Hà Nội
23°C / 22-25°C

Nam bác sĩ bật khóc, ôm người mẹ vừa qua đời khi thực hiện xong di nguyện

Chủ nhật, 08:54 29/09/2024 | Sống khỏe

Bác sĩ Trung nén đau thương hiến giác mạc theo di nguyện lúc sinh thời của mẹ. Khi hoàn thành thủ tục, vị bác sĩ quân y ôm mẹ khóc.

Ngày 25/9, bà L.T.H.M. (trú tại Hà Đông, Hà Nội) qua đời. Con trai bà M. là Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Lê Trung, Phó Chủ nhiệm Khoa Mắt, Bệnh viện Quân y 103 (Hà Nội) đã gọi điện đến Ngân hàng Mô của bệnh viện để xin hiến giác mạc của mẹ mình.

Ngay lập tức, ê-kíp của Ngân hàng Mô nhanh chóng di chuyển đến tận nơi để lấy giác mạc.

Nam bác sĩ bật khóc, ôm người mẹ vừa qua đời khi thực hiện xong di nguyện - Ảnh 1.

Kỹ thuật viên lấy giác mạc, bác sĩ Trung đã im lặng cúi đầu bên cạnh. Ảnh: BVCC.

Cán bộ Ngân hàng Mô chia sẻ: "Trong suốt quá trình thu nhận, người con trai bệnh nhân chỉ đứng lặng lẽ quan sát từ một góc phòng. Chỉ đến khi các kỹ thuật viên đã lấy giác mạc xong, anh mới lại gần, đặt tay lên mái tóc của mẹ, rồi ôm lấy bà bật khóc... Anh ôm mẹ lần cuối cùng sau khi hiến tặng giác mạc để mang lại ánh sáng cho người khác".

Trước khi mất, bà M. đã bày tỏ di nguyện muốn hiến tặng giác mạc của mình để giúp đỡ những bệnh nhân mù lòa. Con trai bà là bác sĩ chuyên khoa mắt, đã kìm nén nỗi đau mất mẹ để thực hiện di nguyện cao cả này. Cụ M. là đại úy, nguyên cán bộ Khoa Dược của Bệnh viện Quân y 103.

Nam bác sĩ bật khóc, ôm người mẹ vừa qua đời khi thực hiện xong di nguyện - Ảnh 2.

Giấy phút người bác sĩ quân y ôm người mẹ đã qua đời khóc rưng rưng. Ảnh: BSCC.

Ghép giác mạc giúp cho người bệnh tìm lại nguồn sáng cho đôi mắt của mình. Phẫu thuật này có tỷ lệ thải ghép thấp, quá trình sử dụng thuốc chống thải ghép không phức tạp và tốn kém như ghép các tạng khác. Đặc biệt, quá trình phục hồi khá nhanh, sau ghép khoảng 1 tuần, người bệnh có thể trở lại cuộc sống sinh hoạt và làm việc nhẹ nhàng.

Hiện nay, nhu cầu ghép giác mạc ở nước ta rất lớn do nhiều bệnh tật khác nhau gây ra (dị tật bẩm sinh, chấn thương, bỏng, viêm nhiễm…) nhưng nguồn giác mạc hiến rất khan hiếm do rào cản tâm lý, văn hóa, pháp lý.

Theo thống kê của Bộ Y tế, kể từ ca hiến tặng giác mạc đầu tiên vào tháng 4/2007 của cụ bà Nguyễn Thị Hoa (ở Kim Sơn, Ninh Bình). Đến nay, cả nước đã ghi nhận 963 người hiến giác mạc, trong đó tập trung chủ yếu tại tỉnh Ninh Bình (437 người hiến), Nam Định (332 người hiến). Cả nước có hơn 20 tỉnh thành có người hiến tặng giác mạc sau khi qua đời.

Nam bác sĩ bật khóc, ôm người mẹ vừa qua đời khi thực hiện xong di nguyện - Ảnh 3.

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Người đàn ông 52 tuổi ở Lào Cai nhiễm vi khuẩn 'ăn thịt người' Whitmore khi dọn bùn sau lũ

Người đàn ông 52 tuổi ở Lào Cai nhiễm vi khuẩn 'ăn thịt người' Whitmore khi dọn bùn sau lũ

Bệnh thường gặp - 1 giờ trước

GĐXH - Sau khi dọn bùn đất sau lũ không sử dụng đồ bảo hộ, người đàn ông 52 tuổi tại Lào Cai đã phải nhập viện do nhiễm vi khuẩn "ăn thịt người" Whitmore nguy hiểm.

2 nguồn thực phẩm giàu protein lành mạnh tốt cho tim

2 nguồn thực phẩm giàu protein lành mạnh tốt cho tim

Sống khỏe - 1 giờ trước

Ăn nhiều thịt không phải là cách tốt nhất để cung cấp protein cho cơ thể. Có rất nhiều thực phẩm giàu protein lành mạnh khác tốt cho sức khỏe và tốt cho tim hơn.

Uống bao nhiêu ly rượu mỗi tuần có nguy cơ mắc ung thư?

Uống bao nhiêu ly rượu mỗi tuần có nguy cơ mắc ung thư?

Sống khỏe - 14 giờ trước

Phụ nữ uống 7 ly rượu mỗi tuần, nam giới uống 14 ly sẽ đối mặt với nguy cơ mắc một số loại ung thư.

Nam bác sĩ hiến giác mạc của mẹ để mang lại ánh sáng cho 2 người

Nam bác sĩ hiến giác mạc của mẹ để mang lại ánh sáng cho 2 người

Y tế - 17 giờ trước

Nam bác sĩ quyết định hiến tặng giác mạc người mẹ theo di nguyện của bà để mang lại ánh sáng cho hai người bệnh

4 loại trà làm dịu đường ruột, tốt cho người bị viêm loét đại tràng

4 loại trà làm dịu đường ruột, tốt cho người bị viêm loét đại tràng

Sống khỏe - 18 giờ trước

Một số loại trà có tác dụng làm dịu, tốt cho người viêm loét đại tràng. Tham khảo 4 loại trà dưới đây để biết về tác dụng của chúng.

Đầu gối yếu có nên chạy bộ không?

Đầu gối yếu có nên chạy bộ không?

Sống khỏe - 19 giờ trước

Đầu gối yếu, lỏng lẻo hay thoái hóa khiến nhiều người lo ngại không chạy bộ. Tuy nhiên, nếu bạn thực hiện một số bài tập tăng cường sức mạnh cho đầu gối thì hoàn toàn có thể thực hiện chạy bộ mỗi ngày.

Người mang nhóm máu O, A, B, AB có nguy cơ mắc bệnh gì?

Người mang nhóm máu O, A, B, AB có nguy cơ mắc bệnh gì?

Sống khỏe - 1 ngày trước

Nếu mang nhóm máu O, bạn sẽ có khả năng sống lâu hơn người mang nhóm máu khác, trong khi nguy cơ bị đông máu sẽ cao hơn nếu bạn mang nhóm máu AB. Hãy cùng tìm hiểu nhóm máu có thể ảnh hưởng như thế nào đến sức khoẻ dưới đây.

Loại lá có mùi thơm tự nhiên, giúp hạ đường huyết và ngừa cao huyết áp, người bệnh tiểu đường nên ăn để phòng bệnh

Loại lá có mùi thơm tự nhiên, giúp hạ đường huyết và ngừa cao huyết áp, người bệnh tiểu đường nên ăn để phòng bệnh

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Lá nếp được ghi nhận có công dụng tốt cho người bệnh tiểu đường. Các chiết xuất hóa học từ lá nếp chứa nhiều hợp chất phenol và có tác dụng hạ đường huyết...

Điều gì sẽ xảy ra nếu đi bộ hơn 4.000 bước mỗi ngày?

Điều gì sẽ xảy ra nếu đi bộ hơn 4.000 bước mỗi ngày?

Sống khỏe - 1 ngày trước

Đi bộ mỗi ngày trở thành thói quen của nhiều người, nhất là người muốn giảm cân, người cao tuổi, vậy điều gì sẽ xảy ra nếu đi bộ hơn 4.000 bước mỗi ngày?

5 lý do gây thoát vị đĩa đệm ai cũng nên biết

5 lý do gây thoát vị đĩa đệm ai cũng nên biết

Sống khỏe - 1 ngày trước

Thoát vị đĩa đệm là bệnh liên quan đến cột sống và xương khớp thường gặp. Việc phát hiện sớm, điều trị kịp thời sẽ giúp nâng cao khả năng phục hồi, ổn định cuộc sống. Đáng lưu ý thoát vị đĩa đệm ngày càng gia tăng và có xu hướng trẻ hóa, phổ biến nhất là từ 30 - 60 tuổi.

Top