Hà Nội
23°C / 22-25°C

Mưu sinh chợ đêm

Thứ tư, 23:17 26/06/2013 | Xã hội

GiadinhNet - Hiếm khi nào họ có được một giấc ngủ dài trọn vẹn, một đêm thảnh thơi không phải trăn trở với bộn bề lo lắng. Họ là những người mưu sinh ở các chợ đêm đầu mối tại Nghệ An: Chợ cầu Bùng, chợ Giát, Thái Hòa, Vinh… với bao vất vả, để có chợ đêm mới có chợ ngày.

Mưu sinh chợ đêm 1 
Chợ đêm chủ yếu là bán sỉ, rau quả đổ dồn từng đống.
Ảnh: Hồ Hà
 
“Có sức người sỏi đá cũng thành cơm”…

Mười rưỡi đêm, tôi theo xe vợ chồng anh Hồ Văn Lân (44 tuổi) ở xã Tân Sơn, huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An) bắt đầu một chuyến hàng như thường lệ của người buôn bán ở chợ Thái Hòa – một trong những chợ đầu mối rau quả đông đúc, nhộn nhịp. Vợ chồng anh Lân quê ở xã Quỳnh Lương, nơi trồng rau nổi tiếng từ trước đến nay trong tỉnh Nghệ An. Năm xưa, những người trong làng di cư lên núi, là xã Tân Sơn bây giờ, mang theo nghề truyền thống của cha ông là trồng rau chạy chợ, rồi chăm chỉ làm ăn, khai hoang vỡ đất, để “có sức người sỏi đá cũng thành cơm”.

Ra đến đường 48, anh Lân quay đầu xe về hướng Diễn Châu rồi bảo: “Vợ chồng tôi bán hàng trên chợ Thái Hòa, nhưng đợt này trời hạn, khan hàng, rau quả trong làng không đủ nên phải vòng xuống Diễn Châu để lấy hàng rồi mới quay lên trên đó”. Rồi anh kể cho tôi nghe về hành trình của những mớ rau, quả cà… Từ buổi chiều, những gia đình có rau, quả trong làng đã xếp hàng vào sọt, mang đến tập kết ở nhà anh. Nhiều nhà buôn tiết kiệm họ đến tận vườn để hái bí, cà, nhổ hành, nhổ rau, rồi xếp lên xe đi luôn. Đợt nào hàng nhiều thì 12h – 1h sáng bắt đầu xuất phát, còn hiếm hàng như đợt này thì phải đi sớm hơn, đến những nơi khác gom cho đủ hàng rồi mới đến chợ.

Dân trồng rau bây giờ đỡ vất vả hơn xưa nhiều. Thời xưa, nhà nào trồng rau thì tự đi bán, cứ 2 sọt bên xe đạp, còng lưng đạp xe từ nửa đêm ra chợ, nhà nào có điều kiện hơn thì đi xe máy. Bởi thế mà người ta mới gọi dân trồng rau là “dân 2 sọt”. Nay thì “chuyên môn hóa” hơn, người trồng rau chỉ việc chăm sóc cây cho tốt, đến khi thu hoạch được là có người đến tận nhà mua. Hiếm có nhà nào còn trồng rau tự mang ra chợ bán lắm. Giờ đây, những người như anh Lân thay họ việc ngồi buôn rau ngoài chợ.

Vốn cũng xuất thân là người trồng rau, quen biết “nguồn hàng”, lại đủ am hiểu và kinh nghiệm về rau, củ, quả, có tý vốn liếng anh Lân mua xe rồi gom rau củ trong làng đi bán. “Giờ thì thành cái nghề rồi, đêm nào cũng đi, cũng là một cái kế sinh nhai lấy công làm lời, chứ sung sướng gì cái việc lấy đêm làm ngày”, anh Lân cứ “vừa đi đường vừa kể chuyện” như thế vì sợ tôi buồn ngủ, không trụ được như vợ chồng anh vốn đã quen nghề.

Khi xe lên đến chợ Thái Hòa thì đã gần 2h sáng, đây cũng là lúc chợ đêm bắt đầu hoạt động. Dưới ánh đèn đường rọi xuống, chợ đêm hiện ra với đủ màu sắc: màu đỏ của cà chua, cà rốt, màu xanh của bầu, bí, hành, tỏi, khoai và cả đủ các loại hoa quả táo, xoài, ổi, thanh long. Phía ngoài cổng chợ, lần lượt từng chiếc xe máy chở hàng, xe tải nhỏ cũng vừa chạy đến. Những người buôn bán ở chợ đêm Thái Hòa tập trung đến từ các xã, huyện lân cận và thường đi thành từng cặp cả vợ lẫn chồng để còn hỗ trợ cho nhau. Hơn nữa, đi hai người yên tâm hơn, người ở nhà cũng đỡ thấp thỏm, lo lắng và “thương” người đi chợ mình đêm khuya. Hai vợ chồng mỗi người một việc, cùng nhau trải qua “đêm trường” kiếm chút tiền cho con ăn học. 

Chị Nguyễn Thị Thúy (37 tuổi) ở Nghĩa Thuận, thị xã Thái Hòa chở một xe máy chất đầy rau ngót, bí đao dừng ngay cổng chợ, loay hoay gọi người đến giữ dùm xe khỏi đổ vì hàng hóa nặng cồng kềnh. Hôm nay, chồng chị bận việc không đi cùng được. Vừa tháo dây chun giỡ rau xuống chị vừa nói: “Thế này chưa thấm gì đâu, mọi hôm còn chở những 4, 5 tạ. Rau cắt hái, thu mua thêm của bà con hàng xóm từ chiều chứ nhà mình làm gì có, tối đem bó lại cho gọn đều rồi xếp lên xe máy. Đêm nào cũng lọ mọ làm để sáng sớm kịp ra chợ bán”.  
 
 
Mưu sinh chợ đêm 2
 
Mưu sinh chợ đêm 3
 
Mưu sinh chợ đêm 4

Một góc chợ đêm Thái Hòa, Nghệ An. Ảnh: Hồ Hà

 

Trời tháng 6, khoảnh khắc tuyệt vời nhất trong ngày có lẽ là 3- 4 giờ sáng, lúc người ta còn ngon giấc thì những người buôn lại đang bốc dỡ hàng từ trên xe xuống, chất thành từng đống, từng thùng về chỗ của mình. Đêm đang ở vào thời khắc yên tĩnh nhất, người lúc này cũng trở nên lặng lẽ, họ nói với nhau nhẹ nhàng, ngắn gọn, thỉnh thoảng đùa vui: “Cà chua lên giá rồi đó”; “Rau dưa hôm nay có lên không?”. Thỉnh thoảng, có nhà nào chở một xe mướp đến, thuộc loại hàng hiếm vào thời điểm này, thế là bao nhiêu người xúm vào, tranh nhau mua.

 
Ngày mới mưu sinh

Trời tháng 6, khoảnh khắc tuyệt vời nhất trong ngày có lẽ là 3- 4 giờ sáng, lúc người ta còn ngon giấc thì  những người buôn rau lại đang bốc dỡ hàng từ trên xe xuống, chất thành từng đống, từng thùng về chỗ của mình. Đêm đang ở vào thời khắc yên tĩnh nhất, người lúc này cũng trở nên lặng lẽ, họ nói với nhau nhẹ nhàng, ngắn gọn, thỉnh thoảng đùa vui: “Cà chua lên giá rồi đó”; “Rau dưa hôm nay có lên không?”. Thỉnh thoảng, có nhà nào chở một xe mướp đến, thuộc loại hàng hiếm vào thời điểm này, thế là bao nhiêu người xúm vào, tranh nhau mua.

Những người buôn bán ở đây đều đã có thâm niên hàng chục năm, quen mặt hết tất cả mọi người trong chợ, từ kẻ bán đến khách mua, biết rõ đến cả từng hoàn cảnh gia đình của nhau. Chính vì thế bán hàng ở chợ đêm cũng có những đặc điểm riêng: Chỉ bán buôn không bán lẻ, không mặc cả nhiều, cũng chẳng có gian lận hay trộm cắp. Chẳng trộm nào dám xuất hiện ở đây, vì cả chợ như thành người nhà của nhau, nhìn người nào lạ là biết ngay.

Tôi nhìn từng đống hàng được đổ ra, thấy mỗi người đến mua sỉ, cắp theo cái đèn pin cứ thế tự lựa lấy hàng, cho vào túi bóng, rồi hỏi giá, tự cân lên, nhân thành tiền rồi báo với chủ hàng. Tự nhiên và thoải mái, chẳng ai băn khoăn hay nhìn lại cân xem có cân dối hay không. Họ chỉ trao đổi với nhau hàng hôm nay có đẹp hơn hôm trước không, lên giá hay giảm giá, hoặc hỏi han nhau, hôm qua nhập hàng về bán hết, không bị ế chứ? Anh Lân nói: “Chợ đêm là chợ bán buôn, quen nhau cả, có đặt hàng chúng tôi mới dám lấy về, chứ không phải muốn lấy nhiều từng nào về bán thì lấy, nên người nào việc nấy, lấy bao nhiêu thì tự sắp. Chúng tôi lấy cao hơn so với giá gốc cũng chỉ một vài giá chứ không nhiều, nếu không thì sao gọi là chợ đầu mối nữa”.

Thời gian nghỉ tay cân hàng là lúc người bán tranh thủ chợp mắt cho đỡ thèm cơn buồn ngủ. Tôi đi  vòng quanh chợ, ai nấy đều tất bật với công việc của mình, nhưng thỉnh thoảng vẫn thấy có người không giấu cái ngáp vội và đôi mắt như díp lại vì quanh năm thiếu một giấc ngủ đêm.

Đồng hồ điểm 5 giờ sáng cũng là lúc chợ tấp nập, đông vui nhất. Lúc này người mua đến đông hơn. Người bán cũng muốn bán hết nhanh kẻo tan đêm mất. Tiếng cười nói, tiếng trao đổi, mời chào hàng như đánh thức cả một khu chợ vốn đã nhộn nhịp dần từ trước đó. Từng đống rau, dưa, bí, xoài… để nguyên trong sọt nhưng đã được  sắp lại sao cho thật…bắt mắt, hấp dẫn người mua. Anh Nguyễn Văn Lục (Quỳnh Lưu) buôn bán ở đây cũng đã hơn 10 năm, chia sẻ “kinh nghiệm”: Thật ra, hàng chỉ cần đổ ra thôi, có người tự đến mua vì quen nhau cả rồi, nhưng mình xếp khéo một tý, thì hàng trông đẹp hơn, đều hơn, khách mua thích hơn, chứ để “quăng quật” lại làm hỏng, hạ giá rau mình.

Khi trời bắt đầu tờ mờ sáng cũng là lúc những thùng hàng rau, quả được người mua tháo ra, xếp đặt gọn gàng đẹp mắt theo từng dãy chợ. Những người nhập hàng sỉ để bán ở chợ nhỏ cũng đã buộc chặt những túi, bì, thùng rau, củ quả… lên xe, rồi vội vàng chạy về cho kịp buổi chợ sáng. Người bán buôn dọn dẹp lại rác, túi ni lông vào một góc, sắp lại những chồng rau, củ, quả còn lại đang nằm ngổn ngang vào cho gọn. Một đêm dài đã trôi qua. Giờ, đến lượt họ cũng ngồi bán lẻ, đến khi nào hết hàng thì mới về nhà, rồi tranh thủ giấc ban ngày, để đêm đến lại tiếp tục hành trình bán mua.

Ngày này qua ngày khác cứ thế trôi qua, họ chấp nhận, như thành một thói quen, tìm được sự gắn bó và niềm vui bình dị trong cuộc mưu sinh nhọc nhằn ấy. Họ góp thêm phần cho những nhộn nhịp, sầm uất của phố xá ban ngày, bằng những cần mẫn với công việc của mình ở một mảng màu khác của cuộc sống lúc đêm về tĩnh lặng.
 
Hồ Hà
quynhupbaoin
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bắc Kạn: Dự án nhà máy thủy điện Khuổi Nộc 2 bị 'tuýt còi' do tận thu cát sỏi để khai thác vàng

Bắc Kạn: Dự án nhà máy thủy điện Khuổi Nộc 2 bị 'tuýt còi' do tận thu cát sỏi để khai thác vàng

Thời sự - 9 giờ trước

GĐXH - UBND tỉnh Bắc Kạn vừa yêu cầu đình chỉ hoạt động tận thu cát, cuội, sỏi làm vật liệu xây dựng tại dự án thủy điện Khuổi Nộc 2 huyện Na Rì do có dấu hiệu lợi dụng giấy phép tận thu vật liệu xây dựng để khai thác vàng trái phép.

Tin tối 21/11: 3 người trong 1 gia đình rơi xuống vùng nước sâu may mắn được cứu sống; bắt giữ gần 1 tấn thực phẩm ăn lẩu nhiều người yêu thích

Tin tối 21/11: 3 người trong 1 gia đình rơi xuống vùng nước sâu may mắn được cứu sống; bắt giữ gần 1 tấn thực phẩm ăn lẩu nhiều người yêu thích

Xã hội - 9 giờ trước

GĐXH - Cơ quan chức năng huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết vừa kịp thời cứu một gia đình bị rơi xuống vùng nước ngập sâu; Tổng khối lượng thực phẩm bị bắt giữ là 982kg, tất cả số hàng hóa này đều không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Vụ kè sông ở Bắc Kạn bị thiệt hại do xả lũ: Nhà máy thủy  điện Thác Giềng 1 báo cáo gì?

Vụ kè sông ở Bắc Kạn bị thiệt hại do xả lũ: Nhà máy thủy điện Thác Giềng 1 báo cáo gì?

Đời sống - 10 giờ trước

GĐXH - Ngày 06/11/2024, nhà máy thuỷ điện Thác Giềng 1 có báo cáo liên quan đến việc xả lũ gây ảnh hưởng dự án kè khắc phục sạt lở bờ sông Chu, sông Cầu đoạn qua thị trấn Đồng Tâm, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn.

Tham ô tài sản, hai cán bộ lĩnh án

Tham ô tài sản, hai cán bộ lĩnh án

Pháp luật - 11 giờ trước

GĐXH - Ngày 21/11, TAND tỉnh Thừa Thiên Huế tuyên án đối với Nguyễn Vĩnh Linh (SN 1961, trú phường Tây Lộc, TP Huế) và Nguyễn Như Quỳnh (SN 1975, trú phường Vĩnh Ninh, TP Huế) về "Tham ô tài sản" và "Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng".

Hà Nội: Phát hiện gần 150 bộ hài cốt khi thi công cống thoát nước trên phố Tây Sơn

Hà Nội: Phát hiện gần 150 bộ hài cốt khi thi công cống thoát nước trên phố Tây Sơn

Đời sống - 11 giờ trước

GĐXH - Trong quá trình thi công, cải tạo đường và hệ thống thoát nước tại ngõ 167 Phố Tây Sơn, phường Quang Trung, quận Đống Đa, (TP Hà Nội), nhóm công nhân tại đây đã phát hiện gần 150 bộ hài cốt.

Phá đường dây làm giả giấy tờ của lực lượng vũ trang

Phá đường dây làm giả giấy tờ của lực lượng vũ trang

Pháp luật - 11 giờ trước

GĐXH - Một đường dây chuyên làm giả giấy tờ, trong đó có những giấy tờ của lực lượng vũ trang nhằm mục đích lừa đảo vừa bị Công an quận Đống Đa triệt phá.

Thủ đoạn lừa chạy thủ tục làm 'sổ đỏ' để chiếm đoạt tài sản

Thủ đoạn lừa chạy thủ tục làm 'sổ đỏ' để chiếm đoạt tài sản

Pháp luật - 12 giờ trước

GĐXH - Lợi dụng tâm lý e ngại thủ tục hành chính và các thủ tục liên quan đến Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) của người dân, các đối tượng tự nhận bản thân có các mối quan hệ nên làm được nhanh khiến nhiều nạn nhân "nhẹ dạ, cả tin" sập bẫy.

Công an tìm người gửi tiền vào một doanh nghiệp vàng bạc ở Nghệ An

Công an tìm người gửi tiền vào một doanh nghiệp vàng bạc ở Nghệ An

Pháp luật - 12 giờ trước

GĐXH - Công an tỉnh Nghệ An đang điều tra vụ việc một doanh nghiệp vàng bạc ở huyện Yên Thành mở sổ tiết kiệm như ngân hàng, huy động vốn của người dân.

Quận Nam Từ Liêm xử lý triệt để vi phạm tại ngõ 8 phố Tôn Thất Thuyết sau phản ánh của Gia đình và Xã hội

Quận Nam Từ Liêm xử lý triệt để vi phạm tại ngõ 8 phố Tôn Thất Thuyết sau phản ánh của Gia đình và Xã hội

Thời sự - 13 giờ trước

GĐXH - Sau phản ánh của chuyên trang Gia đình và Xã hội (Báo Sức Khỏe và Đời sống), UBND quận Nam Từ Liêm cho biết sẽ chỉ đạo Công an Quận, Đội thanh tra GTVT thường xuyên kiểm tra, xử lý nếu phát sinh việc dừng đỗ, thu tiền trông giữ phương tiện trái phép tại ngõ 8 đường Tôn Thất Thuyết, thuộc phường Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm.

Tuyển sinh đại học 2025: Cân não lựa chọn môn trong tổ hợp xét tuyển

Tuyển sinh đại học 2025: Cân não lựa chọn môn trong tổ hợp xét tuyển

Giáo dục - 13 giờ trước

Nhiều trường đại học có sự tính toán tổ hợp xét tuyển đại học trong năm 2025 phù hợp với lứa thí sinh đầu tiên thi tốt nghiệp THPT theo CTGDPT 2018.

Top