Hà Nội
23°C / 22-25°C

Nếu bạn hay bị cắn vào lưỡi khi ăn: Đừng bỏ qua 3 yếu tố này, có thể là bệnh nguy hiểm

Thứ hai, 12:00 08/04/2019 | Sống khỏe

Nhiều người khi ăn hay bị cắn vào lưỡi vô cùng đau đớn, nếu không phải bạn đang thiếu tập trung thì đừng bỏ qua nguyên nhân liên quan ở đây. Cắn phải lưỡi cũng là dấu hiệu bệnh.

Nhiều người khi ăn hay bị cắn vào lưỡi, như vậy có phải là bệnh không?

Trong một thời điểm bất ngờ nào đó, bạn có thể đã từng bị cắn phải lưỡi khi ăn. Nhiều người đã có trải nghiệm này, thậm chí thường xuyên với mức độ đau nhiều ít khác nhau khiến cho trải nghiệm đó trở nên đáng sợ.

Nếu không may vết cắn quá mạnh khiến lưỡi bị dập vỡ, nó sẽ làm tổn thương nặng đến phần lưỡi và cảm giác sẽ đau đến phát khóc.

Tuy nhiên, nhiều người lại cảm thấy bình thường về việc mình đã từng cắn phải lưỡi. Thật vậy, nếu bạn thỉnh thoảng cắn phải lưỡi, đó là một hiện tượng bình thường mà mọi người có thể bị trong một lúc lơ đãng nào đó. Nhưng nếu bạn cắn phải lưỡi thường xuyên, nó có thể là một gợi ý của một số bệnh.

Vì vậy, hôm nay, các chuyên gia y khoa trên kênh Health/39 sẽ cùng bạn bàn thêm về hiện tượng này. Chuyện gì đang xảy ra khi chúng ta ăn và cắn trúng vào lưỡi? Có 3 nguyên nhân bạn nên biết để từ đó có thể can thiệp kịp thời, đặc biệt là các dấu hiệu bệnh lý.

Thứ nhất: Thiếu tập trung khi ăn

Nếu bạn thỉnh thoảng cắn vào lưỡi khi ăn, có khả năng là bạn đang nghĩ về điều gì khác trong khi bạn ăn. Hoặc có thể là bạn đang nói chuyện với các thành viên trong gia đình nên đã không tập trung vào việc ăn uống. Lúc đó, khả năng rất cao là có thể cắn vào lưỡi.

Do đó, lời khuyên dành cho bạn để tránh gặp tai nạn này là khi ăn, bạn nên tập trung và cố gắng tránh để bị cắn vào lưỡi.

Nhiều người trải nghiệm tai nạn này và biết rằng, lưỡi rất mềm và cảm giác đau thì rất nặng nề.

Thứ hai: Cơ thể yếu ớt, nóng trong

Khi những người thường xuyên bị cắn vào lưỡi, bị tổn thương và đến gặp bác sĩ, bác sĩ luôn yêu cầu bệnh nhân mở miệng và lè lưỡi để khám kiểm tra trực tiếp. Điều này chủ yếu là do nhiều bệnh có thể được đánh giá tình trạng bệnh cụ thể theo các dấu hiệu xuất hiện trên lưỡi.

Ví dụ, độ dày của lớp phủ lưỡi, màu của lớp phủ lưỡi,… đều là những căn cứ có thể được nhìn thấy trong một số triệu chứng của cơ thể.

Sau đó, các bác sĩ phát hiện ra rằng, trong số những người thường xuyên cắn vào lưỡi, có thể là do cơ thể bị nóng trong, bốc hỏa, nhiệt dẫn đến lưỡi bị sưng (tăng kích cỡ so với bình thường). Lúc này, việc cắn lưỡi khi ăn sẽ dễ dàng bị xảy ra nhiều hơn.

Thứ ba: Bạn đang có bệnh tim mạch

Cơ chế hoạt động của lưỡi là do phần não điều khiển. Nếu thường xuyên bị cắn, có thể có một số vấn đề trong não khiến việc điều khiển hoạt động lưỡi bị trục trặc.

Đối với người cao tuổi, nếu thường xuyên cắn phải lưỡi, cần chú ý xem đó có phải là bệnh tim mạch hay không.

Ví dụ, các bệnh như nhồi máu não, tim mạch, đột quỵ… và thậm chí nhiều hơn là sự hiện diện của các khối u trong vùng đầu. Điều này đòi hỏi một mức độ chú ý cao và bạn tuyệt đối không nên bỏ qua.

Mọi người đều biết rằng cắn lưỡi sẽ gây ra nỗi đau đặc biệt, vậy làm thế nào để thuyên giảm?

1. Ngậm nước đá

Nếu khi bạn bị cắn vào lưỡi, chắc chắn cần phải nhanh chóng làm giảm đau. Nếu vết cắn đặc biệt mạnh làm bạn đau phát khóc, hãy thử ngậm nước đá để giảm đau. Nước đá có thể làm tê liệt cơn đau và có tác dụng giảm đau nhất định.

2. Cần chú ý vệ sinh răng miệng

Sau khi cắn vào lưỡi, sẽ có một vết thương nhỏ. Do đó, cần chú ý đến việc chăm sóc vết thương để ngăn ngừa nhiễm trùng vết thương.

Ngoài ra, bạn cần chú ý đến vệ sinh răng miệng để đảm bảo rằng môi trường khoang miệng và lưỡi ở trạng thái sạch sẽ, hạn chế nhiễm trùng. Bạn có thể súc miệng hoặc sử dụng một ít nước súc miệng có tác dụng kháng khuẩn.

Tất nhiên, giảm đau chỉ là một cách khẩn cấp để giải quyết tình trạng cắn vào lưỡi. Nếu bạn rơi vào tình trạng cắn phải lưỡi thường xuyên, bạn nên chú ý đến việc kiểm tra y tế. Hãy xem nó có liên quan đến các bệnh trên không. Đừng quên rằng, không nên nói chuyện trong khi ăn, thì tần suất cắn lưỡi của bạn sẽ thấp hơn nhiều.

Theo Trí thức trẻ

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
5 cách 'làm mát cơ thể tự nhiên' trong những ngày nắng nóng mà không cần điều hòa, giúp bạn khỏe khoắn và ngủ ngon tới sáng

5 cách 'làm mát cơ thể tự nhiên' trong những ngày nắng nóng mà không cần điều hòa, giúp bạn khỏe khoắn và ngủ ngon tới sáng

Sống khỏe - 40 phút trước

Các chuyên gia tiết lộ 5 cách làm mát cơ thể tự nhiên, để ngủ ngon suốt đêm mà không cần mở điều hòa.

Tuyệt đối đừng bật điều hòa theo cách này vì có thể khiến người thân đối mặt với đột quỵ, méo miệng

Tuyệt đối đừng bật điều hòa theo cách này vì có thể khiến người thân đối mặt với đột quỵ, méo miệng

Sống khỏe - 1 giờ trước

Chống nóng sai cách có thể khiến chúng ta dễ dàng đối mặt với liệt dây thần kinh số 7, đột quỵ...

Chuyên gia hướng dẫn cách xử trí khi gặp vấn đề về sức khỏe do nắng nóng

Chuyên gia hướng dẫn cách xử trí khi gặp vấn đề về sức khỏe do nắng nóng

Sống khỏe - 2 giờ trước

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 29/4, hầu hết các khu vực trên cả nước đều hứng chịu nắng nóng gay gắt với nền nhiệt cao nhất phổ biến ở mức 37-39 độ C. Riêng các tỉnh từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên - Huế nắng nóng đặc biệt gay gắt, có nơi trên 42 độ C.

Biện pháp đánh bại căng thẳng khi đi du lịch

Biện pháp đánh bại căng thẳng khi đi du lịch

Sống khỏe - 4 giờ trước

Những chuyến du lịch có thể gây căng thẳng, ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần do nhiều nguyên nhân. Khi tình trạng này xuất hiện, bạn có thể thực hiện một số bài tập thở đơn giản và hiệu quả để giữ bình tĩnh cũng như kiểm soát căng thẳng.

Trời nóng dễ đổ mồ hôi nhưng bác sĩ nhắc nhở 7 kiểu này là bệnh, gồm cả ung thư

Trời nóng dễ đổ mồ hôi nhưng bác sĩ nhắc nhở 7 kiểu này là bệnh, gồm cả ung thư

Sống khỏe - 5 giờ trước

Đổ mồ hôi không đơn giản là do nóng hay “cơ địa”. Đôi khi, đó là những dấu hiệu bệnh tật mà nếu bỏ qua bạn sẽ rất hối hận.

Thanh niên 24 tuổi phát hiện ung thư tuyến giáp, phải cắt toàn bộ tuyến giáp vì mắc 1 sai lầm mà nhiều người Việt mắc phải

Thanh niên 24 tuổi phát hiện ung thư tuyến giáp, phải cắt toàn bộ tuyến giáp vì mắc 1 sai lầm mà nhiều người Việt mắc phải

Sống khỏe - 6 giờ trước

GĐXH - Thanh niên bị ung thư tuyến giáp do đến viện muộn nên khối u đã di căn. Bác sĩ khuyến cáo cần có thói quen đi khám sức khỏe định kỳ và siêu âm tuyến giáp khoảng 6 - 12 tháng 1 lần để phòng tránh tốt nhất.

6 bước cứu người say nắng, say nóng

6 bước cứu người say nắng, say nóng

Sống khỏe - 7 giờ trước

Người lớn tuổi, người lao động ngoài trời là nhóm người dễ bị say nóng, say nắng nhất chỉ số nhiệt tăng cao.

10 điều có thể xảy ra với cơ thể khi ăn quá nhiều muối

10 điều có thể xảy ra với cơ thể khi ăn quá nhiều muối

Sống khỏe - 9 giờ trước

Ăn nhiều muối có thể tàn phá sức khỏe một cách âm thầm. Theo thời gian mức độ ăn mặn thường có xu hướng tăng lên và gánh nặng bệnh tật đe dọa.

Rùng mình nguy cơ ngộ độc thực phẩm từ thức ăn đường phố trong những ngày nắng nóng

Rùng mình nguy cơ ngộ độc thực phẩm từ thức ăn đường phố trong những ngày nắng nóng

Sống khỏe - 10 giờ trước

Loạt cảnh tượng mất an toàn thực phẩm từ thức ăn đường phố trong những ngày nắng nóng dưới đây, có lẽ sẽ khiến bạn phải suy nghĩ lại về chuyện ăn uống bất chấp của mình.

Thuốc nào trị rối loạn tiền đình?

Thuốc nào trị rối loạn tiền đình?

Bệnh thường gặp - 14 giờ trước

Rối loạn tiền đình đi kèm với một vài bệnh lý như thiếu máu não, đái tháo đường, tăng huyết áp có thể là nguyên nhân dẫn đến đột quỵ, đe dọa tính mạng người bệnh. Việc điều trị sớm giúp người bệnh cải thiện chất lượng cuộc sống và giảm nguy cơ mắc các biến chứng nguy hiểm.

Top