Hà Nội
23°C / 22-25°C

Nam sinh dân tộc Mông là đại biểu Phiên họp giả định Quốc hội trẻ em

Thứ năm, 14:49 26/09/2024 | Giáo dục

Em Thào Mí Phềnh, học sinh lớp 9A3, trường Phổ thông dân tộc bán trú THCS Lũng Chinh, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang từng đứng trước nguy cơ nghỉ học vì nhà nghèo. Nỗ lực vượt qua hoàn cảnh, Mí Phềnh không chỉ học giỏi mà còn trở thành đại biểu Phiên họp giả định Quốc hội trẻ em lần thứ II, năm 2024.

Trường của Thào Mí Phềnh cách thị trấn Mèo Vạc 25km, còn nhà em cách trường 8km. Nơi em sống, đa số là bà con dân tộc Mông. “Em thấy người đồng bào quê em rất chịu khó lao động, trồng ngô, khoai, bí ngô, nhưng vẫn nghèo lắm. Thức ăn của chúng em ở nhà chủ yếu là ngô”, Phềnh kể.

Nam sinh dân tộc Mông là đại biểu Phiên họp giả định Quốc hội trẻ em - Ảnh 1.

Thào Mí Phềnh.

Theo Phềnh, dù các thầy cô và chính quyền rất chăm lo, tạo điều kiện cho học sinh đi học nhưng vẫn còn nhiều bạn nghỉ học sớm để đi làm nương. Vì nhà nghèo, bố mẹ Thào Mí Phềnh cũng muốn em nghỉ học lên nương như các bạn.

Nhưng với tinh thần hiếu học, em vẫn nỗ lực đến trường, không muốn bỏ học. Ở bán trú tại trường, cuối tuần nam sinh dân tộc Mông về nhà giúp bố mẹ làm nương, cắt cỏ bò, chăn nuôi, lợn gà. Hàng tuần, cứ 5 giờ sáng thứ 2, Phềnh đi bộ 8 km trở lại trường học.

“Em thích đến trường để được giao tiếp với thầy cô và ước mơ trở thành thầy giáo. Em muốn đi học và phấn đấu học tập tốt để em biết nhiều thứ để tuyên truyền cho các bạn thấy được ý nghĩa quan trọng của việc học. Em mong muốn người lớn sẽ tạo điều kiện cho trẻ em được đi học đầy đủ để phát triển”, Phềnh tâm sự.

Nam sinh dân tộc Mông là đại biểu Phiên họp giả định Quốc hội trẻ em - Ảnh 2.

Thào Mí Phềnh tự tin trao đổi tại buổi gặp mặt báo chí giới thiệu về phiên họp giả định Quốc hội trẻ em lần thứ II, năm 2024.

Đặc biệt, nam sinh dân tộc Mông còn tích cực tham gia Câu lạc bộ Thủ lĩnh của sự thay đổi thuộc huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang. Ở câu lạc bộ em được học về việc không gây bạo lực với bạn khác và cách để tránh những vấn đề tệ nạn với trẻ em.

Thào Mí Phềnh là một những đại biểu chỉ định tham gia phiên họp giả định Quốc hội trẻ em lần thứ II, năm 2024 với mong muốn đại diện cho trẻ em vùng đồng bào dân tộc, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn của tỉnh Hà Giang nói lên tiếng nói của mình.

“Được chọn trở thành đại biểu chính thức của phiên họp, bên cạnh niềm vui, em cũng vô cùng hồi hộp, vì đây là lần đầu tiên được tham gia một chương trình rất ý nghĩa với không chỉ riêng em mà còn cho cả những bạn nơi em sinh sống, của huyện Mèo Vạc và tỉnh Hà Giang. Em sẽ nguyện cố gắng hết mình để có thể mang tiếng nói của chúng em tới được các bác lãnh đạo”, Mí Phềnh chia sẻ.

Nam sinh dân tộc Mông là đại biểu Phiên họp giả định Quốc hội trẻ em - Ảnh 3.

Theo Mí Phềnh hào hứng chờ đón phiên họp giả định Quốc hội trẻ em lần thứ II, năm 2024.

Từ hôm biết thông tin trở thành đại biểu chính thức của phiên họp, Phềnh tích cực đọc các bài hướng dẫn của thầy cô giáo, trao đổi với các bạn trong trường, trong Câu lạc bộ Thủ lĩnh để nghe ý kiến của các bạn, cũng như tập nói trước các bạn ở trường để rèn luyện kỹ năng.

Phềnh cho biết, em rất tâm đắc với 2 chủ đề của phiên họp giả định Quốc hội trẻ em lần thứ II, năm 2024: “Phòng, chống bạo lực học đường” và “Phòng, chống tác hại của thuốc lá, chất kích thích, nhất là trong môi trường học đường”.

Phềnh cho biết, một bộ phận trẻ em miền núi tập hút thuốc lá và uống rượu. Các bạn đi làm thuê để có tiền mua thuốc lá. Ở trường, một số bạn vẫn lén lút trốn thầy cô hút nhưng ở ngoài đường hay ở nhà, các bạn thoải mái hút nhiều hơn. Những ngày lễ tết hay nhà các bạn có đám ma, đám giỗ thì các bạn uống rượu nhiều.

“Em mong người lớn, bố mẹ hãy cho các bạn đi học đầy đủ để nâng cao nhận thức, hiểu biết nhằm tránh xa các chất kích thích và sống lành mạnh”, Thào Mí Phềnh chia sẻ.

T.Ư Đoàn, Hội đồng Đội T.Ư chủ trì, phối hợp với Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội, Văn phòng Quốc hội và các cơ quan liên quan tổ chức Phiên họp giả định “Quốc hội trẻ em” lần thứ II, năm 2024.

Phiên họp diễn ra từ ngày 27 - 29/9/2024, tại Thủ đô Hà Nội, với sự tham dự của 306 đại biểu là các em đội viên, thiếu nhi tiêu biểu đến từ 63 tỉnh, thành phố trong cả nước.

Diễn ra trong 3 ngày, Phiên họp giả định “Quốc hội trẻ em” lần thứ II, năm 2024 có nhiều hoạt động ý nghĩa, thiết thực. Phiên khai mạc diễn ra vào sáng 28/9, chiều cùng ngày, 306 chia thành 12 tổ thảo luận.

Sáng 29/9, các em sẽ tham gia phiên chất vấn tại Hội trường Diên Hồng, toà nhà Quốc hội về 2 chủ đề: “Phòng, chống bạo lực học đường” và “Phòng, chống tác hại của thuốc lá, chất kích thích, nhất là trong môi trường học đường”.

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
TPHCM chính thức đề xuất chọn Ngoại ngữ là môn thứ ba thi lớp 10

TPHCM chính thức đề xuất chọn Ngoại ngữ là môn thứ ba thi lớp 10

Giáo dục - 2 giờ trước

Theo Sở GD-ĐT TPHCM việc lựa chọn ngẫu nhiên những môn không thuộc định hướng, gây ra sốc tâm lý, căng thẳng trước kỳ thi. Môn Ngoại ngữ làm môn thứ 3 thi lớp 10 đảm bảo được vấn đề giữ ổn định tâm lý, phù hợp với mục tiêu định hướng nghề nghiệp.

Chi tiết danh sách những trường đại học có số ngày nghỉ Tết Nguyên đán 2025 dài nhất

Chi tiết danh sách những trường đại học có số ngày nghỉ Tết Nguyên đán 2025 dài nhất

Giáo dục - 19 giờ trước

GĐXH - Dưới đây là danh sách các trường đại học có số ngày nghỉ Tết Nguyên đán 2025 dài nhất tính đến thời điểm hiện tại.

Những trường hợp nào giáo viên được phép dạy thêm?

Những trường hợp nào giáo viên được phép dạy thêm?

Giáo dục - 1 ngày trước

Liên quan đến việc một cô giáo Trường Tiểu học Trần Phú (Hà Tĩnh) đang bị đề xuất kỷ luật vì tổ chức dạy thêm ở nhà cho học sinh lớp 1. Nhiều ý kiến thắc mắc vậy những trường hợp nào giáo viên được dạy thêm?

Tin vui cho học sinh TP.HCM khi quy định mới về đóng học phí sắp có sự thay đổi

Tin vui cho học sinh TP.HCM khi quy định mới về đóng học phí sắp có sự thay đổi

Giáo dục - 1 ngày trước

GĐXH - Sở GD&ĐT TP.HCM đề xuất miễn học phí cho học sinh mầm non, THPT, học viên hệ giáo dục thường xuyên từ năm học 2025 - 2026.

Hành trình đến với huy chương Bạc Olympic khoa học trẻ quốc tế của cậu học trò 15 tuổi

Hành trình đến với huy chương Bạc Olympic khoa học trẻ quốc tế của cậu học trò 15 tuổi

Giáo dục - 1 ngày trước

Lê Tùng Lâm, học sinh lớp 10 Lý 2, Trường THPT Chuyên Hà Nội Amsterdam chia sẻ sự tiếc nuối khi thiếu 0,2 điểm nữa là chạm tay vào Huy chương Vàng Kỳ thi Olympic Khoa học trẻ quốc tế năm 2024.

Những trường đại học đầu tiên công bố phương án tuyển sinh 2025

Những trường đại học đầu tiên công bố phương án tuyển sinh 2025

Giáo dục - 2 ngày trước

Các trường đại học trên cả nước đã bắt đầu công bố phương án tuyển sinh năm 2025 với nhiều thay đổi.

Từ ngày 14/1/2025, hàng triệu người có con đi học sẽ mừng khi biết thông tin này

Từ ngày 14/1/2025, hàng triệu người có con đi học sẽ mừng khi biết thông tin này

Giáo dục - 2 ngày trước

GĐXH - Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư số 18/2024/TT-BGDĐT quy định Chương trình Giáo dục đáp ứng yêu cầu của người học; cập nhật kiến thức, kỹ năng, chuyển giao công nghệ.

Dành 20% xét tuyển sớm có giảm cơ hội vào đại học?

Dành 20% xét tuyển sớm có giảm cơ hội vào đại học?

Giáo dục - 2 ngày trước

GĐXH - Bộ Giáo dục và Đào tạo dự kiến, các trường đại học, cao đẳng ngành giáo dục mầm non không vượt quá 20% tổng chỉ tiêu tuyển sinh cho xét tuyển sớm từ năm 2025, đang nhận được sự quan tâm của nhiều học sinh, phụ huynh.

7 đại học lớn công bố phương án tuyển sinh 2025, nhiều trường bỏ xét học bạ

7 đại học lớn công bố phương án tuyển sinh 2025, nhiều trường bỏ xét học bạ

Giáo dục - 3 ngày trước

7 đại học lớn ở phía Nam gồm các trường ĐH Bách khoa TPHCM, ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch, ĐH Kinh tế - Luật; ĐH Sư phạm TPHCM, ĐH Công thương TPHCM, ĐH Công nghệ TPHCM, ĐH Nha Trang công bố phương án tuyển sinh 2025, nhiều trường bỏ xét tuyển học bạ

Học sinh vi phạm giao thông sẽ bị xếp loại hạnh kiểm thấp

Học sinh vi phạm giao thông sẽ bị xếp loại hạnh kiểm thấp

Giáo dục - 3 ngày trước

Từ ngày 1/1/2025, nội dung chấp hành pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ sẽ là một trong những tiêu chí đánh giá, xếp loại hạnh kiểm học sinh.

Top