Hà Nội
23°C / 22-25°C

Nam sinh lớp 12 bất ngờ đột quỵ: Chuyên gia chỉ rõ nguyên nhân và dấu hiệu cảnh báo sớm đột quỵ ở người trẻ

Thứ sáu, 09:32 24/03/2023 | Sống khỏe

Đột quỵ ngày càng phổ biến ở người trẻ. Nhất là vào những ngày nắng nóng, căn bệnh có xu hướng tăng cao.

Đột quỵ đang ngày càng trẻ hóa

Mới đây, thông tin nam sinh lớp 12 đang khỏe mạnh, học hành bình thường bất ngờ bị đột quỵ khiến nhiều người giật mình. Cụ thể, em H.H.C (SN 2005, trú xóm 2, xã Quỳnh Thanh, Quỳnh Lưu, Nghệ An) hiện học lớp 12. Ngoài giờ học, em phụ giúp bố mẹ làm nông, cuối tuần đi phụ hồ. 

Thế nhưng chỉ sau một cơn đau đầu, C. bắt đầu bị co giật toàn thân, hôn mê. Qua chụp chiếu, các bác sĩ chẩn đoán C. bị xuất huyết dưới nhện do vỡ túi phình lớn động mạch cảnh trong phải. C. đã bị đột quỵ khi tuổi đời còn rất trẻ.

Từ vụ nam sinh lớp 12 bất ngờ bị đột quỵ: Chuyên gia chỉ rõ nguyên nhân và dấu hiệu cảnh báo sớm - Ảnh 1.

Có thể nói, đột quỵ hiện nay ngày càng trẻ hóa, nhất là vào thời tiết nắng nóng. Vào tháng 10/2021, Bệnh viện Đột quỵ - Tim mạch Cần Thơ cứu sống bé N.T.M 8 tuổi ở An Giang bị đột quỵ nhồi máu não. 

Cũng trong năm 2021, một nữ sinh lớp 12 ngụ Long An bị đột quỵ sau khi đi học về. Vào đầu năm 2021, Bệnh viện Nhi đồng TP HCM cũng thông tin về trường hợp một bệnh nhi 3 tuổi đã được cứu sống sau 1 tháng nhập viện vì đột quỵ xuất huyết não.

Đột quỵ hiện không còn là căn bệnh được quy cho người già hay người trưởng thành nữa. Do đó, dù là trẻ nhỏ, cha mẹ cũng nên lưu tâm đến chứng bệnh đáng sợ này để nhanh chóng đưa con đi khám và điều trị kịp thời.

Theo Tổ chức Đột quỵ Mỹ, khoảng 15% bệnh nhân bị đột quỵ có độ tuổi trong khoảng từ 18-45 tuổi, tăng hơn 40% trong vòng 10 năm qua. Thông tin từ Hội Đột quỵ thế giới 2022 cho biết, mỗi năm trên thế giới có hơn 12,2 triệu ca đột quỵ não mới. Trong đó có hơn 16% ca đột quỵ xảy ra ở người trẻ, trong độ tuổi 15-49.

Nguyên nhân nào dẫn đến đột quỵ ở người trẻ ngày càng nhiều?

Theo GS.TS Nguyễn Lân Việt (Chủ tịch Hội Tim mạch Việt Nam), đột quỵ có 2 loại gồm đột quỵ tim và đột quỵ não. Đối với đột quỵ não, có 2 dạng: xuất huyết não và tắc nghẽn mạch máu não. Đột quỵ thường gặp ở người cao tuổi nhưng thời gian gần đây có xu hướng ngày càng trẻ hoá.

Nguyên nhân chính gây ra tình trạng đột quỵ ở người trẻ là do tăng huyết áp. Tăng huyết áp, còn được gọi là cao huyết áp, là một tình trạng mà trong đó các mạch máu liên tục tăng áp lực. Đây được coi là "kẻ giết người thầm lặng" bởi nó hiếm khi gây ra các triệu chứng khiến nhiều người không hề biết là mình đang mắc phải.

Từ vụ nam sinh lớp 12 bất ngờ bị đột quỵ: Chuyên gia chỉ rõ nguyên nhân và dấu hiệu cảnh báo sớm - Ảnh 3.

Khi những áp lực trong mạch máu cao hơn thì trái tim càng gặp khó khăn hơn trong việc phải làm việc để bơm máu. Nếu không được kiểm soát, tăng huyết áp có thể dẫn đến một cơn đau tim và cuối cùng là suy tim. Áp suất trong mạch máu cũng có thể gây ra chảy máu vào trong não. Điều này có thể gây ra một cơn đột quỵ. Tăng huyết áp cũng có thể dẫn đến suy thận, mù lòa, vỡ mạch máu và suy giảm nhận thức.

Ngoài tăng huyết áp, tiền sử gia đình có người bị đột quỵ hay dị dạng mạch máu não kèm theo cũng có thể là nguyên nhân gây đột quỵ. Riêng với người trẻ, đột quỵ xuất huyết não chủ yếu do dị dạng mạch máu não hoặc dị dạng mạch máu não kèm theo tăng huyết áp.

Thêm vào đó, áp lực công việc, học tập, căng thẳng kéo dài, thiếu thời gian quan tâm sức khỏe, lười vận động, lạm dụng chất kích thích như rượu bia, thuốc lá... cũng là nguyên nhân dẫn đến đột quỵ ở người trẻ. Ví dụ trẻ ở lứa tuổi học sinh có thể gặp áp lực trong học hành, căng thẳng khi gia đình kỳ vọng, học lấy điểm số...

Từ vụ nam sinh lớp 12 bất ngờ bị đột quỵ: Chuyên gia chỉ rõ nguyên nhân và dấu hiệu cảnh báo sớm - Ảnh 4.

Làm thế nào để nhận biết một cơn đột quỵ sắp đến?

Theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng (nguyên Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai), ở trẻ lớn, dấu hiệu đột quỵ tương tự như ở người lớn. Cụ thể là méo miệng, nói đớ, liệt nửa người đột ngột... Trẻ đột nhiên xuất hiện đau đầu dữ dội, giảm tri giác, bất tỉnh, hôn mê sâu...

Ở trẻ nhỏ, những dấu hiệu của bệnh đột quỵ khó nhận ra hơn. Nhiều trường hợp trẻ không có biểu hiện rõ ràng mà chỉ xuất hiện cơn đau đầu, nôn ói, lơ mơ, lừ đừ... nên dễ bị chẩn đoán nhầm với các bệnh lý khác.

Những lúc như vậy, gia đình không nên chủ quan. Nên đến ngay cơ sở y tế gần nhất có chuyên khoa ngoại thần kinh để kịp thời xử lý.

Ngoài ra, dù là người trẻ hay già cũng nên duy trì lối sống lành mạnh, ăn uống và sinh hoạt điều độ. Không nên căng thẳng kéo dài. Hạn chế uống rượu bia, không hút thuốc lá... để phòng tránh đột quỵ.

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
3 loại thực phẩm giàu protein, người sau 55 tuổi nên bổ sung

3 loại thực phẩm giàu protein, người sau 55 tuổi nên bổ sung

Bệnh thường gặp - 31 phút trước

Protein cần thiết cho sức khỏe con người, góp phần kéo dài tuổi thọ, người già thường nằm trong nhóm thiếu protein.

Một vết cắt trên da cũng có thể gây tử vong do kháng kháng sinh

Một vết cắt trên da cũng có thể gây tử vong do kháng kháng sinh

Sống khỏe - 33 phút trước

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mỗi năm thế giới có khoảng 700.000 người tử vong do kháng thuốc. Dự báo, đến năm 2050, cứ 3 giây sẽ có 1 người tử vong do các siêu vi khuẩn kháng thuốc, tương đương với khoảng 10 triệu người mỗi năm. Khi đó, thậm chí các bệnh thông thường như ho, hay chỉ một vết cắt trên da cũng có thể gây tử vong.

Người đàn ông 30 tuổi mắc ung thư tuyến tụy thừa nhận thường xuyên ăn 3 món ăn mà người Việt ưa thích

Người đàn ông 30 tuổi mắc ung thư tuyến tụy thừa nhận thường xuyên ăn 3 món ăn mà người Việt ưa thích

Bệnh thường gặp - 43 phút trước

GĐXH - Thanh niên phát hiện mắc ung thư tuyến tụy ở tuổi 30 thừa nhận thường xuyên ăn những đồ chiên rán, dầu mỡ và đồ ăn ngọt... mặc dù có tiền sử mắc bệnh gan nhiễm mỡ, viêm tuỵ mãn tính.

Tổ yến cực bổ dưỡng nhưng dùng kiểu này rất nguy hiểm

Tổ yến cực bổ dưỡng nhưng dùng kiểu này rất nguy hiểm

Bệnh thường gặp - 2 giờ trước

Việc dùng tổ yến sai cách sẽ dẫn đến nhiều tác dụng không mong muốn.

Cách gội đầu để ngăn rụng tóc trong mùa đông

Cách gội đầu để ngăn rụng tóc trong mùa đông

Sống khỏe - 4 giờ trước

Khi không khí lạnh, khô hanh, độ ẩm thấp, các tuyến dầu bị giảm hoạt động khiến tóc và da đầu dễ bị khô, rụng tóc nhiều. Có cách nào gội đầu để hạn chế rụng tóc?

Người đàn ông 62 tuổi ở Hà Nội suy thận cấp thừa nhận một sai lầm khi chữa bệnh tiểu đường nhiều người Việt mắc phải

Người đàn ông 62 tuổi ở Hà Nội suy thận cấp thừa nhận một sai lầm khi chữa bệnh tiểu đường nhiều người Việt mắc phải

Bệnh thường gặp - 5 giờ trước

GĐXH - Sau một tháng sử dụng thuốc điều trị bệnh tiểu đường, người bệnh ngừng thuốc, không tái khám và điều trị theo phương pháp của thầy lang gần nhà.

Cách giảm đau nhức xương khớp tại nhà khi trời lạnh

Cách giảm đau nhức xương khớp tại nhà khi trời lạnh

Sống khỏe - 9 giờ trước

Cơn đau nhức xương khớp có thể xuất hiện nhiều hơn khi trời lạnh. Vậy có những cách nào giúp giảm đau nhức xương khớp tại nhà?

Loại hạt nhỏ thơm kiểm soát đường huyết cực tốt, người bệnh tiểu đường nên ăn để bổ sung dinh dưỡng, tăng cường sức khỏe

Loại hạt nhỏ thơm kiểm soát đường huyết cực tốt, người bệnh tiểu đường nên ăn để bổ sung dinh dưỡng, tăng cường sức khỏe

Bệnh thường gặp - 9 giờ trước

GĐXH - Hạt kê được ví tốt ngang với insulin tự nhiên, cực giàu dinh dưỡng nhưng giúp hạ đường huyết rất hiệu quả. Loại hạt này được sử dụng chế biến nhiều món ăn rất nhiều người Việt yêu thích.

Loại hạt nhỏ thơm giúp hạ đường huyết cực tốt, người bệnh tiểu đường cần tránh điều này khi ăn để kéo dài tuổi thọ

Loại hạt nhỏ thơm giúp hạ đường huyết cực tốt, người bệnh tiểu đường cần tránh điều này khi ăn để kéo dài tuổi thọ

Bệnh thường gặp - 19 giờ trước

GĐXH - Người bệnh tiểu đường vẫn có thể dùng bí hạt bí đỏ như là món ăn vặt, nên ăn với lượng phù hợp sẽ giúp kiểm soát đường huyết và giảm nguy cơ biến chứng bệnh tiểu đường.

Top 3 loại hoa vừa đẹp vừa có tác dụng chữa bệnh

Top 3 loại hoa vừa đẹp vừa có tác dụng chữa bệnh

Sống khỏe - 22 giờ trước

Hoa hồng, hoa cúc, hoa nhài được trồng khắp nơi có thể sử dụng làm thuốc chữa bệnh.

Top