Nam thanh niên mất ăn, mất ngủ lo bệnh xã hội sau lần "ăn bánh, trả tiền"
Sau lần "ăn bánh, trả tiền", nam thanh niên lo lắng vì căn bệnh giang mai đến mức không dám gần gũi người yêu hay đi hiến máu.
Bệnh nhân nam, 29 tuổi, chưa có gia đình đến thăm khám tại Khoa Nam học và Y học giới tính, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội trong tình trạng chán nản và lo lắng.
Qua khai thác bệnh sử, bệnh nhân cho hay, cách đây một năm, bệnh nhân có quan hệ với gái dịch vụ, sau đó bị bệnh giang mai.
Bệnh nhân đã điều trị hết triệu chứng lâm sàng. Cách đây 3 tháng, bệnh nhân muốn đi kiểm tra lại xem còn bị bệnh không tại một phòng khám tư nhân. Kết quả xét nghiệm TPHA (một xét nghiệm đặc hiệu chẩn đoán bệnh giang mai) chỉ ra bệnh nhân vẫn còn "dương tính" mặc dù trên lâm sàng không hề có triệu chứng gì. Sau đó, các bác sĩ đã điều trị một đợt thuốc kháng sinh liều cao cho bệnh nhân.

Nam thanh niên mất ăn, mất ngủ lo bệnh xã hội sau lần "ăn bánh, trả tiền" (Ảnh minh họa).
Cách đây một tháng, bệnh nhân dù không có triệu chứng nhưng vẫn thử đi xét nghiệm lại TPHA tại một phòng khám khác ở Hà Nội, kết quả vẫn là "dương tính", và lại được điều trị một đợt kháng sinh liều cao.
Lần này, bệnh nhân quyết định đi khám một lần nữa xem mình đã khỏi hẳn chưa. Bệnh nhân cho hay, bản thân lo lắng đến nỗi nhiều tháng nay không dám gần gũi người yêu, không dám hiến máu tình nguyện, và thậm chí là nỗi sợ hãi bị vô sinh. Tất cả nỗi niềm về bệnh tật đều giãi bày với bác sĩ và mong muốn chữa trị dứt điểm về bệnh.
Theo BS Hạ Hồng Cường, Khoa Nam học và Y học giới tính, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, sau khi khám lâm sàng cho bệnh nhân không thấy có tổn thương bất thường nào nghi giang mai tái phát hay biến chứng.
BS Cường chỉ định 2 xét nghiệm đặc hiệu cho bệnh nhân, kết quả là xét nghiệm TPHA vẫn tăng cao, nhưng xét nghiệm RPR thì âm tính.
"Khi chúng tôi giải thích là bệnh nhân đã khỏi bệnh, thì bệnh nhân rất thắc mắc vì rõ ràng là xét nghiệm TPHA vẫn tăng cao như ở 2 phòng khám trước đã làm, mà tại sao bác sĩ lại nói khỏi bệnh?", BS Cường cho hay.
Giải đáp cho vấn đề này, theo BS Cường, bệnh giang mai do xoắn khuẩn giang mai gây nên. Khi xâm nhập vào cơ thể, xoắn khuẩn giang mai là một kháng nguyên, nó sẽ kích thích cơ thể tạo phản ứng miễn dịch sinh ra "kháng thể" chống lại nó.
Xét nghiệm TPHA giúp chúng ta phát hiện ra các kháng thể này. Khi đã điều trị hết vi khuẩn, các kháng thể này sẽ tồn tại trong cơ thể chúng ta lâu dài, vậy nên xét nghiệm TPHA vẫn tăng cao hơn bình thường trong một thời gian dài là điều dễ hiểu .
Còn xét nghiệm RPR là xét nghiệm tìm "kháng thể không đặc hiệu" của xoắn khuẩn giang mai trong cơ thể. RPR có thể tăng cao trong giai đầu xoắn khuẩn giang mai mới xâm nhập vào cơ thể, và ngược lại.
"Với bệnh nhân trên, xét nghiệm TPHA tăng cao, RPR lại âm tính, phiên giải ra có nghĩa là bệnh nhân đã từng bị giang mai nhưng hiện tại không mắc. Bệnh nhân không cần điều trị", BS Cường nói.
Vi khuẩn giang mai xâm nhập trực tiếp vào cơ thể qua các vết xước trên da và niêm mạc khi tiếp xúc với dịch tiết từ tổn thương giang mai, hay khi quan hệ không an toàn (đường âm đạo, hậu môn hay miệng...) ngoài ra giang mai còn lây qua đường máu.
Bệnh giang mai chia làm nhiều giai đoạn, nhiều biểu hiện đa dạng như săng giang mai, tổn thương da và niêm mạc… Nếu không điều trị kịp thời giang mai có thể xâm nhập vào máu di chuyển đến tất cả các cơ quan trong cơ thể, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho da, niêm mạc, mắt, các cơ quan nội tạng như tim, gan, não,… Giang mai bẩm sinh có thể gây dị dạng nghiêm trọng thậm chí gây tử vong cho thai nhi.
Để phòng ngừa bệnh giang mai, bác sĩ khuyến cáo cộng đồng cần xây dựng lối sống lành mạnh, quan hệ tình dục an toàn, sử dụng biện pháp bảo vệ thích hợp (như bao cao su). Khi có các dấu hiệu nguy cơ như tổn thương da niêm, bạn tình bị mắc giang mai... bệnh nhân cần đến khám ngay tại các cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Theo Minh Nhật/Dân Trí

Sức mạnh của những lời thì thầm trong đêm
Phòng the - 19 giờ trướcGĐXH - Có những lời nói không cần lớn tiếng, không cần hoàn chỉnh về câu cú, thậm chí không cần rõ ràng – nhưng vẫn đủ sức làm người nghe rung động đến tận cùng. Đó là lời thì thầm – âm thanh bé nhỏ nhưng đầy quyền năng, đặc biệt trong những khoảnh khắc thân mật về đêm.

Bí quyết để có được cuộc yêu trọn vẹn
Phòng the - 1 ngày trướcGĐXH - Trong một mối quan hệ, có những lúc "chuyện ấy" bỗng trở nên nguội lạnh, không phải vì thiếu tình yêu, cũng chẳng do vấn đề thể chất, mà đơn giản bởi… cảm xúc không ổn định.

Không phải kỹ năng, không phải tư thế, đây mới là điều quan trọng chạm vào cảm xúc thăng hoa khi yêu
Phòng the - 2 ngày trướcGĐXH - Giữa những lời khuyên về kỹ thuật phòng the, tư thế hoàn hảo hay chế độ ăn tăng ham muốn, có một yếu tố đơn giản nhưng lại thường bị bỏ qua – đó là sự lắng nghe.

Khi gần gũi, im lặng có đáng sợ?
Phòng the - 3 ngày trướcGĐXH - Khi nói đến tình yêu, đặc biệt là trong không gian riêng tư, người ta thường nghĩ đến những lời thì thầm ngọt ngào, những hành động gợi cảm, hay những cái chạm đầy ý nghĩa.

Bí mật tạo nên sự hấp dẫn thực sự trong chuyện gối chăn
Phòng the - 5 ngày trướcGĐXH - Có một sự thật ít ai nói ra: sự hấp dẫn trong chuyện chăn gối không chỉ đến từ vóc dáng hoàn hảo hay kỹ năng điêu luyện, mà phần lớn bắt nguồn từ sự tự tin mà mỗi người toát ra khi họ thoải mái với chính cơ thể của mình.

Cô gái 20 tuổi tá hỏa mắc bệnh lậu sau ‘mặn nồng’ với bạn trai
Phòng the - 6 ngày trướcGĐXH - Một người phụ nữ 20 tuổi đã tìm đến phòng khám sau ‘mặn nồng’ với bạn trai và được bạn trai thông báo nhiễm lậu. Kết quả, cô được chẩn đoán mắc viêm âm đạo do lậu.

Không phải 'kỹ thuật', mà là những điều này!
Phòng the - 6 ngày trướcGĐXH - Tình dục, tự thân nó là một ngôn ngữ – thứ ngôn ngữ nguyên sơ và mạnh mẽ bậc nhất của con người. Nhưng sẽ ra sao nếu ngôn ngữ ấy bị cắt rời khỏi cảm xúc? Khi những đụng chạm trở nên vô âm, vô hình, không lời – phải chăng, thứ được gọi là “gần gũi” lại đang trở nên… xa cách?

Không phải 'lên đỉnh', đây mới là điều đối tác cần nhất khi gần gũi
Phòng the - 1 tuần trướcGĐXH - Có một sự thật ít người nói ra, nhưng nhiều người cảm nhận sâu sắc: trong gối chăn, điều khiến ta tổn thương không phải là sự va chạm da thịt mà là cảm giác không được chấp nhận – cả về hình thể, tâm lý lẫn cảm xúc.

Đây mới là điều quan trong nhất khi 'ân ái' cặp đôi nên nhớ
Phòng the - 1 tuần trướcGĐXH - Trong thế giới của yêu thương và ân ái, người ta thường quan tâm đến cách chạm, cách nói, thậm chí là cách khiêu khích. Nhưng lại dễ quên rằng: lắng nghe – tưởng chừng tĩnh lặng và đơn giản – mới là thứ làm nên chiều sâu cho mỗi lần gần gũi.

Sau gần gũi, nhất định phải làm điều này giúp cặp đôi gắn kết hơn
Phòng the - 1 tuần trướcGĐXH - Trong khoảnh khắc sau cuộc yêu – khi cơn mê chợt dịu lại, khi nhịp tim tìm về trạng thái cân bằng – có một điều tưởng như rất nhỏ nhưng lại chứa đựng năng lượng vô hình: ánh mắt.

Không phải kỹ năng, không phải tư thế, đây mới là điều quan trọng chạm vào cảm xúc thăng hoa khi yêu
Phòng theGĐXH - Giữa những lời khuyên về kỹ thuật phòng the, tư thế hoàn hảo hay chế độ ăn tăng ham muốn, có một yếu tố đơn giản nhưng lại thường bị bỏ qua – đó là sự lắng nghe.