Nắng nóng, trẻ kêu đau đầu nhiều, phải nghĩ ngay tới viêm não
GiadinhNet - Viêm não, viêm màng não là bệnh nguy hiểm, trong mùa nắng nóng, số lượng người mắc gia tăng. Biểu hiện bệnh ở trẻ rất đa dạng, nhưng khi trẻ kêu đau đầu nhiều, cha mẹ cần đề phòng bệnh viêm não, viêm màng não và đưa con đi khám gấp.

Biểu hiện rất đa dạng, khó chẩn đoán
Liên quan đến sự việc 7 cháu bé tử vong tại Cao Bằng do viêm não và hàng chục ca mắc bệnh này, PGS.TS Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, cơ quan y tế địa phương vẫn tiếp tục giám sát ổ dịch gây hội chứng não cấp tại xã Quảng Lâm, huyện Bảo Lâm, Cao Bằng. Các bệnh nhi còn lại đang điều trị có diễn biến khả quan, không ghi nhận thêm ca tử vong. PGS.TS Trần Đắc Phu cho biết, hiện không ghi nhận ổ dịch viêm não virus tại các địa phương khác, tuy nhiên vẫn ghi nhận rải rác các ca mắc nhập viện, có tử vong.
Cũng theo Cục Y tế dự phòng, 7 trẻ tử vong đều dưới 6 tháng tuổi với các biểu hiện sốt nhẹ, quấy khóc, bỏ bú, rối loạn tiêu hóa (đi ngoài phân lỏng, nôn). Một số trường hợp có ho, khó thở, sau đó diễn biến nhanh đến hội chứng não cấp, bao gồm co giật, li bì và tử vong. Theo PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên nhân tử vong do bệnh diễn biến cấp tính, nhưng đồng thời phụ thuộc kinh nghiệm chẩn đoán, điều trị của cơ sở y tế. Bên cạnh đó là tình trạng trẻ đến cơ sở y tế muộn. Đơn cử mới đây nhất, Khoa Truyền nhiễm (Bệnh viện Nhi Trung ương) ghi nhận ca tử vong do viêm não. Bệnh nhi có biểu hiện ho, sốt, được bệnh viện tuyến dưới chẩn đoán và cho điều trị viêm phế quản. Đến khi gia đình đưa bé lên tuyến trên phát hiện bé bị bệnh viêm não thì bệnh đã nặng, sau 4 ngày bé không qua khỏi.
PGS.TS nhi khoa Nguyễn Tiến Dũng, cố vấn chuyên môn Bệnh viện Bạch Mai cho biết, biểu hiện bệnh viêm não lâm sàng ở trẻ rất đa dạng và thay đổi tùy theo lứa tuổi. Những triệu chứng như đau đầu, buồn nôn, sốt cao rất dễ nhầm lẫn với những bệnh lý viêm đường hô hấp, sốt virus khác. Bệnh thường khởi phát với các triệu chứng đơn giản như sốt (sốt rất cao, dai dẳng), nôn không giải thích được (không phải do thức ăn, chán ăn, không có tiêu chảy kèm theo), đau đầu (có khi hết sốt mà vẫn đau đầu). Tuy nhiên, cũng có trường hợp trẻ có thể nôn nhiều hoặc không đáng kể, thậm chí kèm theo tiêu chảy. “Đặc biệt, khi trẻ kêu đau đầu nhiều, cha mẹ cần nghĩ ngay đến bệnh viêm não, viêm màng não và đưa con đi khám gấp”, PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng nhấn mạnh. Chưa kể, với trường hợp nặng còn xuất hiện co giật, rối loạn thần kinh như: Lờ đờ, mệt, li bì, thậm chí hôn mê.
Bệnh viêm não, viêm màng não nguy cơ gia tăng
Theo thống kê trên cả nước, số ca mắc viêm não do virus từ đầu năm đến nay giảm 42% so với cùng kỳ năm 2015. Nhưng các chuyên gia cảnh báo, thời điểm mùa hè, nhiệt độ tăng dần là thời điểm thuận lợi cho bệnh viêm não, viêm màng não “vào mùa”.
Tại Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn (Hà Nội), BS Nguyễn Văn Thường, Trưởng khoa Nhi Tổng hợp cho biết: Những ngày gần đây, khoa đã tiếp nhận rải rác các ca viêm não, nhưng may mắn diễn biến nhẹ. Mới nhất, cách đây 2 ngày, một bệnh nhi 8 tuổi vào viện trong tình trạng sốt cao, đau đầu, nôn trớ. Nhờ được chẩn đoán nhanh, đúng, đến nay bệnh nhi đã hạ sốt, giảm đau, dự kiến phải điều trị thêm 1 tuần sẽ được ra viện.
Viêm não không chỉ nguy hiểm với trẻ em, tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, BS Nguyễn Trung Cấp (khoa Cấp cứu) cho biết, hầu như tháng nào khoa cũng tiếp nhận 5 - 6 ca cấp cứu vì bệnh lý này. Hiện đang có 2 trường hợp nằm điều trị, trong đó có một ca tổn thương não rất nặng, dù đã làm hết các xét nghiệm nhưng không phát hiện ra virus tác nhân.
Viêm não, viêm màng não là bệnh khá nguy hiểm với trẻ, thậm chí có thể dẫn tới tử vong. Nếu không được phát hiện sớm, điều trị kịp thời, trẻ có thể bị các di chứng về tinh thần, ảnh hưởng đến sự phát triển trí tuệ, nhận thức kém. Bệnh viêm não có thể bị lây nhiễm qua côn trùng đốt, qua đường tiêu hóa hoặc qua đường hô hấp. Ngoài nguyên nhân do viêm não Nhật Bản, hiện có nhóm nguyên nhân khá phổ biến là do các virus đường ruột, bệnh diễn biến bất thường, có trường hợp nhẹ, sau một tuần khỏi bệnh mà không để lại di chứng gì, nhưng có trẻ lại diễn biến nặng, tử vong rất nhanh. Nhóm virus này hiện chưa có vaccine phòng.
Các bác sĩ lưu ý, các bệnh viêm não, viêm màng não, viêm màng não mủ đều khó chẩn đoán, dấu hiệu đa dạng. Thậm chí, gần đây các trường hợp “mờ triệu chứng” viêm màng não mủ do bệnh nhân được dùng kháng sinh trước khi được chẩn đoán đúng bệnh có dấu hiệu gia tăng, nên việc theo dõi trẻ là rất quan trọng. Nếu nghi ngờ, bác sĩ sẽ chỉ định chọc dịch não tủy – “tiêu chuẩn vàng” để xác định bệnh và thể viêm não mắc phải.
Các bác sĩ nhi khoa khuyến cáo, khi trẻ có bất cứ triệu chứng nào giống như cảm cúm, viêm đường hô hấp thông thường như sốt, sổ mũi, đặc biệt là kêu đau đầu và nôn, sốt cao, sốt dài ngày không hạ; triệu chứng buồn nôn, nôn không liên quan đến bữa ăn; sốt, đau đầu không rõ nguyên nhân thì cần đưa ngay tới bệnh viện để được theo dõi, chẩn đoán và điều trị sớm, giảm nguy cơ biến chứng nguy hiểm cho bé. Với các bé nhỏ tuổi, chưa biết “kêu” đau đầu, thì cha mẹ lưu ý tới biểu hiện con quấy khóc liên hồi. Đặc biệt, cha mẹ không tự ý cho con dùng kháng sinh ngay khi thấy con sốt, ho, tiêu chảy, bởi việc dùng kháng sinh sớm, trước khi đến viện có thể khiến bác sĩ chẩn đoán bệnh khó khăn hơn.
Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) khuyến cáo người dân: Đối với virus gây bệnh viêm não Nhật Bản, tiêm vaccine viêm não Nhật Bản đầy đủ và đúng lịch là biện pháp phòng bệnh quan trọng và hiệu quả nhất với 3 liều cơ bản:
- Mũi 1: Lúc trẻ được 1 tuổi;
- Mũi 2: Sau mũi 1 từ 1 - 2 tuần;
- Mũi 3: Cách mũi 2 là 1 năm. Sau đó, cứ 3 - 4 năm tiêm nhắc lại một lần cho đến khi trẻ qua 15 tuổi.
Nhiều bệnh nhi mắc quai bị biến chứng thành viêm não
Nếu như trong tháng 5/2015, số lượng bệnh nhi ghi nhận tại Khoa Truyền nhiễm (Bệnh viện Sản - Nhi Nghệ An) là 15 trường hợp thì tháng 5/2016 đã có 24 bệnh nhi. Đáng chú ý, trong số 24 bệnh nhi thì có đến 30% là quai bị biến chứng viêm não.
Đại diện bệnh viện cho hay: Bệnh nhi hầu hết ở lứa tuổi từ 2 - 14 tuổi, đều có chung biểu hiện ban đầu là sốt cao liên tục, đau đầu, buồn nôn và nôn, có trẻ bị co giật, rối loạn tri giác, hôn mê. Nguyên nhân là do virus. Viêm não có nhiều loại như viêm não Nhật Bản, viêm não do quai bị biến chứng. Đặc biệt, số bệnh nhi viêm não do quai bị biến chứng chiếm tỷ lệ khá cao, từ 20 - 30%. Nhiều trường hợp mắc bệnh không được chữa trị kịp thời, hoặc do bệnh nặng dẫn đến biến chứng yếu chi, liệt nửa người, nặng hơn là tàn phế, sống đời sống thực vật, thậm chí tử vong…
Các chuyên gia khuyến cáo: Phụ huynh cần chủ động tiêm phòng viêm não Nhật Bản và quai bị cho trẻ. Bên cạnh đó, cần thực hiện tốt vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, súc miệng, họng bằng các dung dịch sát khuẩn mũi họng thông thường; thực hiện tốt vệ sinh nơi ở, nơi làm việc, diệt trừ muỗi... Khi có biểu hiện sốt cao, đau đầu, buồn nôn và nôn, cổ cứng, cần đến ngay cơ sở y tế, đặc biệt là gặp các bác sĩ chuyên khoa để được khám và điều trị kịp thời.
H. Lam
Thu Nguyên/Báo Gia đình & Xã hội

BV Nhân dân Gia Định lần đầu ghép thận thành công từ người hiến tạng chết não
Y tế - 2 ngày trướcHai bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối được hồi sinh nhờ tạng từ người chết não.

Đau đầu, sốt không đỡ, nam thanh niên 22 tuổi rơi vào hôn mê
Y tế - 2 ngày trướcGĐXH - Bệnh nhân được bạn cùng phòng phát hiện trong tình trạng lơ mơ, gọi hỏi không đáp nên nhanh chóng đưa đi cấp cứu.

Bộ Y tế thông tin nhanh về những trường hợp mắc bệnh chưa rõ nguyên nhân tại Nga
Y tế - 2 ngày trướcGĐXH - Đến thời điểm hiện tại, thông tin ban đầu từ Cơ quan Đầu mối thực hiện Điều lệ Y tế quốc tế (IHR) của WHO tại khu vực châu Âu, một số trường hợp bệnh đã xác định nguyên nhân gây bệnh là do nhiễm vi khuẩn Mycoplasma.

Lần đầu tiên tại Việt Nam, bệnh nhân u phì đại tiền liệt tuyến được phẫu thuật bằng liệu pháp không đau
Y tế - 3 ngày trướcGĐXH - Lần đầu tiên tại Việt Nam các bác sĩ khoa Phẫu thuật tiết niệu và nam học, Bệnh viện E phẫu thuật thành công cho người bệnh mắc u phì đại tiền liệt tuyến (khoảng 40g) bằng liệu pháp vi nhiệt tạo hơi nước (Rezum).

Người đàn ông đột tử sau trận đấu tennis
Sống khỏe - 4 ngày trướcNgày 1/4, Bệnh viện E đã tiếp nhận một bệnh nhân nam 41 tuổi do xe cấp cứu 115 đưa đến trong tình trạng nguy kịch, ngừng tuần hoàn sau khi chơi tennis.

Ra mắt mô hình điểm 'An toàn trên không gian mạng, vững vàng trong chuyển đổi số' tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An
Sống khỏe - 4 ngày trướcMô hình ra đời nhằm xây dựng Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An trở thành điểm sáng trong công cuộc chuyển đổi số, đảm bảo an toàn, an ninh mạng và bảo vệ dữ liệu cá nhân.

Hội thảo khoa học: Nghiên cứu triển khai thử lâm sàng Dược chất Coenzyme NAD+ từ cây nấm tuyết Nhật Bản tại Việt Nam
Y tế - 4 ngày trướcGĐXH - Vừa qua, Viện Đông y Việt Nam phối hợp với các chuyên gia vừa tổ chức Hội thảo khoa học: Nghiên cứu triển khai thử lâm sàng Dược chất Coenzyme NAD+ từ cây nấm tuyết Nhật Bản tại Việt Nam.

Người tham gia BHYT thay đổi cơ sở khám, chữa bệnh thế nào?
Y tế - 4 ngày trướcCơ quan BHXH thực hiện thay đổi nơi đăng ký khám, chữa bệnh BHYT ban đầu của người tham gia trên cơ sở dữ liệu thẻ BHYT. Trường hợp thông tin trên thẻ BHYT bản giấy và bản điện tử khác nhau thì thực hiện theo thông tin trên thẻ BHYT điện tử.

Cảnh báo ngộ độc thực phẩm
Y tế - 5 ngày trướcBộ Y tế yêu cầu khẩn trương điều tra, xác minh nguyên nhân gây ra các vụ ngộ độc thực phẩm, cảnh báo cộng đồng

Liên tiếp 6 du khách nhập viện cấp cứu khi đi du lịch, 1 người hôn mê sâu do ngộ độc rượu methanol
Y tế - 6 ngày trướcGĐXH - Cả 6 người sau khi uống cùng 1 loại rượu trái cây đều có biểu hiện đau bụng, nôn ói thậm chí lơ mơ…

Người đàn ông đột tử sau trận đấu tennis
Sống khỏeNgày 1/4, Bệnh viện E đã tiếp nhận một bệnh nhân nam 41 tuổi do xe cấp cứu 115 đưa đến trong tình trạng nguy kịch, ngừng tuần hoàn sau khi chơi tennis.