Hà Nội
23°C / 22-25°C

Nếu đụng dao kéo, ung thư sẽ sớm di căn(!?)

Thứ sáu, 10:03 07/10/2016 | Y tế

GiadinhNet - Việt Nam nằm trong top 2 trên bản đồ ung thư thế giới. Mỗi năm có từ 95.000-135.000 người chết vì ung thư, tương ứng từ 260-369 người/ngày. Trong khi, hiểu biết của người dân về bệnh này vẫn rất thấp, đại đa số còn cho rằng ung thư là bệnh nan y và việc phát hiện sớm hay muộn cũng… “thế thôi”.

Người dân xếp hàng chờ lấy mẫu máu xét nghiệm tại Bệnh viện K Trung ương (cơ sở 3, Tân Triều, Thanh Trì, Hà Nội), sáng ngày 6/10. Ảnh: Q.An
Người dân xếp hàng chờ lấy mẫu máu xét nghiệm tại Bệnh viện K Trung ương (cơ sở 3, Tân Triều, Thanh Trì, Hà Nội), sáng ngày 6/10. Ảnh: Q.An

Ung thư phổi ở nữ rất đáng báo động

Tại Hội thảo Quốc gia phòng chống ung thư diễn ra trong hai ngày 6-7/10, GS Nguyễn Chấn Hùng, Chủ tịch Hội Ung thư Việt Nam cho biết, tỉ lệ mắc ung thư đều có xu hướng gia tăng ở phần lớn các nước trên thế giới. Toàn cầu hiện có khoảng 23 triệu người đang sống chung với căn bệnh này, trong đó mỗi năm có hơn 14 triệu người mắc mới và 8,2 triệu người tử vong. Tại Việt Nam, số trường hợp mắc mới ung thư tăng nhanh từ 68.000 ca năm 2000 lên 126.000 năm 2010 và dự kiến, đến năm 2020, tối thiểu sẽ có khoảng gần 190.000 ca mắc mới ung thư. Mỗi năm có từ 95.000-135.000 người chết vì ung thư, tương ứng từ 260-369 người/ngày.

Theo số liệu này, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) xếp Việt Nam nằm trong 50 nước thuộc top 2 của bản đồ ung thư (50 nước cao nhất thuộc top 1). Cụ thể, Việt Nam đang xếp ở vị trí 78/172 quốc gia, vùng lãnh thổ khảo sát với tỉ lệ tử vong vì ung thư là 110/100.000 người, ngang với tỉ lệ tại Phần Lan, Somalia, Turmenistan. Ở nam giới, ung thư phổi chiếm tỉ lệ mắc và tử vong hàng đầu, kế đó là dạ dày, gan, đại trực tràng, thực quản. Ở nữ giới lần lượt là ung thư vú, dạ dày, phổi, đại trực tràng.

GS Nguyễn Chấn Hùng cho biết, ung thư phổi ở đàn ông Việt chỉ tương đương các nước trên thế giới như: Trung Quốc, Hàn Quốc. Ước tính, đến năm 2020, có khoảng gần 23.000 người mắc mới loại ung thư này. Tuy nhiên, ung thư phổi ở nữ đáng báo động, do hút thuốc lá bị động. Số liệu được đưa ra tại Hội thảo, ước tính đến năm 2020, có khoảng gần 12.000 chị em mắc, trong khi năm 2010, con số này khoảng 5.700 ca.

Cũng liên quan đến ung thư phổi, PGS.TS Trần Văn Thuấn, Giám đốc Bệnh viện K Trung ương cho rằng, trong khi ở Mỹ đứng hàng thứ 10 ở nam giới về số ca mắc ung thư này thì Việt Nam xếp tốp đầu do hút thuốc lá quá nhiều. 85% bệnh nhân ung thư phổi đều có liên quan đến thuốc lá. Phần lớn ung thư đều có thể chữa khỏi khi phát hiện sớm, điều trị kịp thời và đúng phương pháp. Tuy nhiên, với ung thư phổi, phòng bệnh phải là số một vì có phát hiện sớm cũng điều trị kém hiệu quả hơn so với các loại ung thư khác.

Rất ít người dân hiểu đúng về ung thư

Dù con số mắc ung thư ngày một tăng lên, nhưng một điều tra cộng đồng tại 12 tỉnh, thành với hơn 12.000 người tham gia cho thấy, tỷ lệ người dân hiểu biết cơ bản về ung thư còn rất thấp với 35%. Thậm chí, đại đa số (hơn 67%) người dân được hỏi còn cho rằng ung thư là bệnh nan y và việc phát hiện sớm hay muộn cũng… “thế thôi”. Ngoài ra, 35,8% người cho rằng, ung thư nếu đụng dao kéo sẽ sớm di căn và chóng chết.

Theo GS.TS Trần Bình Giang, Phó Giám đốc phụ trách Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, bệnh nhân đến khám và điều trị các bệnh ngày càng tăng lên, trung bình một tuần tại Bệnh viện mổ từ 150-200 ca, tỷ lệ bệnh nhân ung thư vào mổ tại bệnh viện chiếm khoảng 30-40%, bao gồm các loại ung thư như não, phổi, tuyến giáp, gan, dạ dày, tiêu hóa, đại tràng… Đặc biệt, mỗi tuần tại bệnh viện có khoảng từ 10-15 ca ung thư dạ dày, tiêu hóa, trực tràng, thậm chí có những tuần con số này còn cao hơn. Trong đó, có khá nhiều bệnh nhân đến giai đoạn muộn khá đông. Có nhiều bệnh nhân khi hỏi sợ mổ, đi sử dụng các biện pháp như bỏ đói tế bào, ăn gạo lứt… Theo các bác sỹ, các biện pháp đó đều làm cho ung thư phát triển và khi đến bệnh viện không còn điều trị được nữa.

“Bệnh ung thư cần được phát hiện sớm, điều trị sớm và điều trị đúng cách. Bởi, bình thường ung thư trực tràng, ung thư đại tràng tiến triển rất chậm. Người bệnh nếu phát hiện trong giai đoạn sớm, sống sau 5 năm, 10 năm, 20 năm là chuyện bình thường”, GS.TS Trần Bình Giang cho biết.

Theo PGS.TS Trần Văn Thuấn, trong xu hướng hầu hết các loại ung thư đều tăng ở Việt Nam thì ung thư cổ tử cung đang giảm dần do được phát hiện sớm, tầm soát tốt, tỉ lệ tiêm vaccine phòng ngừa ngày càng nhiều. Trong khi ung thư vú đang là bệnh gây tử vong nhiều nhất. Ước tính đến năm 2020, có hơn 22.000 ca mắc mới. Với điều kiện hiện nay, khi kết hợp cùng lúc 4 hướng: Phòng bệnh, phát hiện sớm, tăng cường chẩn đoán điều trị, chăm sóc giảm nhẹ, tỉ lệ chữa khỏi ung thư có nhích lên nhưng vẫn thấp hơn nhiều so với các nước phát triển.

“Hiện tỉ lệ chữa khỏi ung thư (sống trên 5 năm) ở nam giới đạt 33%, ở nữ khoảng 40%, trong khi nhiều nước phát triển con số này đã lên tới 70-80%. Nguyên nhân do có tới 70% bệnh nhân ung thư trong nước đều phát hiện khi ung thư đã ở giai đoạn muộn”, PGS.TS Trần Văn Thuấn chia sẻ.

Theo thống kê, tổng chi phí 6 loại ung thư phổ biến: Vú, gan, đại tràng, khoang miệng, cổ tử cung và dạ dày đã lên tới 26.000 tỉ đồng, chiếm 0,22% GDP của Việt Nam năm 2012. Mỗi bệnh nhân ung thư phải chi 200 triệu đồng cho điều trị trực tiếp và gián tiếp. Khoảng 1/3 bệnh nhân không đủ tiền mua thuốc sau 1 năm phát hiện bệnh.

Quỳnh An

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
BV Nhân dân Gia Định lần đầu ghép thận thành công từ người hiến tạng chết não

BV Nhân dân Gia Định lần đầu ghép thận thành công từ người hiến tạng chết não

Y tế - 12 giờ trước

Hai bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối được hồi sinh nhờ tạng từ người chết não.

Đau đầu, sốt không đỡ, nam thanh niên 22 tuổi rơi vào hôn mê

Đau đầu, sốt không đỡ, nam thanh niên 22 tuổi rơi vào hôn mê

Y tế - 13 giờ trước

GĐXH - Bệnh nhân được bạn cùng phòng phát hiện trong tình trạng lơ mơ, gọi hỏi không đáp nên nhanh chóng đưa đi cấp cứu.

Bộ Y tế thông tin nhanh về những trường hợp mắc bệnh chưa rõ nguyên nhân tại Nga

Bộ Y tế thông tin nhanh về những trường hợp mắc bệnh chưa rõ nguyên nhân tại Nga

Y tế - 13 giờ trước

GĐXH - Đến thời điểm hiện tại, thông tin ban đầu từ Cơ quan Đầu mối thực hiện Điều lệ Y tế quốc tế (IHR) của WHO tại khu vực châu Âu, một số trường hợp bệnh đã xác định nguyên nhân gây bệnh là do nhiễm vi khuẩn Mycoplasma.

Lần đầu tiên tại Việt Nam, bệnh nhân u phì đại tiền liệt tuyến được phẫu thuật bằng liệu pháp không đau

Lần đầu tiên tại Việt Nam, bệnh nhân u phì đại tiền liệt tuyến được phẫu thuật bằng liệu pháp không đau

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Lần đầu tiên tại Việt Nam các bác sĩ khoa Phẫu thuật tiết niệu và nam học, Bệnh viện E phẫu thuật thành công cho người bệnh mắc u phì đại tiền liệt tuyến (khoảng 40g) bằng liệu pháp vi nhiệt tạo hơi nước (Rezum).

Người đàn ông đột tử sau trận đấu tennis

Người đàn ông đột tử sau trận đấu tennis

Sống khỏe - 2 ngày trước

Ngày 1/4, Bệnh viện E đã tiếp nhận một bệnh nhân nam 41 tuổi do xe cấp cứu 115 đưa đến trong tình trạng nguy kịch, ngừng tuần hoàn sau khi chơi tennis.

Ra mắt mô hình điểm 'An toàn trên không gian mạng, vững vàng trong chuyển đổi số' tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An

Ra mắt mô hình điểm 'An toàn trên không gian mạng, vững vàng trong chuyển đổi số' tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An

Sống khỏe - 2 ngày trước

Mô hình ra đời nhằm xây dựng Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An trở thành điểm sáng trong công cuộc chuyển đổi số, đảm bảo an toàn, an ninh mạng và bảo vệ dữ liệu cá nhân.

Hội thảo khoa học: Nghiên cứu triển khai thử lâm sàng Dược chất Coenzyme NAD+ từ cây nấm tuyết Nhật Bản tại Việt Nam

Hội thảo khoa học: Nghiên cứu triển khai thử lâm sàng Dược chất Coenzyme NAD+ từ cây nấm tuyết Nhật Bản tại Việt Nam

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Vừa qua, Viện Đông y Việt Nam phối hợp với các chuyên gia vừa tổ chức Hội thảo khoa học: Nghiên cứu triển khai thử lâm sàng Dược chất Coenzyme NAD+ từ cây nấm tuyết Nhật Bản tại Việt Nam.

Người tham gia BHYT thay đổi cơ sở khám, chữa bệnh thế nào?

Người tham gia BHYT thay đổi cơ sở khám, chữa bệnh thế nào?

Y tế - 2 ngày trước

Cơ quan BHXH thực hiện thay đổi nơi đăng ký khám, chữa bệnh BHYT ban đầu của người tham gia trên cơ sở dữ liệu thẻ BHYT. Trường hợp thông tin trên thẻ BHYT bản giấy và bản điện tử khác nhau thì thực hiện theo thông tin trên thẻ BHYT điện tử.

Cảnh báo ngộ độc thực phẩm

Cảnh báo ngộ độc thực phẩm

Y tế - 3 ngày trước

Bộ Y tế yêu cầu khẩn trương điều tra, xác minh nguyên nhân gây ra các vụ ngộ độc thực phẩm, cảnh báo cộng đồng

Liên tiếp 6 du khách nhập viện cấp cứu khi đi du lịch, 1 người hôn mê sâu do ngộ độc rượu methanol

Liên tiếp 6 du khách nhập viện cấp cứu khi đi du lịch, 1 người hôn mê sâu do ngộ độc rượu methanol

Y tế - 4 ngày trước

GĐXH - Cả 6 người sau khi uống cùng 1 loại rượu trái cây đều có biểu hiện đau bụng, nôn ói thậm chí lơ mơ…

Top