Nam sinh lớp 12 quay lén cô giáo đi vệ sinh để tống tiền đối mặt hình phạt nào?
GiadinhNet - Câu chuyện một học sinh lớp 12 lắp camera trong nhà vệ sinh để quay lén cô giáo đã gióng lên một hồi chuông cảnh báo về đạo đức học đường hiện nay.
Công an huyện Mỹ Lộc (Nam Định) đang tạm giữ Lê Công H (SN 2003, học sinh lớp 12, Trường THPT Mỹ Lộc) về hành vi "Cưỡng đoạt tài sản" theo Điều 170 (BLHS 2015). Trước đó, cơ quan công an nhận được đơn tố cáo của cô giáo T.T.N.A (giáo viên Trường THPT Mỹ Lộc) về việc cô bị một người quay lén hình ảnh trong nhà vệ sinh của trường rồi gửi hình ảnh đe dọa, tống tiền. Vào cuộc điều tra, công an xác định Lê Công H là người đã gửi hình ảnh đe dọa, tống tiền cô giáo A.
Tại cơ quan công an, H đã thừa nhận hành vi đặt camera trong nhà vệ sinh của giáo viên nhà trường với mục đích quay lén hình ảnh khi đi vệ sinh của các thầy cô giáo để tống tiền.
H khai nhận, khi có được hình ảnh của cô A và một cô giáo khác, H lập tài khoản mang tên "Huyền Trần" rồi gửi cho hai cô giáo. H đưa ra yêu cầu mỗi người phải đưa 10 triệu đồng, nếu không sẽ "tung" hình ảnh nhạy cảm của hai cô lên mạng xã hội.
Chia sẻ về vụ việc này, luật sư Ngụy Thành Thắng (Đoàn luật sư Hà Nội) cho rằng: "Hành vi cài camera trong nhà vệ sinh nhằm thu thập những hình ảnh nhạy cảm để tống tiền cô giáo là vô giáo dục. Hành vi của H không chỉ vi phạm nghiêm trọng đạo đức xã hội mà còn vi phạm pháp luật, có dấu hiệu của tội "Cưỡng đoạt tài sản". Bởi vậy cơ quan điều tra tạm giữ hình sự, củng cố hồ sơ để xử lý học sinh này là có căn cứ, đúng quy định của pháp luật".

Tranh minh họa
Cũng theo luật sư Thắng, học sinh này sinh năm 2003 nên cơ quan chức năng cần xác định đối tượng đã đủ 18 tuổi hay chưa. Trong trường hợp đủ 18 tuổi trở lên thì H sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự bình thường. Trường hợp học sinh này chưa đủ 18 tuổi thì sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội.
Theo quy định, việc xử lý người dưới 18 tuổi phạm tội chủ yếu nhằm mục đích giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh, trở thành công dân có ích cho xã hội. Đây là nguyên tắc định hướng, nội dung của nguyên tắc này là đòi hỏi các cơ quan, tổ chức, cá nhân, khi tiến hành một hoạt động liên quan đến việc xử lý người dưới 18 tuổi phạm tội cần bảo đảm rằng quyết định đó là tốt nhất cho trẻ em trong mối quan hệ hài hòa với các lợi ích khác cũng như bảo đảm sự nghiêm minh của pháp luật.
Mục đích của việc xử lý người chưa thành niên phạm tội là để giáo dục, giúp họ sửa chữa lỗi lầm, trở thành công dân có ích cho xã hội chứ không đề cập trực tiếp đến mục đích trừng trị. Việc làm này sẽ giúp người chưa thành niên phạm tội nhận thức một cách đầy đủ và sâu sắc về hành vi của mình, có như vậy mới có thể giúp họ sửa chữa lỗi lầm và trở thành người có ích cho xã hội.
Căn cứ khoản 5 (Điều 91, BLHS 2015) quy định về nguyên tắc xử lý đối với người dưới 18 tuổi phạm tội như sau: "Không xử phạt tù chung thân hoặc tử hình đối với người dưới 18 tuổi phạm tội". Theo đó, quy định mức phạt tù có thời hạn áp dụng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội là: Đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi khi phạm tội, nếu điều luật được áp dụng quy định hình phạt tù chung thân hoặc tử hình, thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá 18 năm tù; nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá ba phần tư mức phạt tù mà điều luật quy định.
"Cho dù mức xử phạt như thế nào thì đây cũng là một vụ việc đáng lên án, gióng lên một hồi chuông cảnh báo về tình trạng xuống cấp trong môi trường học đường hiện nay. Nếu học sinh này hoàn toàn bình thường về trí tuệ mà có hành vi trên là hành động không thể chấp nhận và phải xử nghiêm", luật sư Thắng nói.
Điều 170: Tội cưỡng đoạt tài sản
1. Người nào đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm: a) Có tổ chức; b) Có tính chất chuyên nghiệp; c) Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu hoặc người không có khả năng tự vệ; d) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng; đ) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội; e) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm: a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng; b) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm: a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên; b) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.
Nguyễn Hằng

Bắt các đối tượng gây án đang bỏ trốn và trộm cắp cáp quang trên cao tốc
Xã hội - 6 giờ trướcCục Cảnh sát Giao thông ngày 19/5 cho biết đơn vị chức năng vừa bắt giữ nghi can trộm cắp dây điện và cáp quang trên tuyến cao tốc TP Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây.

Đã bắt được nghi phạm sát hại Tổ trưởng an ninh trật tự cơ sở ở Sơn La
Xã hội - 6 giờ trướcCông an tỉnh Sơn La đã bắt giữ nghi phạm Tòng Văn Vương (SN 2005, trú tại xã Pi Toong, huyện Mường La) vì liên quan trực tiếp đến vụ sát hại Tổ trưởng an ninh trật tự cơ sở.

Hoa hậu Thùy Tiên 'đút túi' gần 7 tỷ đồng nhờ bán kẹo Kera
Xã hội - 6 giờ trướcCơ quan công an xác định, Công ty Chị Em Rọt bán được hơn 135.000 hộp kẹo Kera, thu được gần 18 tỷ đồng, hoa hậu Thuỳ Tiên được trả hoa hồng gần 7 tỷ đồng.

Hà Nội: Kịp thời khống chế đối tượng nghi 'ngáo đá' hành hung người đi đường
Xã hội - 7 giờ trướcCảnh sát giao thông (CSGT) Hà Nội đã kịp thời khống chế đối tượng nghi "ngáo đá" có hành vi manh động, tấn công người đi đường tại phố Lê Trọng Tấn.

Khởi tố Hoa hậu Nguyễn Thúc Thùy Tiên và một số đối tượng trong Công ty CP Asia Life
Pháp luật - 8 giờ trướcGĐXH - Hoa hậu Hòa bình Quốc tế năm 2021, Nguyễn Thúc Thùy Tiên bị khởi tố, bắt tạm giam với vai trò đồng phạm với các bị can thuộc Công ty CP Tập đoàn Chị Em Rọt. Bên cạnh đó, cơ quan công an cũng khởi tố bị can đối với 04 đối tượng là lãnh đạo trong Công ty CP Asia Life.

Cận cảnh một số sản phẩm trong đường dây sản xuất thực phẩm chức năng giả mới bị triệt phá
Xã hội - 9 giờ trướcCông an TP Hà Nội vừa triệt phá đường dây sản xuất, tiêu thụ thực phẩm chức năng, thiết bị y tế giả do Phạm Ngọc Tiến (SN 1988, trú tại Phúc La, Hà Đông, Hà Nội) cầm đầu, thu giữ 100 tấn hàng hóa.

Hà Nội: Để bó sắt dài hơn 10m rơi xuống đường, tài xế và chủ phương tiện bị phạt hơn 40 triệu đồng
Pháp luật - 12 giờ trướcGĐXH - CSGT Hà Nội đã lập biên bản, xử phạt hơn 40 triệu đồng với tài xế ô tô và chủ phương tiện chở bó sắt dài hơn 10m rơi xuống đường, gây mất an toàn giao thông.

Bắc Giang: Bắt chủ cơ sở bán 60 tấn giá đỗ ngâm chất tăng trưởng
Pháp luật - 14 giờ trướcGĐXH - Sử dụng chất kích thích tăng trưởng 6-Benzylaminopurine (chất kích thích tăng trưởng tế bào) để sản xuất giá đỗ, một chủ cơ sở ở tỉnh Bắc Giang bị cơ quan công an bắt giữ.

Bộ Công an khởi tố 'ông trùm' giang hồ miền Tây cùng 31 đồng phạm, thu giữ nhiều súng đạn
Pháp luật - 22 giờ trướcTheo Bộ Công an, đường dây do Nguyễn Công Huân cầm đầu hoạt động tại tỉnh Tiền Giang và móc nối với một số đối tượng hình sự lân cận để hoạt động.

Triệt phá đường dây sản xuất, mua bán khí cười quy mô lớn
Pháp luật - 1 ngày trướcCông an Thanh Hóa vừa triệt phá đường dây liên tỉnh sản xuất, mua bán khí N2O để phục vụ làm bóng cười tại các quán bar, karaoke trên cả nước.

Bắc Giang: Bắt chủ cơ sở bán 60 tấn giá đỗ ngâm chất tăng trưởng
Pháp luậtGĐXH - Sử dụng chất kích thích tăng trưởng 6-Benzylaminopurine (chất kích thích tăng trưởng tế bào) để sản xuất giá đỗ, một chủ cơ sở ở tỉnh Bắc Giang bị cơ quan công an bắt giữ.