Nam sinh Hà Nội nhận học bổng từ 8 trường đại học Mỹ
Nguyễn Thái Hoàng (18 tuổi) vừa nhận thư mời nhập học từ 8 trường đại học tại Mỹ với mức học bổng được tài trợ từ 3,4-6,2 tỷ đồng.
Ngày 27/1, sau gần 2 tuần nộp hồ sơ, Thái Hoàng nhận được thông báo trúng tuyển hệ đại học trường Gettysburg College (Mỹ) với mức học bổng 65.000 USD/năm (tương đương 6,2 tỷ đồng/4 năm).
Trước đó, Hoàng đã nhận thư mời nhập học và trao học bổng của 5 trường khác, nhưng phải đến lá thư này, nam sinh mới vỡ òa hạnh phúc khi đây là ngôi trường em đặt nhiều kỳ vọng nhất.
“Em hét ầm lên, vui sướng đến mức nhảy quanh phòng. Có lẽ, mẹ mới là người bất ngờ nhất khi trước đó, 2 mẹ con đã không đặt quá nhiều kỳ vọng bởi Gettysburg College thường trao học bổng khá thấp", Hoàng chia sẻ Zing.
Chiến thuật
Ngày nhỏ, Thái Hoàng có 3 năm theo bố sang Nhật Bản sinh sống. Sau khi trở về Việt Nam, ước mơ du học để trải nghiệm nhiều nền giáo dục khác nhau đã được nhen nhóm.
Tuy nhiên, phải đến hè năm lớp 11, nam sinh mới quyết định chọn Mỹ - đất nước có mô hình giáo dục khai phóng - để du học bậc cử nhân. Thời gian chuẩn bị hồ sơ không nhiều, Hoàng nhận định điểm mạnh của em không nằm ở điểm số (GPA 9,3; IELTS 7.0; SAT 1.390) và các giải thưởng học thuật.
Chính vì vậy, nam sinh lên chiến thuật dồn sức cho bài luận chính, tham gia các hoạt động ngoại khóa, tranh giải trong các cuộc thi thể thao (thế mạnh của Hoàng) và lựa chọn các trường đại học ở mức an toàn, vừa sức và đáp ứng mức hỗ trợ tài chính mà em mong muốn.
“Em có em trai, em ấy cũng có ước mơ đi du học Mỹ nên gia đình em cần giới hạn tài chính. Vì vậy, em tìm hiểu những trường thuộc khối LAC để có mức hỗ trợ tốt, khả năng thành công cao để gửi hồ sơ ứng tuyển. Cuối cùng, hầu hết trường đều đáp ứng được mong muốn của em”, Hoàng nói.
Chia sẻ về bài luận, Hoàng cho biết đây là phần khó khăn nhất trong quá trình làm hồ sơ xét tuyển. Nam sinh phải mất đến hơn 2 tháng từ khâu lên ý tưởng cho đến chỉnh sửa từng câu chữ và hoàn thiện.
Ban đầu, Hoàng dự định viết bài luận về việc làm mô hình từ giấy. Tuy nhiên, bản hoàn thiện chỉ dừng ở mức tạm chấp nhận, rất khó để gây ấn tượng với người đọc.
“Em thấy bài luận đó như một ngõ cụt, chỉ đi được nửa đường và không thể triển khai thêm, hoặc có đi đến cuối đường cũng không để lại điều gì sâu sắc cho chính bản thân mình. Sau đó, em khá bế tắc về ý tưởng, thậm chí cãi nhau với người thân, bạn bè về bài luận của mình", Hoàng chia sẻ.
Cuối cùng, Hoàng quyết định “đập đi xây lại”, lên ý tưởng mới ngay sau chuyến đi từ thiện. Ở đây, cậu có cơ hội dạy các em nhỏ gấp giấy Origami - sở thích từ bé của Hoàng.
Trở về nhà, nam sinh chỉ mất vỏn vẹn 5 giờ để hoàn thiện bài luận và mất thêm một tuần để chỉnh sửa câu chữ cho ưng ý.
“Buổi tối đó, khi tôi nhìn thấy một em bé ở lớp học buổi sáng cầm con hạc giấy và khoe với người lớn bằng nụ cười rạng rỡ, trái tim tôi dường như đập nhanh hơn vì vui sướng. Tôi không thể tin mình có thể mang Origami và tiếng cười đến những nơi xa xôi như vậy…”, Hoàng viết trong bài luận của mình.
Hoàng cho biết khoảng thời gian em phải nằm viện và những lúc khó khăn trong quá trình học tập, làm hồ sơ, gấp giấy Origami là nơi để em giải tỏa, tìm kiếm niềm vui qua giấy vuông và nếp gấp.
Chính vì vậy, Origami trở thành chủ đề cho bài luận của Hoàng, tạo ấn tượng cho ban giám khảo khi thể hiện được bản sắc cá nhân, sự phù hợp và mục tiêu mà nam sinh hướng tới.
“Đó là một hành trình vất vả để các nhà tuyển sinh thấy được hình dáng của em trong đó. Với nhiều người, Origami chỉ là việc gấp giấy bình thường, nhưng với em, đó là những bài học và nhận lại tác động tích cực từ chính đam mê của mình", Hoàng chia sẻ.
Chuẩn bị cho hành trình sắp tới
Bên cạnh Gettysburg College, 7 ngôi trường đồng ý trao học bổng cho Thái Hoàng bao gồm: Đại học Depauw (42.000 USD /năm), Wabash College ( 40.000 USD /năm), Allegheny College (40.000 USD/năm), Gustavus Adolphus College (46.500 USD/năm), Augustana College (40.000 USD /năm), Đại học Ohio Wesleyan (36.000 USD/năm), Luther College (44.600 USD/năm).
Sau khi quyết định nhập học Gettysburg College, Thái Hoàng phải rút hết hồ sơ ở những trường khác, bao gồm cả những trường đã báo đỗ và chưa có kết quả.
Thời gian này, Thái Hoàng vẫn đến lớp hàng ngày để chuẩn bị cho kỳ thi THPT sắp tới và nộp thêm hồ sơ đến 1-2 trường quốc tế tại Việt Nam để dự phòng. Tháng 8 tới, cậu sẽ sang Mỹ để bắt đầu việc học.
Nam sinh chuyên Tin dự định sẽ theo học ngành Khoa học máy tính, vì vậy, hiện cậu đang tham gia khóa học trực tuyến của ĐH Harvard để tìm hiểu trước về ngành này. Bên cạnh đó, Hoàng vẫn có những lựa chọn khác như ngành Nhật Bản học, Kinh tế, Nghệ thuật…
“Bốn năm tới, em dự định học tập và trải nghiệm thật nhiều ở Mỹ. Ngoài đại học, em sẽ tham gia một số lớp ngắn hạn về diễn xuất, quay phim để thử sức bản thân”, Hoàng chia sẻ về dự định của bản thân.
Tuy nhiên, nam sinh khá lo lắng sẽ bị “sốc” văn hóa khi bước sang đất nước và môi trường học mới, chính vì vậy, Hoàng vẫn thường xuyên tìm hiểu về văn hóa Mỹ, tìm kiếm nguồn sách, tài liệu và hỏi thăm về phương pháp học đại học.
Năm 2024, ngành Y học chính thức có 3 giáo sư và 68 phó giáo sư được công nhận
Giáo dục - 1 giờ trướcHội đồng Giáo sư Nhà nước vừa chính thức công nhận đạt chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2024 cho 614 nhà giáo.
Tuyển sinh đại học 2025: Cân não lựa chọn môn trong tổ hợp xét tuyển
Giáo dục - 17 giờ trướcNhiều trường đại học có sự tính toán tổ hợp xét tuyển đại học trong năm 2025 phù hợp với lứa thí sinh đầu tiên thi tốt nghiệp THPT theo CTGDPT 2018.
Những bức ảnh khiến loạt thầy cô bỗng nổi rần rần MXH chỉ sau một đêm
Giáo dục - 1 ngày trướcCùng điểm qua những thầy cô từng gây bão mạng xã hội thời gian vừa qua nhé!
Cô giáo cắm bản kể kỷ niệm tế nhị khiến học sinh bật cười
Giáo dục - 1 ngày trướcThấy học sinh đùa nghịch đuổi nhau, sợ có em bị ngã, cô giáo Ngọc Linh khuyên 'cẩn thận kẻo té', không ngờ đó lại là từ về vấn đề tế nhị trong tiếng Bahnar khiến học trò cười ồ lên. Sau lần đó, cô nhờ học sinh dạy tiếng Bahnar để gần hơn với các em.
Một trường THCS&THPT ở Bắc Kạn có nhà công vụ mới nhân ngày 20/11
Giáo dục - 1 ngày trướcGĐXH - Sáng 20/11/2024, tại xã Bình Trung, huyện Chợ Đồn, Công an tỉnh Bắc Kạn khánh thành và bàn giao Nhà ở công vụ tặng cán bộ, giáo viên Trường THCS&THPT Bình Trung nhân kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982-20/11/2024).
Nhan sắc gây sốt của cô giáo Thái Nguyên vừa được vinh danh giáo viên trẻ tiêu biểu
Giáo dục - 1 ngày trướcSở hữu vẻ ngoài xinh xắn cùng với sự tận tâm, nhiệt huyết, cô Lê Thị Khánh Hân (giáo viên dạy Âm nhạc tại Trường THCS Quang Trung, tỉnh Thái Nguyên) đang hàng ngày truyền cảm hứng cho công tác giáo dục và phong trào thiếu nhi.
Học sinh Làng Nủ làm thiệp, hái hoa rừng tặng cô giáo
Giáo dục - 2 ngày trướcNgày Nhà giáo Việt Nam 20/11 diễn ra bình dị tại thôn Làng Nủ, các em học sinh làm thiệp, mang hoa rừng tới lớp tặng cô giáo khiến nhiều người xem rưng rưng.
Những giáo viên thầm lặng ở 'ngôi trường' đặc biệt
Giáo dục - 2 ngày trướcNgoài có kỹ năng để truyền đạt cho học sinh, các giáo viên ở Trung tâm Giáo dục - Dạy nghề người khuyết tật tỉnh Nghệ An (xã Nghi Phú, TP. Vinh, tỉnh Nghệ An) luôn có lòng nhiệt huyết, tình yêu thương và cả cách xử trí nếu lỡ trẻ phát bệnh đột ngột.
Những em bé Làng Nủ đến trường trong niềm vui mới
Giáo dục - 2 ngày trướcCơn bão qua đi, gác lại những đau thương, những em bé tại Làng Nủ (xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai) đã trở lại mái trường thân yêu với thầy cô và bạn bè, các em đang ngày càng hòa nhịp với chương trình học, hướng đến những điều tốt đẹp trong tương lai.
Nữ giảng viên ‘nặng tình’ với màu áo lính nơi biên cương hải đảo
Giáo dục - 2 ngày trước30 năm gửi trọn tình yêu với nghề, TS Vũ Hoài Phương đã đưa biết bao con thuyền ra biển lớn, trở thành người truyền cảm hứng về tình yêu Tổ quốc tới sinh viên.
Hàng triệu thí sinh thi THPT năm 2025 sẽ nhận tin vui sớm nếu biết những thông tin này
Giáo dụcGĐXH - Mặc dù năm 2024 chưa kết thúc nhưng nhiều cơ sở giáo dục đã lên phương án, kế hoạch tuyển sinh cho năm 2025.