Hà Nội
23°C / 22-25°C

Nên uống bao nhiêu nước và khi nào để giảm cân?

Thứ sáu, 09:41 15/11/2024 | Sống khỏe

Liệu chỉ uống nước có thể giúp giảm cân không? Tham khảo thông tin về cách uống nước giúp giảm cân hoặc duy trì cân nặng.

Nước là một chất dinh dưỡng quan trọng để giữ cho cơ thể khỏe mạnh. Nước chiếm tới 60% cơ thể và chịu trách nhiệm cho mọi việc, từ loại bỏ chất thải cơ thể đến điều chỉnh nhiệt độ cơ thể. Cơ thể phụ thuộc rất nhiều vào nước, vì tất cả các tế bào, các bộ phận của cơ thể và chất dịch cơ thể (ví dụ như máu) trong cơ thể con người đều chứa nước ở một mức độ nào đó.

Do đó, ngoài việc nước giúp hệ thống cơ thể hoạt động (lợi ích lớn nhất của việc giữ nước), uống nước cũng có thể giúp đạt được cân nặng khỏe mạnh. Uống ít nước uống góp phần làm tăng tỷ lệ mắc bệnh béo phì, rối loạn sỏi thận, ung thư...

Dưới đây là những điều cần biết về việc uống nước có thể giúp giảm cân hoặc duy trì cân nặng như thế nào.

1. Chuyên gia nói gì về hydrat hóa và giảm cân?

Nên uống bao nhiêu nước và khi nào để giảm cân?- Ảnh 1.

Uống nước chỉ là một phần của việc giảm cân.

TS.BS Albert Do (Yale Medicine ở New Haven, Hoa Kỳ) cho biết, có một số bằng chứng khoa học ủng hộ việc uống nước như một công cụ để giảm cân thông qua một số cơ chế. Việc uống nước trực tiếp hoặc gián tiếp dẫn đến giảm cân.

Còn chuyên gia về chế độ ăn kiêng thể thao tại Los Angeles (Hoa Kỳ) Cynthia Sass, chỉ ra rằng nước chỉ là một phần của việc giảm cân và không nên coi đó là giải pháp giảm cân duy nhất. Bà Cynthia Sass giải thích, nước cần thiết cho mọi quá trình trong cơ thể bao gồm tuần hoàn khỏe mạnh, tiêu hóa và loại bỏ chất thải. Vì vậy uống đủ nước sẽ có lợi cho sức khỏe theo những cách khác.

2. Uống nước trước bữa ăn có thể giúp ăn ít hơn

Một nghiên cứu cho thấy uống nước trước bữa ăn giúp giảm lượng calo nạp vào một cách tự nhiên, từ đó có thể hỗ trợ quản lý cân nặng lành mạnh. Khi uống 1/4 cốc nước trước bữa ăn, họ ăn ít hơn so với nhóm uống cùng một lượng nước sau bữa ăn hoặc không uống gì cả.

Uống nước trước khi ăn hoặc uống cùng với thức ăn có thể dẫn đến giảm lượng thức ăn tiêu thụ và từ đó dẫn đến giảm cân. Uống nước 30 phút - 1 giờ trước khi ăn có thể cho phép các tín hiệu nội tiết tố về cảm giác no có thời gian phát huy tác dụng và dẫn đến ít đói hơn vào thời điểm ăn.

3. Tăng lượng nước uống giúp tăng tốc độ trao đổi chất

Một nghiên cứu đánh giá đã kết luận rằng việc tăng lượng nước nạp vào không chỉ thúc đẩy giảm cân thông qua việc "giảm ăn" mà còn giúp tăng tốc độ trao đổi chất bằng cách tăng quá trình phân giải lipid (phân hủy chất béo và các lipid khác bằng quá trình thủy phân để giải phóng acid béo).

Cynthia Sass cho biết thêm, nghiên cứu cho thấy nước có khả năng giúp điều chỉnh quá trình trao đổi chất và mặc dù tác động có thể nhẹ nhưng nó có thể tạo ra tác động lớn hơn theo thời gian.

4. Uống bao nhiêu nước và khi nào để giảm cân?

TS.BS Albert Do cho biết, không có lượng nước cụ thể nào được khuyến nghị để giảm cân vì mối quan hệ giữa hai chất này chưa được chứng minh một cách khoa học. Nhưng để duy trì sự cân bằng hydrat hóa, ông đề xuất, uống 15,5 cốc (3,7 lít) cho nam và 11,5 cốc (2,7 lít) cho nữ bao gồm nước và chất lỏng từ thực phẩm.

Về thời điểm nên uống nước để giảm cân tối đa, trước bữa ăn có thể giúp giảm cảm giác thèm ăn và ngăn ngừa ăn quá nhiều. Và vì nước có thể giúp tiêu hóa nên hãy cân nhắc uống một ít sau bữa ăn. Tuy nhiên, nên chia đều lượng nước uống trong ngày.

Ngoài ra, một số đồ uống có chứa hóa chất, chẳng hạn như caffeine có tác dụng kích thích sản xuất nước tiểu, nói cách khác, chúng có tác dụng ngược lại, khử nước. Mặc dù không cần phải chuyển sang chế độ khử caffein vì mục đích bù nước nhưng nên cố gắng nhận biết khi nào nên cân nhắc uống thêm nước, ví dụ trong trường hợp tiếp xúc với thời tiết nóng hoặc gắng sức như tập thể dục hoặc các bài tập vận động cần đảm bảo bù nước để đáp ứng nhu cầu của cơ thể.

5. Làm thế nào để tăng lượng nước uống?

Nên uống bao nhiêu nước và khi nào để giảm cân?- Ảnh 3.

Có thể thêm hương vị vào nước cho dễ uống.

Cũng như các hành vi lối sống lành mạnh khác, việc kết hợp uống nước vào thói quen hàng ngày có thể giúp duy trì thói quen thực hành, TS.BS Albert Do gợi ý. Điều này có thể có nghĩa là liên kết lượng nước uống vào với các thói quen hiện tại, ví dụ uống một cốc nước sau khi đánh răng vào buổi tối hoặc thiết lập lời nhắc thực hiện việc uống nước.

Một cách tiếp cận khác có thể là thêm thực phẩm chứa nước vào chế độ ăn uống . Nhiều loại trái cây và rau quả có hàm lượng nước cao như dưa hấu, bưởi và rau bina (cải bó xôi) là những thực phẩm chứa nhiều nước.

Nếu không phải là người thích uống nước lọc có thể thêm hương vị vào nước, tốt cho quá trình giảm cân như bạc hà tươi, dưa chuột thái lát, gừng tươi hoặc một ít trái cây theo mùa có lượng đường thấp.

6. Có nên nhịn ăn mà chỉ uống nước để giảm cân?

Các chuyên gia về dinh dưỡng và chế độ ăn kiêng không tán thành việc nhịn ăn mà chỉ uống nước.

Hãy nhớ rằng việc giảm cân tạm thời có thể là kết quả của hầu hết các chế độ nhịn ăn và thanh lọc cơ thể bằng chất lỏng, bao gồm cả việc nhịn ăn, chỉ uống nước. Nhưng có rất ít hoặc không có bằng chứng khoa học nào về việc giảm cân lâu dài đối với kiểu kế hoạch ăn uống này. Mặc dù giảm cân tạm thời có thể là biện pháp "ủng hộ" tiềm năng duy nhất để thực hiện chế độ nhịn ăn chỉ uống nước nhưng không phải là cách để giảm cân bền vững và an toàn cho sức khỏe vì có thể gây thiếu hụt dinh dưỡng, ngất xỉu, sương mù não, mệt mỏi và ở phụ nữ mức độ hormone có thể thay đổi...

Nước là một thành phần quan trọng đối với sức khỏe tổng thể. Mặc dù uống nước có thể giúp đạt được mục tiêu giảm cân một cách gián tiếp bằng cách giảm lượng calo nạp vào hoặc tăng tốc độ trao đổi chất nhưng không thể chỉ uống nước để giảm cân.


Mỹ Uyên
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
'Thủ phạm' khiến người đái tháo đường tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch

'Thủ phạm' khiến người đái tháo đường tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch

Sống khỏe - 25 phút trước

Kiểm soát lượng đường bổ sung trong ăn uống là một phần quan trọng của lối sống lành mạnh tốt cho tim, đặc biệt là khi người được chẩn đoán mắc bệnh đái tháo đường hoặc tiền đái tháo đường.

Đi mát-xa, người phụ nữ ở Yên Bái bất ngờ phát hiện dấu hiệu ung thư hạch, ai có dấu hiệu này cần cảnh giác!

Đi mát-xa, người phụ nữ ở Yên Bái bất ngờ phát hiện dấu hiệu ung thư hạch, ai có dấu hiệu này cần cảnh giác!

Bệnh thường gặp - 34 phút trước

GĐXH - Phát hiện thấy vùng hạch tại cổ sưng to và hạch xuất hiện thêm ở các vị trí khác trên cơ thể, người bệnh đi khám được chẩn đoán u lympho không hodgkin (ung thư hạch bạch huyết).

Nam giới dễ mắc bệnh tuyến giáp nào, hệ lụy ra sao?

Nam giới dễ mắc bệnh tuyến giáp nào, hệ lụy ra sao?

Sống khỏe - 1 giờ trước

Thông thường các bệnh về tuyến giáp phổ biến hơn ở nữ giới. Nguyên nhân là do sự khác biệt về cấu tạo và chức năng sinh lý khiến tỷ lệ mắc bệnh tuyến giáp ở nữ cao hơn nam giới. Vậy, ở nam giới thường mắc các bệnh tuyến giáp như nào?

Người đàn ông ở Quảng Ninh bất ngờ phát hiện ung thư gan thừa nhận bỏ qua dấu hiệu cảnh báo bệnh nguy hiểm này

Người đàn ông ở Quảng Ninh bất ngờ phát hiện ung thư gan thừa nhận bỏ qua dấu hiệu cảnh báo bệnh nguy hiểm này

Bệnh thường gặp - 16 giờ trước

GĐXH - Các bác sĩ phát hiện vị trí hạ phân thùy IV gan phải có một khối u kích thước gần 5cm đã vỡ, máu chảy rỉ rả. Kết quả xét nghiệm cho kết quả ung thư biểu mô tế bào gan.

Bé 13 tuổi ở Sơn La nhập viện gấp sau khi dọn thóc giúp cha mẹ, bác sĩ chỉ rõ nguyên nhân người Việt mắc phải

Bé 13 tuổi ở Sơn La nhập viện gấp sau khi dọn thóc giúp cha mẹ, bác sĩ chỉ rõ nguyên nhân người Việt mắc phải

Bệnh thường gặp - 18 giờ trước

GĐXH - Bệnh nhi là trường hợp hy hữu bị thoát vị đĩa đệm khá nặng khi tuổi còn quá trẻ, nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn đến bại liệt.

Thường xuyên nói mơ khi ngủ báo hiệu nguy cơ tim mạch, đột quỵ

Thường xuyên nói mơ khi ngủ báo hiệu nguy cơ tim mạch, đột quỵ

Sống khỏe - 18 giờ trước

Nói mơ khi ngủ tưởng như vô hại, thực chất lại là yếu tố dự báo mạnh mẽ các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng bao gồm cả đột quỵ.

Nghẹt thở cứu thai phụ mang thai 38 tuần bị sốt xuất huyết nguy kịch

Nghẹt thở cứu thai phụ mang thai 38 tuần bị sốt xuất huyết nguy kịch

Y tế - 19 giờ trước

GĐXH – Thai phụ dự kiến sinh vào 26/11 nhưng vào ngày thứ 5 của bệnh sốt xuất huyết, sản phụ xuất hiện dấu hiệu chuyển dạ nên được đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Người phụ nữ 50 tuổi ở Hà Nội đeo hậu môn nhân tạo suốt 9 năm do thói quen nhiều người hay mắc phải

Người phụ nữ 50 tuổi ở Hà Nội đeo hậu môn nhân tạo suốt 9 năm do thói quen nhiều người hay mắc phải

Y tế - 20 giờ trước

GĐXH - Bệnh nhân được đưa vào Bệnh viện Đa khoa Hà Đông trong tình trạng đau bụng cơn vùng hố chậu phải, bí trung đại tiện, khối vùng hậu môn nhân tạo loét sùi, có mùi hôi, chảy dịch.

Khi nào cần tiêm thuốc chữa thoái hóa khớp gối?

Khi nào cần tiêm thuốc chữa thoái hóa khớp gối?

Bệnh thường gặp - 20 giờ trước

Đau đầu gối và thoái hóa khớp gối có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày. Ngoài thuốc uống, thuốc bôi, phương pháp điều trị không phẫu thuật còn bao gồm tiêm thuốc vào khớp gối.

Bé 4 tuổi ở Hà Tĩnh bất ngờ nguy kịch do biến chứng bệnh tiểu đường từ một dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua

Bé 4 tuổi ở Hà Tĩnh bất ngờ nguy kịch do biến chứng bệnh tiểu đường từ một dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Bé 4 tuổi bị nhiễm toan ceton đái tháo đường (bệnh tiểu đường) mức độ nặng, tiên lượng tử vong có biểu hiện sụt cân nhanh, nôn, sốt nhẹ, mệt mỏi..

Top