm khẳng định nguồn gốc thuần Việt của Tết Nguyên đán - trước khi chính tên gọi này được du nhập và sử dụng để gọi tên cho ngày Tết Việt.

Theo sự tích "Bánh chưng bánh dày" thì kể từ trước thời các Vua Hùng, người Việt Nam đã có tập tục ăn Tết, tức là trước cả thời Bắc thuộc.

Khổng Tử là bậc "thánh nhân" của lịch sử Trung Quốc từng đề cập tới trong cuốn Kinh Lễ rằng "Ta không biết Tết là gì chỉ nghe là đây là tên của 1 lễ hội lớn của người Man. Vào những ngày đó, họ thường nhảy múa, uống rượu và ăn chơi".

Ngoài ra, trong sách Giao Chỉ Chí cũng chép lại rằng "Người Giao Quận thường tập trung thành từng hội nhóm nhảy múa, hát ca, ăn uống vui chơi trong nhiều ngày liền để mừng 1 mùa cấy trồng mới. Không chỉ có người làm nông, cả những người của Chúa động, Quan lang đều tham gia vào lễ hội này".

Tết là gì? Vì sao 11 ngày tết còn lại không thể ‘so bì’ với Tết Nguyên đán? - Ảnh 3.

Tục ăn Tết có từ trước thời vua Hùng. (Ảnh: Pinterest)

Từ những tài liệu sử sách này có thể thấy thực chất Tết Nguyên Đán có nguồn gốc từ Việt Nam. Do cùng sử dụng lịch âm (còn gọi là lịch âm dương, lịch mặt trăng) nên Tết Nguyên Đán của Việt Nam và Trung Quốc có điểm tương đồng, nhưng vẫn có nhiều nét riêng của từng quốc gia.

Vì sao Tết khác không thể so với Tết Nguyên Đán?

Tết Nguyên đán là ngày Tét lớn nhất của Việt Nam và đây cũng là ngày có ý nghĩa vô cùng sâu sắc với người dân. Tết Nguyên đán là thời điểm giao thời giữa năm mới và năm cũ, giữa chu kỳ vận hành của thiên nhiên, đất trời. Bởi Tết cũng là biểu hiện của sự xoay chuyển của các mùa và nó cũng mang ý nghĩa rất đặc biệt với xã hội lấy nông nghiệp làm trọng như Việt Nam.

Tết là dịp để các mối quan hệ thân thuộc của mỗi người được thắt chặt hơn. Thông qua các buổi đoàn viên, tụ họp, tình cảm gia đình, họ hàng, làng xóm, thầy trò, đồng nghiệp… cũng thêm phần phát triển, thắm thiết.

Tết là gì? Vì sao 11 ngày tết còn lại không thể ‘so bì’ với Tết Nguyên đán? - Ảnh 12.

Tết Nguyên Đán mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc. (Ảnh: Pinterest)

Tết Nguyên đán cũng được coi là dịp để con cháu "đoàn tụ" với tổ tiên, người thân đã khuất. Điều này thể hiện một phần quan trọng qua những bữa cơm vào chiều cuối năm (chiều 30 Tết với năm đủ), trước giao thừa, để mời linh hồn ông bà, tổ tiên và người thân về ăn Tết cùng trong suốt những ngày đầu năm mới.

Và Tết Nguyên đán cũng là lúc để mọi người có cơ hội làm mới mọi thứ như dọn dẹp, sơn sửa, trang trí lại nhà cửa. Mọi đồ vật trong nhà đều được lau chùi, người lớn và trẻ nhỏ đều được tắm gội và mặc quần áo mới. Đây cũng là dịp để mọi người làm mới tinh thần, bỏ lại những buồn phiền, khó chịu của năm cũ lại và cải thiện mối quan hệ tốt đẹp hơn trong năm mới.

Trong tâm thức của người Việt, những ngày Tết Nguyên đán luôn là báo hiệu cho 1 năm mới tốt đẹp hơn, hoặc chí ít là chất chở những hy vọng chắc chắn rằng: Năm cũ sẽ mang theo những điều không tốt đi và năm mới sẽ mang đến những điều may mắn.

Và tất nhiên Tết Nguyên đán là kỳ nghỉ "thiên đường" của trẻ em, được người lớn mừng tuổi, được ăn ngon mặc đẹp hơn ngày thường, được ngắm nhìn khắp nơi nơi sắc màu rực rỡ và ấm áp...

Mời độc giả theo dõi video trên giadinh.net.vn

4 điều kiêng kỵ khi dùng ví để tiền bạc luôn đầy túi trong năm mới


https://soha.vn/tet-la-gi-vi-sao-11-ngay-tet-con-lai-khong-the-so-bi-voi-tet-nguyen-dan-20220101165538867.htm
K.N (th)
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Tử vi ngày 19/5/2024: Giờ tốt, màu sắc cát tường và con số may mắn hôm nay cho 12 con giáp

Tử vi ngày 19/5/2024: Giờ tốt, màu sắc cát tường và con số may mắn hôm nay cho 12 con giáp

Đời sống - 2 giờ trước

GĐXH - Theo tử vi ngày mới của 12 con giáp, Chủ nhật ngày 19/5/2024 hôm nay, các con giáp Thân, Dậu, Tuất, Hợi... nên làm việc quan trọng vào giờ nào?

Thiếu nữ xứ Huế thích thú tạo dáng cùng hoa sen mùa hạ

Thiếu nữ xứ Huế thích thú tạo dáng cùng hoa sen mùa hạ

Đời sống - 3 giờ trước

GĐXH - Từ đầu tháng 5, nhiều đầm sen ở Thừa Thiên Huế bắt đầu bung nở thu hút nhiều người dân, du khách đến tham quan, chụp ảnh. Những thiếu nữ trong tà áo dài thích thú tạo dạng, thả hồn để có bức hình ưng ý.

Từ ngày 1/7 tới, 6 khoản tiền lương, trợ cấp tăng theo lương tối thiểu vùng

Từ ngày 1/7 tới, 6 khoản tiền lương, trợ cấp tăng theo lương tối thiểu vùng

Đời sống - 4 giờ trước

GĐXH - Theo đề xuất của Bộ LĐ,TB&XH, từ ngày 1/7/2024 tăng lương tối thiểu vùng thêm 6% theo đó tiền lương, tiền trợ cấp sẽ tăng theo. Đó là những khoản nào?

Bỏ lương cơ sở, mức lương hưu thấp nhất khi thực hiện cải cách tiền lương là bao nhiêu?

Bỏ lương cơ sở, mức lương hưu thấp nhất khi thực hiện cải cách tiền lương là bao nhiêu?

Đời sống - 1 ngày trước

GĐXH - Theo Luật Bảo hiểm xã hội 2014, mức hưởng lương hưu thấp nhất khi tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc đủ điều kiện hưởng lương hưu là bằng mức lương cơ sở. Từ 1/7, mức lương hưu thấp nhất khi thực hiện cải cách tiền lương là bao nhiêu?

Sắp đến ngày 'về đích', hiện dự án mở rộng đường Âu Cơ ở Hà Nội ra sao?

Sắp đến ngày 'về đích', hiện dự án mở rộng đường Âu Cơ ở Hà Nội ra sao?

Đời sống - 1 ngày trước

GĐXH - Sau thời gian chậm tiến độ, hiện dự án mở rộng đường Âu Cơ - Nghi Tàm (Hà Nội) đang dần hoàn thiện và tiếp tục đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu thông xe kỹ thuật vào tháng 6.

Xác cá mái chèo dài hơn 4m dạt vào bờ biển Thừa Thiên Huế

Xác cá mái chèo dài hơn 4m dạt vào bờ biển Thừa Thiên Huế

Đời sống - 1 ngày trước

GĐXH - Phát hiện xác cá mái chèo dạt vào bờ, người dân ở Thừa Thiên Huế tiến hành chôn cất theo phong tục làng biển.

Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động nhận tin vui khi lương tối thiểu vùng sẽ tăng 6% từ 1/7/2024

Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động nhận tin vui khi lương tối thiểu vùng sẽ tăng 6% từ 1/7/2024

Đời sống - 1 ngày trước

GĐXH - Bộ LĐ-TB&XH vừa đề xuất Chính phủ điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng tăng bình quân 6%. Thời điểm tăng lương từ 1/7/2024, trùng thời điểm cải cách tiền lương khu vực Nhà nước.

Hà Nội: Chợ Ngã Tư Sở sầm uất một thời vì sao ngày càng vắng khách, hoang tàn

Hà Nội: Chợ Ngã Tư Sở sầm uất một thời vì sao ngày càng vắng khách, hoang tàn

Đời sống - 1 ngày trước

GĐXH - Tọa lạc tại một trong những vị trí sầm uất bậc nhất Thủ đô, thế nhưng chợ Ngã Tư Sở (Đống Đa, Hà Nội) nơi từng một thời buôn bán tấp nập, nay đang trong tình trạng hoang tàn, xuống cấp nghiêm trọng. Các tiểu thương chán nản, "nằm dài" đợi khách.

3 đối tượng sẽ nhận phụ cấp đặc thù khi cải cách tiền lương

3 đối tượng sẽ nhận phụ cấp đặc thù khi cải cách tiền lương

Đời sống - 1 ngày trước

GĐXH - Theo Nghị quyết 27, lực lượng vũ trang tiếp tục được hưởng phụ cấp đặc thù khi cải cách tiền lương từ ngày 1/7/2024.

Dự kiến 7 trường hợp sẽ phải đánh lại số nhà từ tháng 8/2024

Dự kiến 7 trường hợp sẽ phải đánh lại số nhà từ tháng 8/2024

Đời sống - 2 ngày trước

GĐXH - Theo Dự thảo Thông tư quy định đánh số và gắn biển số nhà của Bộ Xây dựng yêu cầu nhiều trường hợp sẽ phải đánh lại số nhà. Dự kiến Thông tư có hiệu lực từ tháng 8/2024.

Top