Nam sinh Hà Nội nhập viện cấp cứu vì thú vui nhiều người trẻ ưa thích
Từng nhập viện vì ngộ độc thuốc lá điện tử năm ngoái, cuối tháng 6, nam thanh niên 20 tuổi ở Hà Nội lại được gia đình đưa đến Bệnh viện Bạch Mai cấp cứu vì hôn mê, tổn thương đa cơ quan do cùng "thủ phạm".
Nam sinh đại học 20 tuổi ở Hà Nội, được gia đình đưa đến Trung tâm Chống độc (Bệnh viện Bạch Mai) cấp cứu rạng sáng 26/6.
Gia đình cho biết bệnh nhân bình thường đi ngủ muộn. Khoảng 4h sáng 26/6, sau khi nam sinh ngủ được 2 tiếng, gia đình nghe thấy tiếng động lạ, phát hiện bệnh nhân đang co giật, bất tỉnh. Gia đình lập tức đưa bệnh nhân đến bệnh viện gần nhà, sau đó được chuyển tới Trung tâm Chống độc trong tình trạng hôn mê, suy hô hấp, tổn thương đa cơ quan, có tổn thương não, tim, nhiễm toan chuyển hóa nặng, suy thận.
"Bệnh nhân đang điều trị, tổn thương thần kinh khó phục hồi", Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Trung Nguyên, Giám đốc Trung tâm Chống độc, chia sẻ bên lề hội thảo Cung cấp thông tin cho báo chí về tác hại của thuốc lá mới và đề xuất biện pháp cấm sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, tàng trữ, quảng cáo các sản phẩm này, ngày 5/7.
Đáng nói, nam bệnh nhân từng nhập viện Trung tâm Chống độc điều trị vì ngộ độc thuốc lá điện tử vào năm 2023.
"Một ngày sau khi nam sinh vào viện, cán bộ Trung tâm Chống độc gửi mẫu thuốc lá bệnh nhân dùng đến khoa Độc chất, Viện Pháp y Quốc gia, để phân tích, cho kết quả phát hiện cần sa tổng hợp MDMB-Butinaca và MDMB-3en-Butinaca", bác sĩ Nguyên cho hay.
Đây là 1 trong gần 100 bệnh nhân được đưa đến Trung tâm Chống độc cấp cứu vì thuốc lá điện tử trong 6 tháng đầu năm 2024. Nhiều trường hợp được đưa đến với thương tổn nặng nề, chưa có trường hợp tử vong.
Thông tin từ Cục Quản lý khám chữa bệnh, tổng hợp báo cáo của gần 700 cơ sở khám chữa bệnh cho thấy chỉ trong năm 2023, có đến hơn 1.200 ca nhập viện do sử dụng thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng. Triệu chứng khi nhập viện chủ yếu do dị ứng, ngộ độc, tổn thương phổi cấp...
Một nghiên cứu với 120 mẫu thuốc lá điện tử của bệnh nhân năm 2023 được Trung tâm Chống độc tiến hành cho thấy có tới 16 mẫu thuốc lá điện tử dương tính với ma túy (chiếm 13,3%).
Độ tuổi trung bình dùng thuốc lá điện tử trong nghiên cứu khảo sát này là 22, hơn 70% ở thành thị. Đại đa số người dùng thuốc lá điện tử phải vào viện cấp cứu điều trị chia sẻ họ dùng sản phẩm này khi ở nhà/nơi ở; số còn lại sử dụng ở quán bar/ nơi giải trí, tại nhà người khác/nhà nghỉ, thậm chí ở trường học/nơi làm việc.
Triệu chứng khởi phát phổ biến sau dùng thuốc lá điện tử là lơ mơ, rối loạn ý thức và kích động. "Về mức độ hồi phục cấp cứu vì ngộ độc thuốc lá điện tử, gần 6% bệnh nhân để lại di chứng hoặc nguy cơ để lại di chứng", bác sĩ Nguyên cho hay.
Tại Hội thảo, Tiến sĩ Nguyễn Trọng Khoa, Phó Cục trưởng phụ trách quản lý điều hành Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế), cho biết nhóm tuổi hút thuốc lá điện tử tập trung nhiều từ 15-24.
Ông Khoa cho biết trước đây, các cơ sở y tế ít gặp bệnh nhân ngộ độc thuốc lá nhưng gần đây số lượng này đang ngày càng gia tăng. "Thuốc lá dùng 20 điếu/ngày không bằng hút thuốc lá điện tử với hàm lượng nicotine cao", ông Khoa nói.

Tỷ lệ người trưởng thành (15 tuổi trở lên) sử dụng thuốc lá điện tử tăng từ 0,2% (năm 2015) lên 3,6% (vào năm 2020). Theo điều tra, năm 2019 tỷ lệ sử dụng thuốc là mới trong nhóm 13-17 tuổi là 2,6%, tỷ lệ này tăng lên 3,5% (năm 2022), lên 7% năm 2023.
Riêng trong nhóm 13-15 tuổi, điều tra năm 2023 cho thấy tỷ lệ sử dụng thuốc lá mới lên tới 8%, trong đó trẻ trai sử dụng nhiều hơn trẻ gái (tỷ lệ 10,5% so với 5,6%).
Trước tỷ lệ sử dụng thuốc lá điện tử đang tăng nhanh gần đây, ông Nguyễn Tuấn Lâm, đại diện của Tổ chức Y tế thế giới, nhấn mạnh các sản phẩm thuốc lá mới rất độc hại, cả tác hại lâu dài và ngay trước mắt.
"Nếu không được ngăn chặn hiệu quả, thuốc lá mới sẽ có nguy cơ cao tạo ra một thế hệ trẻ nghiện nicotine và nhấn chìm những kết quả của phòng, chống tác hại thuốc lá trong những năm gần đây”, ông Lâm chia sẻ.

6 thói quen trước khi đi ngủ làm hại thận nhiều người Việt mắc phải
Sống khỏe - 11 giờ trướcGĐXH - Những thói quen xấu này trước khi đi ngủ đang dần dần gây tổn hại đến thận của bạn mỗi ngày.

Ăn chậm có giúp giảm cân không?
Bệnh thường gặp - 13 giờ trướcĂn chậm sẽ giúp no lâu hơn và hạn chế lượng thức ăn nạp vào cơ thể, từ đó góp phần giảm cân...

Lý do nhiều người thất bại khi duy trì thành quả giảm cân
Sống khỏe - 15 giờ trướcRất nhiều người sau khi vừa giảm cân thành công đã phải đối mặt với tình trạng tăng cân trở lại. Tại sao lại như vậy và làm cách nào để duy trì được cân nặng đã đạt được sau giảm cân?

Người đàn ông 41 tuổi bị tràn máu khí màng phổi chỉ sau 1 cơn ho, thừa nhận 1 sai lầm nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 16 giờ trướcGĐXH - Người bệnh cho biết đã hút thuốc nhiều năm, không có tiền sử bệnh gì, cũng không bị ho hay viêm phổi, nên khi bị "tràn máu khí màng phổi" thì rất bất ngờ.

6 loại gia vị giúp giảm mỡ bụng và kiểm soát cân nặng
Bệnh thường gặp - 18 giờ trướcCùng với chế độ ăn lành mạnh, việc bổ sung các loại gia vị vào thực đơn hàng ngày cũng có thể giúp giảm mỡ bụng và kiểm soát cân nặng hiệu quả. Dưới đây là một số gia vị có tác dụng tốt.

Người phụ nữ ở Quảng Ninh bị đột quỵ tái phát, thừa nhận tự ý làm 1 việc sai lầm mà nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 19 giờ trướcGĐXH - Tỉnh dậy sau khi bị đột quỵ tái phát lần 2, người bệnh cho biết đã tự ý dừng sử dụng thuốc dự phòng tái phát đột quỵ khoảng một tháng trước đó.

Đàn ông có 3 sở thích này thường sống lâu, tuổi trung niên vẫn cường tráng, cuốn hút
Sống khỏe - 22 giờ trướcGĐXH - Những người đàn ông có những sở thích này thường có thể kéo dài tuổi thọ. Họ thường trông trẻ hơn tuổi, năng động và có sức hút lớn.

Bộ Y tế đề nghị xử lý nghiêm vụ 'người nhà tấn công bác sĩ khi đang cấp cứu người bệnh tại Phú Thọ'
Y tế - 1 ngày trướcKhi các bác sĩ Trung tâm Y tế huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ đang dồn toàn lực để cấp cứu một bệnh nhân đang trong tình trạng nguy kịch, thì người nhà bệnh nhân ra vào hỗn loạn, gào thét, chửi bới. Thậm chí người đàn ông có hành vi xô đẩy, tấn công, dùng chân đá, đạp vào bác sĩ...

WHO khuyến cáo kiểm soát quảng cáo với đồ uống có đường
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam khuyến cáo, cần bắt buộc công bố nhãn dinh dưỡng, nhãn cảnh báo sức khỏe trên bao bì sản phẩm; kiểm soát quảng cáo khuyến mại và tài trợ các sản phẩm, đặc biệt là những sản phẩm dành cho trẻ em đối với đồ uống có đường.

Uống nước chanh mà cho thêm thứ này da sẽ trắng hồng, chống tia UV, tăng sinh collagen mà nội tạng cũng được làm sạch
Sống khỏe - 1 ngày trướcKhi kết hợp, hai nguyên liệu này tạo thành một công thức đơn giản nhưng có thể mang lại nhiều tác dụng tích cực cho cơ thể, từ làn da, hệ tiêu hóa cho đến chức năng gan.

Người phụ nữ ở Quảng Ninh bị đột quỵ tái phát, thừa nhận tự ý làm 1 việc sai lầm mà nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặpGĐXH - Tỉnh dậy sau khi bị đột quỵ tái phát lần 2, người bệnh cho biết đã tự ý dừng sử dụng thuốc dự phòng tái phát đột quỵ khoảng một tháng trước đó.