Hà Nội
23°C / 22-25°C

Vì sao nhiều bé trai tuổi dậy thì có giọng nói ‘ái nam ái nữ’?

Thứ ba, 21:27 31/05/2022 | Dân số và phát triển

GiadinhNet - Theo các nghiên cứu trên thế giới, nguyên nhân chủ yếu bệnh lý này là do yếu tố tâm lý, tính cách trẻ gây ra. Chỉ có một tỷ lệ rất nhỏ liên quan đến bệnh lý nội tiết hay tổn thương tại dây thanh.

Theo các bác sĩ, ở tuổi dậy thì, các bé trai sẽ trải qua giai đoạn vỡ giọng. Đây là sự thay đổi giọng nói khi một bé trai chuyển từ giọng nói âm sắc cao, thanh của trẻ em sang giọng nói trầm của giọng người lớn.

Tuy nhiên, một số trẻ sau khi trải qua giai đoạn này lại vẫn có một giọng nói thanh, lơ lớ như giọng con gái hay dân gian hay gọi là giọng "ái nam ái nữ" khiến trẻ tự ti trong giao tiếp.

Như trường hợp của H.K, quê Hậu Giang là một ví dụ. Theo lời kể của nam thanh niên này, em đổi giọng từ năm 10 tuổi, tuy nhiên, thay vì có giọng trầm hoặc ồm ồm, mỗi lần cậu bé cất giọng lại khiến người nghe tưởng một bé gái nào đang nói chuyện. Điều này khiến em xấu hổ, tự ti vô cùng.

Vì sao nhiều bé trai tuổi dậy thì có giọng nói ‘ái nam ái nữ’? - Ảnh 1.

Rối loạn giọng tuổi dậy thì nếu không điều trị kịp thời và đúng cách, những rối loạn này có thể trở thành vĩnh viễn không hồi phục. Ảnh BVBM

Sau này khi ra trường, đi làm, K vẫn có một giọng nói không giống những người đàn ông khác. Nhiều khi vừa mở miệng, những người xung quanh đã cười ồ lên, thậm chí là chế giễu anh. Từ đó, K dần thu mình, hiếm khi thể hiện quan điểm, ý kiến cá nhân trước tập thể.

Cuối cùng, K quyết định đi khám thì được biết, mình bị rối loạn giọng tuổi dậy thì. Tuy nhiên, do không được can thiệp luôn ở giai đoạn dậy thì nên tình trạng của anh rất khó có thể luyện được về giọng như nam giới thông thường.

Chia sẻ về vấn đề này, theo ThS.BS Nguyễn Thị Hồng Nhung, Khoa Tai Mũi Họng, Bệnh viện Bạch Mai, rối loạn giọng tuổi dậy thì là tình trạng giọng nói trẻ em vẫn tồn tại sau khi đã dậy thì đầy đủ và thanh quản đã phát triển hoàn toàn. Tuy chỉ gặp với tỷ lệ khoảng 1/900.000 nhưng nếu không điều trị kịp thời và đúng cách, những rối loạn này có thể trở thành vĩnh viễn không hồi phục.

"Rối loạn giọng tuổi dậy thì dẫn đến mặc cảm về tâm lý, cản trở giao tiếp xã hội, học tập, làm việc, từ đó làm giảm chất lượng cuộc sống", BS Hồng Nhung cho biết.

Theo BS Nhung, một số nguyên nhân dẫn đến rối loạn giọng tuổi dậy thì như: Trẻ nam đang nói giọng trẻ con mà chuyển đột ngột sang giọng trầm khiến nhiều em thấy ngại, cố "níu kéo" giọng cũ của mình, dẫn đến mất khả năng phát âm chính xác về cao độ.

Bên cạnh đó, một số trẻ bị rối loạn do tổn thương thực thể: rãnh dây thanh bẩm sinh, bệnh về nội tiết, sinh dục, thượng thận, tuyến yên …

Một nguyên nhân khác là do trẻ nam sống trong gia đình có nhiều chị em gái hoặc thiếu hụt chất dinh dưỡng, hay viêm nhiễm đường hô hấp, … đến tuổi dậy thì cũng dễ bị rối loạn giọng.

Làm gì khi trẻ bị rối loạn giọng tuổi dậy thì?

Các chuyên gia khuyến cáo, rối loạn giọng tuổi dậy thì ảnh hưởng nhiều đến tâm lý của trẻ, giảm chất lượng cuộc sống, giao tiếp, học tập và làm việc. Vì vậy, khi nghi ngờ trẻ có rối loạn giọng tuổi dậy thì, phụ huynh nên sớm cho trẻ đi khám bác sĩ chuyên khoa Tai Mũi Họng.

Điều trị rối loạn giọng tuổi dậy thì chủ yếu là tư vấn tâm lý kết hợp các bài tập luyện giọng. Khả năng thành công phụ thuộc vào việc chẩn đoán đúng, sớm (tốt nhất là trước 20 tuổi), tư vấn và hướng dẫn từ bác sĩ chuyên khoa đối với từng trường hợp cụ thể cũng như sự tuân thủ của bệnh nhân.

Tư vấn tâm lý: Bệnh nhân được giải thích về cơ chế phát âm và bệnh lý của mình, cách điều trị và tiên lượng.

Bài tập luyện giọng: Mỗi đợt tập bắt đầu bằng một buổi 45 phút tại Khoa Tai Mũi Họng với tần suất 1 buổi/tuần. Sau đó, bệnh nhân tự tập ở nhà 2 lần/ngày, mỗi lần 30 phút.

Số buổi tập thay đổi tuỳ theo mức độ rối loạn giọng và tiến triển điều trị của từng người bệnh. Sau 3 đợt tập, bệnh nhân sẽ được ghi âm đánh giá giọng nói; sau 5 đợt tập sẽ được ghi âm và nội soi hoạt nghiệm kiểm tra. Các bài tập gồm có:

- Bài tập thư giãn: bài tập thở, tập ngáp, massage cơ vùng cổ, …

- Bài tập cộng hưởng: humming hạ thấp âm vực, rung môi, ...

- Kỹ thuật phát âm "boom" khi nuốt.

- Kỹ thuật ấn sụn giáp kết hợp ho, đằng hắng.

- Hạ thấp thanh quản kết hợp phát âm nguyên âm.

- Phản hồi nghe nhìn, …

Theo BS Nhung, bệnh nhân được phát hiện bệnh sớm, điều trị bằng luyện giọng kết hợp tư vấn tâm lý tỷ lệ thành công cao gần 95%. Một số ít bệnh nhân không đáp ứng với luyện giọng và điều trị tâm lý có thể xét phẫu thuật chỉnh hình dây thanh.

Mai Anh
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Rùng mình trước tác hại của dung dịch vệ sinh phụ nữ không đạt chuẩn: BS 30 năm kinh nghiệm lên tiếng cảnh báo!

Rùng mình trước tác hại của dung dịch vệ sinh phụ nữ không đạt chuẩn: BS 30 năm kinh nghiệm lên tiếng cảnh báo!

Dân số và phát triển - 19 giờ trước

Không chỉ gây mất cân bằng hệ vi sinh vùng kín, tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm tấn công, dung dịch vệ sinh phụ nữ không đạt chuẩn còn đáng sợ cỡ này...

14 năm sống như con gái, đi khám sản phụ khoa mới biết là con trai

14 năm sống như con gái, đi khám sản phụ khoa mới biết là con trai

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

14 năm để tóc dài, vui chơi cùng các bạn nữ, Ngọc Linh không ngờ bản thân lại là "nam nhi". Sự thật khiến em sốc, không dễ chấp nhận.

Bộ Y tế khuyến cáo người dân đeo khẩu trang nơi công cộng để phòng chống dịch COVID-19

Bộ Y tế khuyến cáo người dân đeo khẩu trang nơi công cộng để phòng chống dịch COVID-19

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

GĐXH - Những ngày gần đây, thông tin số ca COVID-19 gia tăng tại Thái Lan khiến nhiều người lo ngại về đợt dịch bùng phát mới và có nguy cơ lây lan sang các nước trong khu vực, trong đó có Việt Nam.

Bắc Giang: Đa dạng hình thức truyền thông chăm sóc sức khỏe sinh sản, nâng cao chất lượng dân số

Bắc Giang: Đa dạng hình thức truyền thông chăm sóc sức khỏe sinh sản, nâng cao chất lượng dân số

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

GĐXH - Với phương châm “đi từng ngõ, gõ từng nhà”, chiến dịch truyền thông lồng ghép cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình được cơ quan chuyên môn của tỉnh, các địa phương tại Bắc Giang thực hiện đồng bộ, hiệu quả.

Trẻ dễ mắc các vấn đề sức khỏe tâm thần trong mùa thi, phòng ngừa như thế nào?

Trẻ dễ mắc các vấn đề sức khỏe tâm thần trong mùa thi, phòng ngừa như thế nào?

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Cứ mỗi mùa thi đến, số trẻ gặp các vấn đề về sức khỏe tâm thần lại gia tăng. Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này? Cách phòng tránh các vấn đề sức khỏe tâm thần trong mùa thi như thế nào?

Trẻ có nguy cơ tăng huyết áp nếu mẹ bị béo phì, đái tháo đường và tăng huyết áp khi mang thai

Trẻ có nguy cơ tăng huyết áp nếu mẹ bị béo phì, đái tháo đường và tăng huyết áp khi mang thai

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy tình trạng sức khỏe của bà mẹ khi mang thai có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe sau này của trẻ. Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, nếu mẹ bị béo phì, đái tháo đường và tăng huyết áp khi mang thai thì em bé cũng có thể bị tăng huyết áp.

Nhận diện các triệu chứng viêm âm đạo thường gặp

Nhận diện các triệu chứng viêm âm đạo thường gặp

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Viêm âm đạo là vấn đề sức khỏe quen thuộc ảnh hưởng đến nhiều phụ nữ, đặc biệt chị em trong độ tuổi sinh sản. Việc trang bị kiến thức để nhận diện sớm các tín hiệu bất thường và chủ động áp dụng các biện pháp phòng ngừa giúp bảo vệ sức khỏe phụ khoa.

Ra máu âm đạo bất thường có phải là dấu hiệu mắc ung thư cổ tử cung?

Ra máu âm đạo bất thường có phải là dấu hiệu mắc ung thư cổ tử cung?

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Ra máu âm đạo bất thường là tình trạng chảy máu xảy ra ngoài chu kỳ kinh nguyệt bình thường của phụ nữ. Đây là một trong những dấu hiệu phổ biến nhất cho thấy có thể có nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung.

5 loại thực phẩm giúp lão hóa khỏe mạnh và minh mẫn hơn

5 loại thực phẩm giúp lão hóa khỏe mạnh và minh mẫn hơn

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Có một tuổi già khỏe mạnh và trí óc còn minh mẫn là ước muốn của mọi người. Lối sống và dinh dưỡng là yếu tố góp phần quan trọng giúp chúng ta đạt được điều đó. Các nhà khoa học đã phát hiện ra một số loại thực phẩm có lợi cho quá trình lão hóa khỏe mạnh ở con người.

4 dấu hiệu cảnh báo ung thư vú phụ nữ không nên bỏ qua

4 dấu hiệu cảnh báo ung thư vú phụ nữ không nên bỏ qua

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Mặc dù không phải tất cả những bất thường ở vú đều là ung thư nhưng việc nhận biết sớm các dấu hiệu nghi ngờ là rất quan trọng, điều này góp phần vào khả năng điều trị thành công và cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh.

Top