Hà Nội
23°C / 22-25°C

Muôn kiểu lấn chiếm lòng đường vỉa hè bá đạo ở Thủ đô

Thứ tư, 07:00 12/06/2019 | Xã hội

GiadinhNet - Biến lòng đường, vỉa hè thành “chợ cóc” mưu sinh đang xảy ra khá phổ biến ở nhiều tuyến phố tại Hà Nội. Nhiều người kinh doanh ngang nhiên bày hàng bán trên lòng đường như đã được đơn vị chức năng cho phép trước đó.


 

Cứ mỗi buổi chiều trên đường Tam Trinh (Hoàng Mai, Hà Nội) lại diễn ra cảnh họp chợ cóc. Ở đây, các mặt hàng như mũ bảo hiểm “giá rẻ”, giầy dép, đồ lót lại được người dân bày bán la liệt ngay dưới lòng đường.

Cứ mỗi buổi chiều trên đường Tam Trinh (Hoàng Mai, Hà Nội) lại diễn ra cảnh họp chợ cóc. Ở đây, các mặt hàng như mũ bảo hiểm “giá rẻ”, giầy dép, đồ lót lại được người dân bày bán la liệt ngay dưới lòng đường.

Mỗi ngày, chỉ cần dành ra vài tiếng đồng hồ trong khung giờ cao điểm, chúng ta đều dễ dàng bắt gặp cảnh họp “chợ cóc”, “chợ tạm” trên các địa bàn thuộc Thủ đô. Hầu hết, chợ cóc hoạt động từ sáng sớm và kết thúc vào lúc chiều muộn trong ngày.

Không chỉ người bán hàng ngang nhiên bày bán mà người mua hàng cũng thản nhiên dựng xe ngay dưới lòng đường để tiện mua hàng. Điều này, khiến người đi bộ không còn có lối đi buộc phải đi ra giữa lòng đường. Ảnh chợ cóc Thành Công (Ba đình).
Không chỉ người bán hàng ngang nhiên bày bán mà người mua hàng cũng thản nhiên dựng xe ngay dưới lòng đường để tiện mua hàng. Điều này, khiến người đi bộ không còn có lối đi buộc phải đi ra giữa lòng đường. Ảnh chợ cóc Thành Công (Ba đình).

Ở khu tập thể Thành Công, cảnh họp chợ cóc diễn ra ngang nhiên từ hàng chục năm nay. Những sập hàng “di động” ở đây được người bán bầy ra cả vỉa hè, lấn chiếm đường đi vào khu tập thể. Theo quan sát của phóng viên, khung giờ “vàng” của người buôn bán ở đây là từ 16h -19h hàng ngày.

Chị Nguyễn Thị Nga (Ba Đình, Hà Nội) một hộ dân sinh sống tại đây chia sẻ: “Buổi chiều, mỗi lần đi làm về qua đây tôi phải mất gần 30 phút để di chuyển. Không chỉ người bán hàng chiếm đường mà người mua hàng cũng “vô tư” chặn lối di chuyển, một hai người dừng lại là lại tắc cả dọc dài”.
Chị Nguyễn Thị Nga (Ba Đình, Hà Nội) một hộ dân sinh sống tại đây chia sẻ: “Buổi chiều, mỗi lần đi làm về qua đây tôi phải mất gần 30 phút để di chuyển. Không chỉ người bán hàng chiếm đường mà người mua hàng cũng “vô tư” chặn lối di chuyển, một hai người dừng lại là lại tắc cả dọc dài”.

Tuy nhiên, theo quan sát của phóng viên từ nhiều ngày trước đó tại khu vực này thường hiếm thấy bóng dáng của lực lực chức năng đến xử lý.


Vào các buổi sáng sớm hay buổi chiều, ở các khu tập thể, các con ngõ nhỏ, người dân tận dụng vỉa hè để buôn bán nên không khó để nhìn thấy các đống rác to nhỏ. Thậm chí, những người bán cá, bán gà, thịt vịt còn tùy tiện giết mổ, xả trực tiếp nước bẩn ra mặt đường, gây mùi hôi tanh, khó chịu. Điều đáng nói là tình trạng này diễn ra nhiều năm mà cơ quan chức năng vẫn chưa xử lý triệt để.

Vào các buổi sáng sớm hay buổi chiều, ở các khu tập thể, các con ngõ nhỏ, người dân tận dụng vỉa hè để buôn bán nên không khó để nhìn thấy các đống rác to nhỏ. Thậm chí, những người bán cá, bán gà, thịt vịt còn tùy tiện giết mổ, xả trực tiếp nước bẩn ra mặt đường, gây mùi hôi tanh, khó chịu. Điều đáng nói là tình trạng này diễn ra nhiều năm mà cơ quan chức năng vẫn chưa xử lý triệt để.

Không chỉ lấn chiếm vỉa hè, mà nhiều người bán hàng bất chấp bày ra cả lòng đường khiến cho giao thông ùn tắc.
Không chỉ lấn chiếm vỉa hè, mà nhiều người bán hàng bất chấp bày ra cả lòng đường khiến cho giao thông ùn tắc.
Cảnh mổ cá sống mất mỹ quan, ruột, vây cá, nước bẩn lênh láng ra đường. Ảnh tại chợ cóc ngõ 189 Giảng Võ.
Cảnh mổ cá sống mất mỹ quan, ruột, vây cá, nước bẩn lênh láng ra đường. Ảnh tại chợ cóc ngõ 189 Giảng Võ.

Ở một điểm bán cá khác trên chợ cóc ở Khâm Thiên, mặc dù người bán hàng đã có ý thức gom rác thải vào những túi ni long riêng. Tuy nhiên, những túi nilon chứa đầy rác vẫn được xếp ngay cạnh nơi bán hàng để chờ những người vệ sinh môi trường.

Ở một điểm bán cá khác trên chợ cóc ở Khâm Thiên, mặc dù người bán hàng đã có ý thức gom rác thải vào những túi ni long riêng. Tuy nhiên, những túi nilon chứa đầy rác vẫn được xếp ngay cạnh nơi bán hàng để chờ những người vệ sinh môi trường.

Các chợ truyền thống, siêu thị thực phẩm cách đó không xa nhưng nhiều người vẫn có thói quen mua hàng tại chợ cóc. Lý giải về nguyên nhân này, bạn Nguyễn Hương Giang chia sẻ: “Mình mua hàng ở chợ cóc vì “giá rẻ” hơn siêu thị và tiện đường về nhà”.

Nhiều quán ăn cũng mặc nhiên lấn chiếm vỉa hè, “mọc” lên theo chợ cóc. Ảnh chụp trên chợ cóc Nguyễn Phúc Lai.
Nhiều quán ăn cũng mặc nhiên lấn chiếm vỉa hè, “mọc” lên theo chợ cóc. Ảnh chụp trên chợ cóc Nguyễn Phúc Lai.

Theo thống kê, hiện nay trên địa bàn thành phố Hà Nội có hơn 450 chợ chính đang hoạt động. Trong đó, riêng các quận nội thành có hơn 100 chợ truyền thống và hàng trăm chợ cóc. Qua thực tế, thành phố Hà Nội đã có nhiều chủ trương, biện pháp quyết liệt trong việc dẹp “chợ cóc”, chợ tạm nhưng hiệu quả đem lại chưa cao.

Để giải quyết tình trạng này, chính quyền cùng cơ quan chức năng cần phải quan tâm tạo điều kiện để người dân buôn bán tại chợ chính giúp họ có thêm thu nhập bảo đảm cuộc sống. Đồng thời, cần có biện pháp mạnh tay đối với tiểu thương bán hàng tại khu vực cấm, lấn chiếm lòng đường, vỉa hè.

Hoàng Hà

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Truy tìm gã đàn ông nhận gần 2 tỉ đồng của nhiều người rồi bỏ trốn

Truy tìm gã đàn ông nhận gần 2 tỉ đồng của nhiều người rồi bỏ trốn

Pháp luật - 2 giờ trước

GĐXH - Nguyễn Tuấn Ninh bị tố giác có hành vi nhận tiền của nhiều người để làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng không thực hiện. Sau đó, Ninh bỏ trốn và chiếm đoạt số tiền 1,75 tỉ đồng,

Hà Nội: Xác định niên đại gần 150 bộ hài cốt được phát hiện trên phố Tây Sơn

Hà Nội: Xác định niên đại gần 150 bộ hài cốt được phát hiện trên phố Tây Sơn

Đời sống - 2 giờ trước

GĐXH - Khoảng 150 bộ hài cốt được phát hiện trong quá trình thi công, cải tạo hệ thống thoát nước ở ngõ 167 phố Tây Sơn là của những người dân và đã có từ khoảng 50-70 năm về trước.

Hiện trường phát hiện 150 bộ hài cốt ở Hà Nội

Hiện trường phát hiện 150 bộ hài cốt ở Hà Nội

Thời sự - 3 giờ trước

Nhiều bộ hài cốt được phát hiện khi cải tạo đường và hệ thống thoát nước ngõ 167 Tây Sơn (quận Đống Đa, Hà Nội) được di dời trong đêm.

Điểm mới trong kì thi đánh giá năng lực của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội

Điểm mới trong kì thi đánh giá năng lực của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội

Giáo dục - 3 giờ trước

Thêm địa điểm, tăng thời gian tổ chức... là những điểm mới tại kì thi đánh giá độc lập do Trường Đại học Sư phạm Hà Nội tổ chức năm 2025.

Khẩn trương tìm kiếm Chủ tịch Hội nông dân xã mất liên lạc

Khẩn trương tìm kiếm Chủ tịch Hội nông dân xã mất liên lạc

Pháp luật - 4 giờ trước

GĐXH - Hơn 30 người gồm lực lượng của xã cùng sự hỗ trợ của lực lượng chức năng huyện đang tìm kiếm ông P. tại khu vực bờ sông nhưng đến sáng 22/11 vẫn chưa có kết quả.

Tiếp tay cho người nước ngoài cư trú bất hợp pháp, nữ idol livestream lãnh 2 năm 6 tháng tù

Tiếp tay cho người nước ngoài cư trú bất hợp pháp, nữ idol livestream lãnh 2 năm 6 tháng tù

Pháp luật - 5 giờ trước

Thông qua việc là idol trên mạng xã hội Douyin, Nguyễn Thùy Dương quen Zheng Ren Gui rồi tiếp tay cho người này phạm pháp.

Công an bắt quả tang nhóm khách cùng nữ tiếp viên quán karaoke bay lắc

Công an bắt quả tang nhóm khách cùng nữ tiếp viên quán karaoke bay lắc

Pháp luật - 5 giờ trước

Vào quán karaoke để hát nhưng chưa đủ độ "phê" nên các đối tượng mua ma túy về bay lắc cùng các nữ tiếp viên của quán.

Sinh viên trộm xe ôtô của nữ giảng viên trong ngày 20-11

Sinh viên trộm xe ôtô của nữ giảng viên trong ngày 20-11

Pháp luật - 5 giờ trước

Ngày 20-11, để ôtô trong khuôn viên trường đại học, một cô giáo bị sinh viên lấy trộm xe

Quy định mới nhất về khám sức khỏe với lái xe từ 1/1/2025, nhiều điểm mới người dân lưu ý gì?

Quy định mới nhất về khám sức khỏe với lái xe từ 1/1/2025, nhiều điểm mới người dân lưu ý gì?

Đời sống - 6 giờ trước

GĐXH - Theo dự thảo Thông tư về tiêu chuẩn sức khỏe và việc khám sức khỏe cho người lái xe đang được Bộ Y tế xây dựng, từ ngày 1/1/2025 sẽ có nhiều điểm mới.

Năm 2024, ngành Y học chính thức có 3 giáo sư và 68 phó giáo sư được công nhận

Năm 2024, ngành Y học chính thức có 3 giáo sư và 68 phó giáo sư được công nhận

Giáo dục - 6 giờ trước

Hội đồng Giáo sư Nhà nước vừa chính thức công nhận đạt chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2024 cho 614 nhà giáo.

Top