Nền kinh tế số 2 châu Á chật vật vì 230.000 tấn ‘hạt vàng’ biến mất, người dân 'than trời' vì có tiền cũng không mua được
Giá gạo ở Nhật Bản tiếp tục tăng vọt kể từ “cuộc khủng hoảng gạo thời kỳ Lệnh Hoà” vào mùa hè năm ngoái. Dù chính phủ đã có kế hoạch giải phóng 210.000 tấn gạo dự trữ, người tiêu dùng vẫn không chắc động thái này có thể xoa dịu tình hình hay không.
Tại một quầy gạo trong siêu thị ở thành phố Saitamai, phía bắc Tokyo, một người nội trợ đang thở dài: “Đắt quá, nhưng tôi cũng không còn lựa chọn nào khác”.
Trong khi đó, chính phủ kỳ vọng rằng việc giải phóng dự trữ kho gạo sẽ giúp giá cả hạ nhiệt. Song, bà nội trợ ở Saitamai cũng không mấy chắc chắn: “Năm ngoái, chúng tôi kỳ vọng giá sẽ ổn định nhờ loại gạo mới được bày bán nhưng giá cũng không giảm. Tôi không hy vọng gì.”
Siêu thị này đã treo tấm biển “hết hàng” ngay sau khi mở cửa lúc 9 giờ sáng. Siêu thị này cho biết, gạo sẽ được giao đến lúc 10 giờ sáng nhưng gần đây có lúc cũng không có hàng.
Giá gạo tại Nhật Bản tăng đột biến từ tháng 8 năm ngoái, khi chính phủ cảnh báo về khả năng xảy ra động đất ở bờ biển phía nam. Người dân sau đó đã đổ xô mua đồ tích trữ và sau khi cảnh báo được gỡ bỏ thì giá vẫn không hạ nhiệt.
Theo trang web agrijob, nông dân trồng lúa thường không kiếm được nhiều tiên, thu nhập hàng năm trung bình ở mức 2,5 triệu yên (17.000 USD) đến 3 triệu yên. Nếu giá gạo cao hơn thì họ cũng được hưởng lợi. Tuy nhiên, một nông dân ở tỉnh Saitama cho biết sản lượng thu hoạch đã giảm một nửa do thời tiết nóng và bọ xít phát triển tràn lan, khiến nông dân cũng không thể thu lời từ việc giá gạo tăng cao.

Kệ hàng gạo ở một siêu thị đã "cháy hàng".
Người tiêu dùng Nhật Bản đang chịu ảnh hưởng bởi diễn biến này. Giá của một bịch gạo tiêu chuẩn 5kg đã tăng lên mức trung bình là 3.952 yên, cao hơn 95% so với 1 năm trước. Do giá cả leo thang, cửa hàng tiện lợi Seven-Eleven cũng phải tăng giá cơm nắm và cơm hộp bento vào tháng trước.
Ngoài ra, một cửa hàng tạp hoá giá rẻ ở khu Tamachi của Tokyo chứng kiến các kệ hàng gần như trống không và phải đặt tấm biển giới hạn mỗi gia đình chỉ được mua 1 bịch gạo mỗi ngày.
Diễn biến này đang tác động đến tình hình lạm phát của Nhật Bản, vốn đang tăng với tốc độ nhanh nhất kể từ giữa năm 2023. Thống đốc BOJ Kazuo Ueda đã thực hiện 3 đợt tăng lãi suất trong vòng 1 năm và giá tăng cao liên tục có thể càng khiến tình hình trở nên căng thẳng.
Nhật Bản là một trường hợp “khác lạ” so với các thị trường khác. Trên thế giới, giá gạo nhìn chung đã giảm, khi chỉ số tham chiếu giá gạo ở châu Á đã xuống mức thấp nhất kể từ năm 2022. Do Nhật Bản thường chỉ sử dụng gạo nội địa, áp thuế cao với gạo nhập khẩu và chuỗi cung ứng phức tạp, nên quốc gia này vẫn phải đối mặt với việc giá gạo tăng nóng.
Thị trường gạo của Nhật Bản được quản lý bởi một hệ thống phức tạp, trong đó nông dân bán gạo cho đại lý thu gom, sau đó bán cho bên bán buôn, những người này sẽ lại bán cho các cửa hàng và nhà hàng. Dù sản lượng thu hoạch năm ngoái tăng 180.000 tấn, nhưng tính đến cuối tháng 1 năm nay, các đại lý thu gom lớn như Liên đoàn Hợp tác xã Nông nghiệp Quốc gia (JA Zen-Noh) chỉ thu gom được 2,21 triệu tấn, ít hơn 230.000 tấn so với cùng kỳ năm trước.
Sau khi nhập gạo từ nông dân, các đại lý thu mua báo cáo với chính phủ những gì họ đã mua và họ đã bán cho ai. Tập đoàn lớn nhất và dẫn đầu thị trường Nhật Bản là JA Group, nơi mua khoảng một nửa lượng gạo trên thị trường. Hàng chục nghìn đại lý khác, hầu hết là các doanh nghiệp nhỏ, địa phương có mối quan hệ lâu dài với nông dân và người mua.

Chuỗi cửa hàng Seven-Eleven phải đã tăng giá cơm nắm và cơm hộp bento.
Theo Hidemasa Ebihara, giám đốc một công ty nông nghiệp ở tỉnh Tochigi, sự cạnh tranh đã trở nên khốc liệt hơn. Các đại lý nhỏ hơn thường phải trả giá cao hơn 300 đến 500 yên so với JA cho một bao gạo thô tiêu chuẩn 60 kg.
Với tình trạng khan hiếm nguồn cung, họ đã tăng mức phí bảo hiểm mà họ cung cấp cho nông dân lên khoảng 3.000 đến 4.000 yên. Ebihara cho biết, điều này sẽ dẫn đến việc các nhà phân phối độc lập giành ưu thế trên thị trường và cho thấy nguồn cung gạo đang khan hiếm thế nào.
Để giải quyết tình trạng này, chính phủ có kế hoạch giải phóng 210.000 tấn gạo. Tuy nhiên, theo Katsuhito Fuyuki, giáo sư tại Đại học Tohoku chuyên nghiên cứu thị trường nông sản, do nhu cầu quá cao nên việc tăng nguồn cung cũng không thể giúp giá giảm.
Theo số liệu do Bộ Nông nghiệp Nhật Bản công bố, nhu cầu gạo sản xuất trong các năm 2021, 2022 và 2023 đã vượt quá sản lượng, dẫn đến tình trạng thiếu hụt 600.000 tấn trong 3 năm. Trong khi đó, một cuộc khảo sát thống kê mùa vụ được công bố vào tháng 12 năm ngoái cho thấy, sản lượng năm 2024 đạt 6,79 triệu tấn. Nhu cầu dự kiến đạt 6,73 triệu tấn và nguồn cung dự kiến là đủ. Nhưng nếu mức tiêu thụ bằng với mức 7,04 triệu tấn vào năm 2023, thì nước này vẫn sẽ thiếu hụt hơn 200.000 tấn trong năm nay.
Dù có vai trò không thể thiếu trong văn hoá và các bữa ăn của người Nhật, song nghề trồng lúa đã mai một dần trong nhiều năm. Theo Bộ Nông nghiệp, độ tuổi trung bình của một người trồng lúa là khoảng 71 và số lượng nông dân đã giảm 25% từ năm 2015 đến năm 2020.
Tổng hợp
An Chi

Bắt giữ hàng chục đối tượng trong đường dây lừa tình đàn ông Mỹ
Tiêu điểm - 16 giờ trướcCảnh sát Indonesia vừa bắt giữ hàng chục nghi phạm trong đường dây lừa đảo tình cảm nhắm vào đàn ông Mỹ thông qua ứng dụng Telegram.

Phát hiện ngôi mộ hoàng gia 2.800 năm tuổi ở Thổ Nhĩ Kỳ
Tiêu điểm - 2 ngày trướcBộ trưởng Văn hóa và Du lịch Thổ Nhĩ Kỳ thông báo phát hiện ra một ngôi mộ mới tại một thành phố có từ thế kỷ thứ 8 trước Công nguyên, quê hương của Vua Midas, vị vua được cho rằng chạm tay vào thứ gì là biến nó thành vàng.

Cải tạo nhà bàng hoàng phát hiện cánh cửa bí ẩn dẫn đến nơi không ai ngờ tới
Tiêu điểm - 3 ngày trướcMột cặp vợ chồng người Anh đã vô cùng kinh ngạc khi phát hiện ra một cánh cửa bí ẩn 245 năm tuổi trong quá trình cải tạo ngôi nhà mới mua của mình.

Robot hình người tỉ thí võ đài: Các kỹ thuật phức tạp như đấm móc, đá xoay và tự bật dậy được thực hiện
Tiêu điểm - 3 ngày trướcThông tin về trận đấu boxing đầu tiên của các robot đã thu hút sự chú ý lớn.

Con trâu bạch tạng được trả 3,9 tỷ đồng, người đàn ông quyết không bán
Tiêu điểm - 4 ngày trướcCon trâu bạch tạng nặng 1.500 kg được trả tới 3,9 tỷ đồng, người đàn ông vẫn quyết không bán.

Cụ ông nói gì khi tặng 20kg vàng trị giá 60 tỷ đồng cho thành phố?
Tiêu điểm - 4 ngày trướcGĐXH - Cụ ông tiết lộ, quyết định tặng vàng cho thành phố xuất phát từ nỗi trăn trở sau khi thấy những khó khăn mà người dân gặp phải trong trận động đất ở bán đảo Noto ngày 1/1/2024.

Cuộc sống thần đồng toán học Vi Thần từng khiến 'Harvard khao khát' ra sao mà mỗi 'nhất cử nhất động' đều khiến cả triệu người quan tâm?
Tiêu điểm - 6 ngày trướcGĐXH - Cuộc sống thật phía sau hình ảnh “thần đồng Vi Thần” mộc mạc khiến hàng triệu người quan tâm.

Xu hướng lạ của giới trẻ thất nghiệp Trung Quốc: Trả tiền để giả vờ làm việc
Tiêu điểm - 1 tuần trướcMô hình công ty giả vờ làm việc đang thu hút thanh niên thất nghiệp Trung Quốc, tuy nhiên không ít người lên tiếng chỉ trích dịch vụ này.

Ngó vào tổ chim, người đàn ông sửng sốt tìm thấy vàng: Chuyện xảy ra sau đó khiến anh day dứt không thôi
Tiêu điểm - 1 tuần trướcNgười đàn ông đã gặp rắc rối với số vàng bên trong tổ chim.

"Cá tận thế" siêu hiếm dạt vào bờ biển Úc
Tiêu điểm - 1 tuần trướcMột con cá mái chèo (còn được gọi là "cá tận thế") siêu hiếm lại dạt vào bờ biển một lần nữa, lần này là ở Úc.

Kinh hãi hơn 100 con rắn bò ra từ nhà của một nông dân
Tiêu điểmCảnh tượng hơn 100 con rắn bò ra khỏi sân nhà của một nông dân khiến người dân địa phương hoảng loạn, sợ hãi.