Hà Nội
23°C / 22-25°C

Nên cho trẻ bổ sung omega-3 ở độ tuổi nào?

Thứ ba, 12:18 03/09/2024 | Mẹ và bé

Omega 3 mang lại nhiều lợi ích sức khỏe cho trẻ, nhưng có nên bổ sung chất béo omega-3 hay không phụ thuộc rất nhiều vào chế độ ăn uống hàng ngày...

1. Omega-3 quan trọng với trẻ em như thế nào?

Omega-3 là một axit béo không bão hòa đa, chủ yếu chứa 3 thành phần là EPA (axit eicosapentaenoic), DHA (axit docosahexaenoic) và ALA (axit α-Linolenic). Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng EPA và DHA đóng vai trò quan trọng trong sự tăng trưởng và phát triển của trẻ.

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng EPA, DHA có thể giúp cải thiện thị lực và phát triển hệ thần kinh. Sự kết hợp của cả hai có thể mang lại nhiều tác dụng hơn, như cải thiện tình trạng mất tập trung, hiếu động thái quá , chứng tự kỷ…

Nên cho trẻ bổ sung omega-3 ở độ tuổi nào?- Ảnh 1.

Sau 2 tuổi nếu trẻ bị thiếu hụt hoặc chế độ ăn không cung cấp đủ, mới cần bổ sung DHA và EPA cho trẻ.

Những tác dụng và lợi ích của omega 3 đối với trẻ em, bao gồm:

Thúc đẩy sự phát triển trí não : Giai đoạn từ sơ sinh đến 2 tuổi là giai đoạn quan trọng cho sự phát triển của trẻ. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng omega-3 trong dầu cá có lợi cho sự phát triển hệ thần kinh của trẻ, ảnh hưởng đến sự phát triển trí não và nhận thức tổng thể.

Thúc đẩy phát triển tầm nhìn: DHA hiện diện với số lượng lớn ở võng mạc mắt. Tuy nhiên, trong quá trình lớn lên của trẻ, mắt có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau đến sự phát triển thị lực. Nếu trẻ được cung cấp đầy đủ omega-3 sẽ bảo vệ mắt và hỗ trợ sự phát triển thị lực tốt hơn.

Cải thiện sự tập trung và trí nhớ: Omega-3 có thể giúp trẻ cải thiện khả năng tập trung và trí nhớ. Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng bổ sung omega-3 có thể cải thiện khả năng chú ý và trí nhớ ngắn hạn của trẻ mắc chứng rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD). EPA liều cao có đặc tính chống viêm.

Tăng cường miễn dịch: EPA và DHA cũng có mặt trong hệ thống miễn dịch của cơ thể và hoạt động thông qua nhiều cơ chế tương tác để ảnh hưởng đến chức năng miễn dịch. Omega-3 có thể làm giảm nguy cơ mắc các bệnh dị ứng (như bệnh chàm, viêm da dị ứng ) và các bệnh về đường hô hấp (như hen suyễn)

2. Lượng omega-3 khuyến nghị cho trẻ em

Mặc dù omega-3 có rất nhiều lợi ích nhưng vì cơ thể con người không thể tự tổng hợp được omega-3 mà chỉ có thể lấy được từ chế độ ăn uống. Vì vậy, cần xây dựng cho trẻ một chế độ ăn bao gồm nhiều loại thực phẩm giàu omega-3.

Để đáp ứng nhu cầu chất béo omega-3 hàng ngày cho trẻ em, hãy tìm từ những nguồn thực phẩm sau: Cá hồi, cá mòi, cá thu, cá ngừ, cá trích, hàu, tôm, thịt bò, hạt lanh, quả óc chó, hạt chia...

Theo Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc (FAO), lượng omega-3 khuyến nghị hiện tại dành cho trẻ em là:

  • 0 đến 12 tháng: 0,5 gam/ngày
  • 1 đến 3 tuổi: 0,7 gam/ngày
  • 4 đến 8 tuổi: 0,9 gam/ngày
  • 9 đến 13 tuổi (bé trai): 1,2 gam/ngày
  • 9 đến 13 tuổi (bé gái): 1,0 gam/ngày
  • 14 đến 18 tuổi (bé trai): 1,6 gam/ngày
  • 14 đến 18 tuổi (bé gái): 1,1 gam/ngày

Lưu ý, tiêu thụ quá nhiều omega 3 ở trẻ em có thể dẫn đến chảy máu, huyết áp thấp, buồn nôn và các tác dụng phụ khác.

Nên cho trẻ bổ sung omega-3 ở độ tuổi nào?- Ảnh 2.

Nên cung cấp omega-3 cho trẻ thông qua thực phẩm.

Có thể thấy từ khẩu phần khuyến nghị nêu trên của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc, sau 2 tuổi nếu trẻ bị thiếu hụt hoặc chế độ ăn không cung cấp đủ, mới cần bổ sung DHA và EPA cho trẻ.

Trẻ trước 1 tuổi chủ yếu bú sữa mẹ nên mẹ cần có chế độ ăn đầy đủ omega 3. Sau 1 tuổi mẹ cần chú ý xây dựng chế độ ăn cung cấp đủ omega 3 cho trẻ.

DS. Vũ Thuỳ Dương
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Các xét nghiệm cần làm khi có dấu hiệu nghi ngờ mắc ung thư vú

Các xét nghiệm cần làm khi có dấu hiệu nghi ngờ mắc ung thư vú

Mẹ và bé - 12 giờ trước

Khi phát hiện bất kỳ dấu hiệu bất thường nào nghi ngờ ung thư vú, cần gặp bác sĩ chuyên khoa sớm để được đánh giá, thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán chính xác và có phác đồ điều trị kịp thời.

Bé 10 tuổi ở Phú Thọ bị dị tật tủy sống từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua

Bé 10 tuổi ở Phú Thọ bị dị tật tủy sống từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua

Mẹ và bé - 1 ngày trước

GĐXH - Một số yếu tố nguy cơ gây dị tật tủy sống như: Thiếu axit folic trong thai kỳ, tiền sử gia đình có người mắc dị tật ống thần kinh, một số thuốc hoặc bệnh lý người mẹ mắc trong quá trình mang thai...

Người phụ nữ 35 tuổi ở Hải Dương phải phẫu thuật vì que tránh thai 'đi lạc' trong cánh tay

Người phụ nữ 35 tuổi ở Hải Dương phải phẫu thuật vì que tránh thai 'đi lạc' trong cánh tay

Mẹ và bé - 5 ngày trước

GĐXH - Cấy que tránh thai là một phương pháp ngừa thai hiện đại, an toàn và hiệu quả cao. Tuy nhiên, thủ thuật này cần được thực hiện bởi bác sĩ chuyên khoa tại cơ sở y tế uy tín

U nang nước buồng trứng ở chị em có nguy hiểm không?

U nang nước buồng trứng ở chị em có nguy hiểm không?

Mẹ và bé - 6 ngày trước

GĐXH - U nang nước buồng trứng thường là u lạnh. Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng vậy, có những trường hợp cần theo dõi chặt chẽ hoặc điều trị kịp thời để tránh biến chứng nguy hiểm.

Bé trai 9 tuổi vỡ ruột thừa nguy kịch do bố mẹ bỏ qua dấu hiệu này!

Bé trai 9 tuổi vỡ ruột thừa nguy kịch do bố mẹ bỏ qua dấu hiệu này!

Mẹ và bé - 1 tuần trước

GĐXH - Trường hợp bệnh nhi bị viêm ruột thừa để tình trạng này kéo dài 3 ngày khiến ruột thừa bị viêm lâu, dẫn đến hoại tử, căng phồng và cuối cùng là vỡ ra.

Bé 16 tháng tuổi nguy kịch sau bữa ăn trưa do mẹ nấu, bác sĩ chỉ rõ nguyên nhân

Bé 16 tháng tuổi nguy kịch sau bữa ăn trưa do mẹ nấu, bác sĩ chỉ rõ nguyên nhân

Mẹ và bé - 2 tuần trước

GĐXH - Trước khi nhập viện, mẹ cho biết bé có ăn ghẹ và cải bó xôi được xay nấu canh, ăn với cơm, có sử dụng nước giếng để nấu ăn...

Ngủ một mình trong phòng, bé 7 tuổi ở Ninh Bình bị rắn cạp nia cắn nguy kịch

Ngủ một mình trong phòng, bé 7 tuổi ở Ninh Bình bị rắn cạp nia cắn nguy kịch

Mẹ và bé - 2 tuần trước

GĐXH - Theo lời người nhà, trẻ ngủ một mình trên tầng 2, khoảng 3 giờ sáng cùng ngày trẻ bị một con rắn bò vào người...

Thiếu niên 16 tuổi cấp cứu với vùng kín đau đớn dữ dội

Thiếu niên 16 tuổi cấp cứu với vùng kín đau đớn dữ dội

Mẹ và bé - 2 tuần trước

Thiếu niên 16 tuổi thấy bao quy đầu hẹp đã tự lộn tại nhà dẫn đến phù nề, thắt nghẹt. Khi vùng kín đau dữ dội, bệnh nhân mới nói với gia đình đưa đi viện cấp cứu.

Bé 2,5 tuổi phát hiện bị đột quỵ từ dấu hiệu nhiều trẻ em Việt mắc phải

Bé 2,5 tuổi phát hiện bị đột quỵ từ dấu hiệu nhiều trẻ em Việt mắc phải

Mẹ và bé - 2 tuần trước

GĐXH - Bệnh nhi bị đột quỵ nhập viện vào ngày thứ 3 của bệnh với triệu chứng khởi phát là nôn ói sau ăn khoảng 3-4 lần/ngày, sau đó ói ngày càng tăng dần...

Bác sĩ chỉ rõ nguyên nhân khiến bé 13 tuổi đang khoẻ mạnh đột ngột bị hôn mê, suy hô hấp, truỵ tim mạch

Bác sĩ chỉ rõ nguyên nhân khiến bé 13 tuổi đang khoẻ mạnh đột ngột bị hôn mê, suy hô hấp, truỵ tim mạch

Mẹ và bé - 1 tháng trước

GĐXH - Cha của bé cho biết trước đó 1 ngày có mua chai hóa chất nhằm mục đích hàn nhựa và để trong cốp xe...

Top