Nâng cao chất lượng giảng dạy của giáo viên với phương pháp sư phạm giọng nói
GĐXH – Theo các chuyên gia chia sẻ tại hội thảo '1000 Giáo viên – Phương pháp sư phạm giọng nói', trong giáo dục hiện đại giọng nói rất quan trọng. Giáo viên khi có chất giọng tốt sẽ nâng cao chất lượng giảng dạy, truyền cảm hứng và kết nối tốt hơn với học sinh.
Hội thảo '1000 Giáo viên – Phương pháp sư phạm giọng nói' tổ chức chiều ngày 23/3, tại Hà Nội là hội thảo đầu tiên tại Việt Nam được tổ chức quy mô và chuyên biệt về phương pháp giọng nói cho giáo viên các cấp: từ sư phạm Mầm non, Tiểu học, THCS, THPT, Cao đẳng, Đại học, cấp Học viện, Trung tâm, CLB Giáo dục kỹ năng, giáo dục nghệ thuật…
Hội thảo đã quy tụ các chuyên gia/nhà đào tạo hàng đầu trên cả nước, cùng với đó là những giáo viên, giảng viên xuất sắc, tiêu biểu của các nhà trường, khắp tỉnh thành. Nhiều vấn đề cấp thiết trong lĩnh vực giáo dục đã được thảo luận tại hội thảo như: Tầm quan trọng của giọng nói trong giáo dục hiện đại, Xây dựng thương hiệu cá nhân thông qua giọng nói, Ứng dụng công nghệ AI trong giảng dạy cho giáo viên…
Các giáo viên được tiếp cận với phương pháp cải thiện giọng nói, cách truyền tải nội dung hiệu quả, nâng cao kỹ năng giao tiếp và làm chủ ngôn ngữ trong giảng dạy.

Trong phần tọa đàm, các chuyên gia đã chia sẻ nhiều về tâm quan trọng của giọng nói trong giáo dục hiện đại
Tại hội thảo, MC Thanh Mai - nguyên Phó trưởng khoa Văn hóa Nghệ thuật (ĐH Sư phạm Nghệ thuật Trung ương), tác giả cuốn sách "Cẩm nang chữa nói ngọng"… đã chia sẻ những phát hiện mới trong kỹ năng phát âm Tiếng Việt và phương pháp giọng nói trong đào tạo giảng dạy cho giáo viên, giảng viên tham dự.
"Giọng nói không chỉ là công cụ truyền tải kiến thức mà còn là cầu nối cảm xúc giữa giáo viên và học sinh. Thông qua sự kiện này, hội thảo mong muốn giúp các giáo viên khám phá sức mạnh của giọng nói để nâng cao chất lượng giảng dạy, truyền cảm hứng và kết nối tốt hơn với học sinh", cô Thanh Mai nhấn mạnh.

MC Thanh Mai chia sẻ tại buổi hội thảo
Với tham luận về "Những lỗi phát âm phổ biến ở trẻ em Việt Nam và cách khắc phục", cô Vũ Thị Thái Hoa - Phó Tổ trưởng Tổ bộ môn Quản lý văn hóa, Trường ĐH Sư phạm Nghệ thuật Trung ương đã cho biết, trẻ có thể gặp phải những lỗi phát âm phổ biến như sau: Không nói đúng, nói đủ theo cấu trúc của âm tiết/từ, cách nói phương ngữ; Nói lắp, nói đầy lưỡi/ngắn lưỡi… Các lỗi phát âm là vấn đề cần được quan tâm đặc biệt, vì những sai sót trong quá trình phát âm có thể ảnh hưởng lâu dài đến khả năng giao tiếp và sự tự tin của trẻ.
"Trong bối cảnh giáo dục hiện nay, việc phát hiện sớm và có phương pháp khắc phục lỗi phát âm là vô cùng quan trọng. Chúng đóng vai trò then chốt để cải thiện khả năng nói, đòi hỏi sự chủ động theo dõi từ gia đình và nhà trường ngay từ những năm đầu đời của trẻ, đồng thời cần sự hợp tác chặt chẽ giữa phụ huynh, giáo viên cũng như chuyên gia ngôn ngữ. Đặc biệt, giáo viên – những người trực tiếp hướng dẫn trẻ trong giai đoạn đầu đời cần có kiến thức và kỹ năng giúp trẻ phát âm chuẩn ngay từ nhỏ" – cô Thái Hoa chia sẻ.
Khẳng định tầm quan trọng của giọng nói trong giáo dục hiện đại, ThS. Tráng Thị Thúy - Phó Tổ bộ môn phụ trách ngành Quản lý văn hóa, Trường ĐH Sư phạm Nghệ thuật Trung ương cho rằng, giọng nói không chỉ là phương tiện truyền đạt kiến thức mà còn trở thành công cụ tương tác, kết nối và khơi gợi cảm hứng. Việc rèn luyện để có một giọng nói chuẩn, hay là một trong những yếu tố then chốt giúp giáo viên nâng cao hiệu quả giảng dạy, tạo dựng môi trường học tập tích cực và góp phần vào sự thành công của người học.

Các chuyên gia, giáp viên cho rằng giọng nói là cây cầu kết nối tri thức và cảm xúc, giúp mỗi bài giảng trở thành một hành trình đầy cảm hứng cho học sinh
Theo các chuyên gia, giọng nói thời nào cũng quan trọng và với giáo dục hiện đại thì có thể luyện và phát triển nhiều hơn, phong phú hơn với các môi trường. Mỗi giáo viên cần ý thức rèn luyện giọng nói từ các yếu tố như âm sắc, nhịp điệu, cường độ, sự nhấn nhá và hơi thở sẽ giúp giáo viên phát huy tối đa sức mạnh của giọng nói, góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy và kết nối sâu sắc hơn với học sinh.
Cách rèn luyện giọng nói để "chạm" đến cảm xúc học sinh là: Luyện tập phát âm rõ ràng, Luyện thanh và điều chỉnh âm sắc, Kiểm soát nhịp điệu và tốc độ, Luyện hơi thở sâu, Tập diễn xuất và sử dụng ngôn ngữ cơ thể, Thực hành kể chuyện… góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy và kết nối sâu sắc hơn với học sinh.
Chương trình giáo dục cũng cần được tích hợp bài học về phát âm từ sớm, các buổi hội thảo chia sẻ kinh nghiệm giữa phụ huynh và giáo viên, đồng thời theo dõi tiến độ phát triển ngôn ngữ của trẻ định kỳ để đánh giá hiệu quả của các can thiệp được khuyến cáo là hoạt động cần thiết tại các cơ sở giáo dục mầm non và tiểu học, trong trường hợp cần thiết, chuyên gia ngôn ngữ có thể tư vấn và điều chỉnh phương pháp hỗ trợ phù hợp với từng trẻ cụ thể. Sự đầu tư về nguồn lực và công nghệ giáo dục cũng sẽ góp phần nâng cao chất lượng phương pháp giảng dạy.

Sắp công bố điểm chuẩn lớp 10 Hà Nội
Giáo dục - 8 phút trướcSở GD&ĐT Hà Nội đang rà soát các công đoạn cuối cùng để công bố điểm thi, điểm chuẩn vào lớp 10 THPT, dự kiến vào ngày 4/7 tới.

Bộ GD&ĐT phủ nhận đáp án môn Văn tốt nghiệp THPT 2025 đang lan truyền trên mạng
Giáo dục - 1 ngày trướcChiều 30/6, một loạt hình ảnh được cho là đáp án môn Ngữ văn kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025 lan truyền nhanh chóng trên mạng xã hội, thu hút sự chú ý của dư luận.

Phụ huynh Hà Nội sốt ruột chờ điểm thi lớp 10
Giáo dục - 1 ngày trướcNgày 30-6, nhiều thông tin lan truyền trên mạng về việc Sở GD-ĐT Hà Nội sắp công bố điểm thi lớp 10 năm học 2025-2026.

Vì sao đề thi tốt nghiệp THPT 2025 không in trên khổ giấy A3 như công bố?
Giáo dục - 1 ngày trướcGĐXH - Giáo sư Huỳnh Văn Chương (Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng, Bộ GD&ĐT) cho biết, việc in đề thi tốt nghiệp THPT 2025 trên khổ giấy A3 hay A4 là tùy các địa phương.

Đề tiếng Anh tốt nghiệp khó như thi IELTS: Học sinh ‘khóc thét’, chuyên gia nói gì?
Giáo dục - 2 ngày trướcSáng 27/6, gần 353.000 thí sinh trên cả nước đã làm bài thi tốt nghiệp THPT môn tiếng Anh theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Nhận định đề môn tiếng Anh năm nay có sự tương đồng nhất định với đề thi IELTS, thí sinh 'than khóc' đề khá dài và khó, tạo ra thử thách đáng kể cho thí sinh.

Kỷ luật hiệu trưởng gửi ảnh nhạy cảm trong nhóm Zalo của trường
Giáo dục - 2 ngày trướcDo gửi ảnh nhạy cảm trong nhóm Zalo của trường, ông R.K đã bị Ủy ban Kiểm tra Huyện ủy Phú Thiện (Gia Lai) ra quyết định kỷ luật bằng hình thức khiển trách.

Đề thi Toán tốt nghiệp THPT 2025 dài như văn, có đáng để thí sinh bật khóc?
Giáo dục - 3 ngày trướcThí sinh cho rằng đề Toán thi tốt nghiệp THPT 2025 khó và dài như đề văn. Giáo viên nhìn nhận đề toán năm nay có độ khó nhất định không chỉ nội dung câu hỏi mà cả từ sự khác lạ trong câu hỏi. Học sinh sẽ không có điểm may rủi như các năm trước.

Bộ GD-ĐT phản hồi về đề thi Toán, Tiếng Anh khiến thí sinh 'sốc, khóc nức nở'
Giáo dục - 3 ngày trướcSau khi kết thúc môn Toán, Tiếng Anh tại kỳ thi tốt nghiệp THPT, nhiều thí sinh nói “sốc”, thậm chí khóc nức nở vì đề thi quá khó. Giáo viên cũng đồng tình đề thi năm nay là thách thức với thí sinh.

Nam sinh thi đỗ 6 trường THCS, là thủ khoa 2 trường ‘hot’ ở Hà Nội
Giáo dục - 3 ngày trướcNguyễn Chí Dũng, học sinh Trường Tiểu học La Khê cùng lúc thi đỗ 6 ngôi trường THCS “hot” ở Hà Nội, trong đó có 2 trường đỗ thủ khoa.

Bị hư xe dọc đường, thí sinh vẫn kịp thi nhờ cách xử trí 'có một không hai'
Giáo dục - 4 ngày trướcThí sinh ở TP.HCM bị hư xe dọc đường, nhận thấy giờ thi cận kề, em nhanh trí "tấp" vào điểm thi gần nhất và được linh động tạo điều kiện để làm bài thi sáng 27/6.

Toàn cảnh Trường Đại học Hà Hoa Tiên ở Hà Nam vừa bị đình chỉ đào tạo
Giáo dụcGĐXH - Không bóng sinh viên, cỏ dại mọc um tùm, nhiều dãy nhà xuống cấp là những gì đang diễn ra tại Trường Đại học Hà Hoa Tiên (Hà Nam) vừa bị Bộ Giáo dục và Đào tạo đình chỉ hoạt động đào tạo bậc đại học 12 tháng.