Hà Nội
23°C / 22-25°C

Nạn xâm thực: Bao giờ hết lo?

Thứ tư, 11:21 05/03/2008 | Xã hội

Giadinh.net - Hiện Đà Nẵng đang nằm trong chương trình “Nâng cấp đê biển hiện có” của Chính phủ với mức đầu tư dự kiến là 500 tỷ đồng.

Nhưng với thời gian đầu tư kéo dài (trên 10 năm), tốc độ rót vốn nhỏ giọt thì một câu hỏi đặt ra là: Bao giờ Đà Nẵng mới thoát khỏi “cơn lốc” xâm thực ngày càng trầm trọng của biển?

Đau đầu vì nạn xâm thực

Dọc 2 km bờ biển thuộc địa phận phường Hoà Hiệp Bắc (quận Liên Chiểu), trước Đồn Biên phòng (ĐBP) 244, kể từ sau cơn bão Xangsane xảy ra năm 2006 đến nay đã có trên 200 m bờ bị biển “nuốt”. Thượng tá Trần Đức Thành - Trưởng ĐBP 244, chỉ tay về phía xa nói: “Hơn 1 năm trước đây, bờ biển ở phía đằng xa kia kìa. Trên đó, một con đường bêtông được đầu tư trên 100 triệu đồng. Nhưng nay sóng biển đã lấn vào và cuốn trôi rồi”.

Thượng tá Thành phân vân: “Cứ tình trạng này, vài năm nữa khu vực ĐBP 244 có lẽ cũng là sóng nước”. Nạn xâm thực cũng khiến lãnh đạo Cty xi măng Hải Vân ngày đêm đau đầu, khi từng khoảnh đất của đơn vị này ngày càng bị thu hẹp.

Doanh nghiệp đã vậy, người dân còn khốn đốn hơn. Hơn 20 hộ nuôi tôm giống với hàng trăm bể tôm kiên cố cũng bị biển nhấn chìm, thiệt hại hàng tỉ đồng. Trong đó nặng nề nhất là gia đình anh Hồ Văn Tính (43 tuổi) đầu tư 120 triệu đồng để xây 18 bể nuôi tôm giống, nay bị sóng cuốn chìm mất 10 bể; gia đình ông Nguyễn Văn Quyền đầu tư 200 triệu đồng xây nhà và bể nuôi, giờ nhà và 4 bể đã nằm dưới sóng biển; gia đình ông Hành trên 200 triệu đồng, nay hơn 10 bể cũng cùng cảnh ngộ.

Chuyển sang phường Hoà Hiệp Nam, mặc dù nạn xâm thực có đỡ hơn so với trước đây, nhưng cuộc sống người dân vẫn từng ngày sống trong âu lo, trong đó hiểm nguy nhất là 8 hộ dân hiện đang nằm bên mép sóng. Những hộ dân này đã có chủ trương di dời, nhưng mùa mưa này họ vẫn “tác chiến” theo kiểu ngày ở, đêm chạy (đêm họ vào phía trong những gia đình có nhà kiên cố ngủ nhờ, ngày về nhà sinh hoạt).

Bà Phan Thị Quả, một trong 8 hộ dân nói: “Chúng tôi luôn sống trong sợ hãi, biết làm sao đây?”. Đem theo câu hỏi của bà Quả, chúng tôi tìm gặp lãnh đạo địa phương, thì được ông Bùi Văn Quốc - Chủ tịch phường Hoà Hiệp Nam cho biết, nếu di dời 8 hộ dân này thì phường không đủ sức. Quận đã có chủ trương, đang tính toán ghép vào 98 hộ dân sắp di dời thuộc chương trình “Nâng cấp đê biển” nhưng hiện đang bí... tiền.

Sự thể này không chỉ dừng lại ở cấp phường, mà ngay một số lãnh đạo cấp quận cũng cho biết than ngắn thở dài. Trao đổi với phóng viên, ông Dương Thành Thị - Chủ tịch UBND quận Liên Chiểu than vãn: “Chân đường Nguyễn Tất Thành từ phía Liên Chiểu - Thuận Phước, nhất là phía khu vực Xuân Thiều đang dần... xuống biển. Thế này thì nguy to”; Ông Nguyễn Phú Đức- PCT UBND quận Liên Chiểu vừa dẫn chúng tôi thực địa, thở dài: “Dân mất nhà, địa phương mất hàng trăm ha đất, nhưng tình trạng này đâu đã dừng lại. Cửa biển Nam Ô nối hạ lưu sông Cu Đê giờ chỉ còn chưa tới 20 m, cát phủ đầy khiến thuyền bè qua lại rất khó khăn”.  

Bao giờ hết lo?!

Ông Huỳnh Vạn Thắng, GĐ Sở Thuỷ sản - Nông lâm cho rằng, ở Đà Nẵng hiện chỉ có đôi bờ phía hạ lưu sông Hàn là ổn định (vì 2 bên đều được làm kè), còn lại hầu hết đều chịu cảnh xâm thực. Nguyên nhân chính, theo ông Thắng, đó là do chế độ dòng chảy bị thay đổi khi “có một số điểm quy hoạch chưa hợp lý”. Với những vùng sạt lở mạnh, ông Thắng đề nghị chính quyền địa phương không cho phép các hoạt động kinh tế - xã hội mang tính vĩnh cữu. Khi chưa có đầu tư đồng loạt, đành phải biết cách sống chung với sạt lở. Về lâu dài, ông Thắng kiến nghị phải tính toán đến việc chỉnh trị cửa sông giáp biển nhưng phải đồng bộ, bền vững; có quy hoạch khu dân cư, khu kinh tế hợp lý.

Bên cạnh đó, điều mà ông Thắng cùng những người tâm huyết với Đà Nẵng trăn trở, đó là trong khi biển đang xâm thực hàng ngày, nhưng vốn đầu tư thì... nhỏ giọt. Nhiều phương án, quy hoạch đã đặt ra, nhưng đến nay vẫn... chờ. Ví như chủ trương xây dựng bờ kè phía nam núi Nam ô thuộc phường Hoà Hiệp Nam, đã phê duyệt 29 tỷ đồng, bắt đầu thực hiện năm 2007 nhưng đến nay mới “rót” 5 tỷ đồng, đang lập danh sách... di dời dân. Phía khu vực Xuân Dương (phường Hoà Hiệp Nam) và dọc bờ biển phía Hoà Hiệp Bắc hiện đang bị chịu nạn xâm thực nặng nề nhất, nhưng vẫn chưa có phương án cụ thể. UBND TP đã đồng ý cho Sở Thuỷ sản - Nông lâm lên phương án làm kè từ đường Nguyễn Tất Thành đến Xuân Thiều, tiếp giáp Hoà Hiệp Nam, khoảng 50 tỷ đồng, nhưng đến nay vẫn chưa thấy động tĩnh gì. Còn ý tưởng “chữa cháy” bờ kè đường Nguyễn Tất Thành từ Xuân Thiều đến Thuận Phước đã được Bộ NN& PTNT đồng tình, thì vẫn chưa có chỉ đạo lập dự án…

Trong khi nạn xâm thực đang ngày đêm hoành hành vùng biển Đà Nẵng, nhiều phương án khắc phục được đưa ra. Nhưng tất cả chỉ là lý thuyết nếu vấn đề kinh phí không được quan tâm giải quyết. Về vấn đề này, ông Thắng đề xuất: “Nếu việc làm kè bờ biển, Nhà nước không kham nổi, thì Nhà nước có thể huy động doanh nghiệp cùng làm, theo một cơ chế riêng”.

Xuân Hoài

kieudiep
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Quy định mới nhất về khám sức khỏe với lái xe từ 1/1/2025, nhiều điểm mới người dân lưu ý gì?

Quy định mới nhất về khám sức khỏe với lái xe từ 1/1/2025, nhiều điểm mới người dân lưu ý gì?

Đời sống - 2 phút trước

GĐXH - Theo dự thảo Thông tư về tiêu chuẩn sức khỏe và việc khám sức khỏe cho người lái xe đang được Bộ Y tế xây dựng, từ ngày 1/1/2025 sẽ có nhiều điểm mới.

Năm 2024, ngành Y học chính thức có 3 giáo sư và 68 phó giáo sư được công nhận

Năm 2024, ngành Y học chính thức có 3 giáo sư và 68 phó giáo sư được công nhận

Giáo dục - 18 phút trước

Hội đồng Giáo sư Nhà nước vừa chính thức công nhận đạt chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2024 cho 614 nhà giáo.

Điệp khúc thời tiết tái diễn tại Hà Nội và miền Bắc trước khi đón 2 đợt không khí lạnh tăng cường

Điệp khúc thời tiết tái diễn tại Hà Nội và miền Bắc trước khi đón 2 đợt không khí lạnh tăng cường

Thời sự - 50 phút trước

GĐXH – Theo dự báo thời tiết, trước khi đón đợt không khí lạnh tăng cường vào ngày 25 và 27/11, Hà Nội và miền Bắc tiếp tục tái diễn kiểu thời tiết lạnh về đêm và sáng, trưa chiều nắng hanh.

Tin sáng 22/11: Thông tin mới nhất vụ 2 người trên xe rác rơi xuống sông mất tích ở Huế; 3 nữ sinh đánh gãy đốt sống cổ bạn cùng trường bị đình chỉ học

Tin sáng 22/11: Thông tin mới nhất vụ 2 người trên xe rác rơi xuống sông mất tích ở Huế; 3 nữ sinh đánh gãy đốt sống cổ bạn cùng trường bị đình chỉ học

Xã hội - 52 phút trước

GĐXH - Xe chở rác rơi xuống sông được trục vớt thành công. Tuy nhiên, công tác tìm kiếm 2 nạn nhân mất tích vẫn chưa có kết quả; hội đồng kỷ luật đã đưa ra hình thức kỷ luật đối với một số học sinh liên quan tới vụ nữ sinh lớp 11 bị đánh hội đồng, gãy đốt sống cổ.

Gần 100 chiến sĩ công an, người nhái, lực lượng địa phương tìm kiếm nạn nhân mất tích trên sông Hương

Gần 100 chiến sĩ công an, người nhái, lực lượng địa phương tìm kiếm nạn nhân mất tích trên sông Hương

Thời sự - 1 giờ trước

Hàng trăm cán bộ, chiến sĩ công an, người nhái và các lực lượng phối hợp đã tham gia tìm kiếm 2 nạn nhân mất tích sau khi xe tải chở rác đâm sập lan can cầu treo Bình Thành (xã Bình Thành, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế), rơi xuống sông Hương.

Bắc Kạn: Dự án nhà máy thủy điện Khuổi Nộc 2 bị 'tuýt còi' do tận thu cát sỏi để khai thác vàng

Bắc Kạn: Dự án nhà máy thủy điện Khuổi Nộc 2 bị 'tuýt còi' do tận thu cát sỏi để khai thác vàng

Thời sự - 12 giờ trước

GĐXH - UBND tỉnh Bắc Kạn vừa yêu cầu đình chỉ hoạt động tận thu cát, cuội, sỏi làm vật liệu xây dựng tại dự án thủy điện Khuổi Nộc 2 huyện Na Rì do có dấu hiệu lợi dụng giấy phép tận thu vật liệu xây dựng để khai thác vàng trái phép.

Tin tối 21/11: 3 người trong 1 gia đình rơi xuống vùng nước sâu may mắn được cứu sống; bắt giữ gần 1 tấn thực phẩm ăn lẩu nhiều người yêu thích

Tin tối 21/11: 3 người trong 1 gia đình rơi xuống vùng nước sâu may mắn được cứu sống; bắt giữ gần 1 tấn thực phẩm ăn lẩu nhiều người yêu thích

Xã hội - 12 giờ trước

GĐXH - Cơ quan chức năng huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết vừa kịp thời cứu một gia đình bị rơi xuống vùng nước ngập sâu; Tổng khối lượng thực phẩm bị bắt giữ là 982kg, tất cả số hàng hóa này đều không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Vụ kè sông ở Bắc Kạn bị thiệt hại do xả lũ: Nhà máy thủy  điện Thác Giềng 1 báo cáo gì?

Vụ kè sông ở Bắc Kạn bị thiệt hại do xả lũ: Nhà máy thủy điện Thác Giềng 1 báo cáo gì?

Đời sống - 14 giờ trước

GĐXH - Ngày 06/11/2024, nhà máy thuỷ điện Thác Giềng 1 có báo cáo liên quan đến việc xả lũ gây ảnh hưởng dự án kè khắc phục sạt lở bờ sông Chu, sông Cầu đoạn qua thị trấn Đồng Tâm, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn.

Tham ô tài sản, hai cán bộ lĩnh án

Tham ô tài sản, hai cán bộ lĩnh án

Pháp luật - 14 giờ trước

GĐXH - Ngày 21/11, TAND tỉnh Thừa Thiên Huế tuyên án đối với Nguyễn Vĩnh Linh (SN 1961, trú phường Tây Lộc, TP Huế) và Nguyễn Như Quỳnh (SN 1975, trú phường Vĩnh Ninh, TP Huế) về "Tham ô tài sản" và "Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng".

Hà Nội: Phát hiện gần 150 bộ hài cốt khi thi công cống thoát nước trên phố Tây Sơn

Hà Nội: Phát hiện gần 150 bộ hài cốt khi thi công cống thoát nước trên phố Tây Sơn

Đời sống - 15 giờ trước

GĐXH - Trong quá trình thi công, cải tạo đường và hệ thống thoát nước tại ngõ 167 Phố Tây Sơn, phường Quang Trung, quận Đống Đa, (TP Hà Nội), nhóm công nhân tại đây đã phát hiện gần 150 bộ hài cốt.

Top