Hà Nội
23°C / 22-25°C

Nếu hay ăn cá biển, tốt nhất đừng ham... cá to, vì sao vậy?

Thứ sáu, 07:00 31/05/2019 | Sống khỏe

GiadinhNet - Gia đình chị Hoa (Hà Nội) được biếu một khúc cá Thu to hơn 10kg. Nghĩ rằng cá ngon nên chị Hoa chế biến và mời bố mẹ hai bên nội ngoại sang ăn tối cùng gia đình.

Tuy nhiên, nửa đêm hai con gái chị Hoa bị đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy. Rất may sau gần một đêm cả nhà thức trắng vì các con chạy ra chạy vào toilet, gần sáng hai bé cũng yên bụng và ngủ tiếp.

Chưa hết, sáng hôm sau, mẹ đẻ chị Hoa gọi điện cho con gái hỏi nguồn gốc các món ăn tối qua vì về nhà bà bị mẩn ngứa, nổi mề đay. Chị Hoa cũng kể cho mẹ chuyện hai con gái bị “miệng nôn, trôn tháo” tối qua. Hai mẹ con chị Hoa đã nghĩ đến nguyên nhân do thức ăn, nhưng lại gạt đi vì nghĩ cá biển tươi, sạch như thế thì làm sao gây ngộ độc được.

Cá biển cũng có thể nhiễm kim loại nặng như: asen, thủy ngân do môi trường ô nhiễm. Ảnh minh họa
Cá biển cũng có thể nhiễm kim loại nặng như: asen, thủy ngân do môi trường ô nhiễm. Ảnh minh họa

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, có khá nhiều người cho rằng nước biển mặn sẽ không có vi khuẩn hoặc hạn chế vi khuẩn phát triển. Nhưng thực ra có những loại vi khuẩn ưa mặn sống được cả trong nước biển. Vì vậy, các loại: tôm, cua, ốc, cá… đều có thể nhiễm vi khuẩn.

Đáng chú ý là vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus, một trong những nguyên nhân gây ra những vụ ngộ độc thức ăn ở vùng biển. Vi khuẩn này gây ra hai loại hội chứng lâm sàng là tiêu chảy kiểu tả nhẹ và tiêu chảy phân có nhiều máu kèm theo đau bụng và sốt nhẹ.

Trong hải sản có thể chứa các độc tố từ tảo gây nguy hiểm cho người ăn. Độc tố tảo phycotoxins sinh sản trong các rạn san hô ven bờ, là nơi sinh sống của các loài thân mềm như: nghêu, sò, cua, tôm… Các độc tố tảo này không nguy hại đến các sinh vật biển nhưng chúng sẽ gây ngộ độc cho người nếu ăn phải. Độc tố tảo phycotoxins không bị phân hủy khi đun nấu, có thể gây tiêu chảy, đau bụng, đau đầu, gây liệt cơ, mất trí nhớ…

Cá biển cũng có thể nhiễm kim loại nặng như: asen, thủy ngân do môi trường ô nhiễm. Cá càng to thì thường bị nhiễm độc nặng hơn do quá trình tích lũy thức ăn. Vì vậy, các nhà khoa học khuyến cáo, không nên ăn các loại cá lớn như: cá mập, cá kiếm, cá thu loại lớn, cá kình… vì hàm lượng thủy ngân tích lũy trong chúng khá lớn. Ngoài ra, do các chất độc hại thường lắng đọng ở lớp bùn nên ngoài các loài cá biển to, các loài sống ở tầng đáy như: ngao, sò, ốc, hến… rất dễ bị nhiễm độc.

Hải sản là loại thực phẩm có hàm lượng protein cao, chứa các axít béo omega 3, nhiều canxi, kẽm rất tốt cho sức khỏe trẻ em. Tuy nhiên, thủy - hải sản là một trong 20 loại thực phẩm dễ gây dị ứng, ngộ độc nhất.

Các triệu chứng của dị ứng thường là mẩn ngứa, nổi mề đay, sổ mũi, mắt ngứa đỏ, tụt huyết áp, khó thở, nôn mửa, tiêu chảy… Nhiều người vẫn nghĩ rằng tiêu chảy là do thức ăn này lạnh, nhưng thực ra là do trong hải sản có độc tố.

Hải sản mua phải tươi sống, tránh mua hải sản từ trong vùng đang bị ô nhiễm nặng. Ảnh minh họa
Hải sản mua phải tươi sống, tránh mua hải sản từ trong vùng đang bị ô nhiễm nặng. Ảnh minh họa

Trẻ em là đối tượng dễ bị nhiễm độc tố khi ăn hải sản. Để phòng ngừa ngộ độc hải sản ở trẻ nhỏ, các bà mẹ cần phải lưu ý những điều sau:

- Không ăn hải sản đã chết vì chúng có thể tiết ra chất độc.

- Đối với cá, phải làm ngay khi cá còn tươi và bỏ toàn bộ lòng ruột vì trong ruột cá có nhiều vi khuẩn, có thể thấm nhanh vào thịt cá gây ngộ độc.

- Không nên mua các hải sản có màu sắc khác thường, vì những loài sống trong vùng ô nhiễm thường có màu sắc khác với bình thường.

- Khi chế biến phải nấu chín kỹ, hải sản để đông lạnh trước khi chế biến phải rã đông, tránh tình trạng nấu chín không kỹ bên trong do chưa rã đông hết.

- Nấu xong phải cho trẻ ăn ngay, nếu sau 2 giờ mới ăn cần đun sôi lại.

- Những trẻ có cơ địa dị ứng khi ăn thủy - hải sản cần cho ăn từ từ ít một, nếu có các biểu hiện dị ứng thì phải ngừng lại ngay.

Đ.Mai

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Trèo cây hái vải, người phụ nữ 45 tuổi bị ngã đứt tuỷ sống

Trèo cây hái vải, người phụ nữ 45 tuổi bị ngã đứt tuỷ sống

Y tế - 3 giờ trước

Người phụ nữ trèo cây hái vải, sơ ý bị ngã tư độ cao khoảng 3m, đập vùng lưng xuống nền cứng, mất hoàn toàn vận động và cảm giác 2 chân.

Khi ung thư ruột xuất hiện cơ thể sẽ có "3 nhiều, 2 đau", nên ăn nhiều 2 loại rau để bảo vệ đường ruột

Khi ung thư ruột xuất hiện cơ thể sẽ có "3 nhiều, 2 đau", nên ăn nhiều 2 loại rau để bảo vệ đường ruột

Sống khỏe - 4 giờ trước

Bác sĩ chia sẻ rằng ung thư ruột ở giai đoạn đầu thường xuất hiện một số dấu hiệu rất dễ nhầm lẫn. Tóm gọn lại trong "3 nhiều, 2 đau" dưới đây.

Ăn bơ xong đừng bỏ hạt, tận dụng ngay bạn sẽ có được 7 công dụng bất ngờ này

Ăn bơ xong đừng bỏ hạt, tận dụng ngay bạn sẽ có được 7 công dụng bất ngờ này

Sống khỏe - 5 giờ trước

GĐXH - Khi ăn bơ, đa số chúng ta có thói quen ăn phần thịt bơ và bỏ hạt. Nhưng ít ai biết rằng hạt bơ mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.

Chương trình truyền thông hưởng ứng Ngày Sức khoẻ Tiêu hoá Thế giới 29/5

Chương trình truyền thông hưởng ứng Ngày Sức khoẻ Tiêu hoá Thế giới 29/5

Sống khỏe - 6 giờ trước

Ngày 29/5 tại Hà Nội, Báo Sức khoẻ và Đời sống và Viện Dinh dưỡng Quốc gia đồng tổ chức Chương trình truyền thông hưởng ứng Ngày Sức khỏe Tiêu hóa thế giới 2023 với thông điệp KHỎE TIÊU HÓA - KHỎE ĐỀ KHÁNG. Chương trình có sự đồng hành tài trợ bởi Công ty CP Sữa Việt Nam – Vinamilk.

Bé gái bị người tình của mẹ bạo hành ở Đà Lạt đã hồi phục

Bé gái bị người tình của mẹ bạo hành ở Đà Lạt đã hồi phục

Y tế - 8 giờ trước

Sau hơn một tuần được điều trị tích cực, bé gái hơn 2 tháng tuổi ở Đà Lạt (Lâm Đồng), bị người tình của mẹ nhiều lần đánh, sức khỏe tốt, có thể xuất viện.

Hai vụ ngộ độc do ăn nấm khiến 64 người nhập viện cấp cứu

Hai vụ ngộ độc do ăn nấm khiến 64 người nhập viện cấp cứu

Y tế - 8 giờ trước

Ngày 29/5, Sở Y tế tỉnh Lâm Đồng cho biết, hai vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra trên địa bàn huyện Di Linh khiến 64 người phải nhập viện cấp cứu có liên quan tới ăn tiệc cưới và ăn nấm hái ngoài tự nhiên.

Trèo cây hái vải, người phụ nữ bị ngã đứt tủy sống

Trèo cây hái vải, người phụ nữ bị ngã đứt tủy sống

Y tế - 8 giờ trước

GĐXH - Trong lúc trèo cây hái vải, người phụ nữ sơ ý ngã từ độ cao khoảng 3m, đập vùng lưng xuống nền cứng khiến phần tủy sống của bệnh nhân bị đứt hoàn toàn không thể cứu vãn được.

Ăn trứng cá sấu hỏa tiễn, 6 người nhập viện cấp cứu

Ăn trứng cá sấu hỏa tiễn, 6 người nhập viện cấp cứu

Y tế - 8 giờ trước

GĐXH – Các bệnh nhân nhập viện trong tình trạng mệt lả, đau bụng, nôn và đi ngoài nhiều lần. Cùng với đó là các triệu chứng đau đầu, chóng mặt.

5 thói quen ăn rau của người Việt mất sạch dinh dưỡng, tiềm ẩn nguy cơ ung thư, cần từ bỏ sớm!

5 thói quen ăn rau của người Việt mất sạch dinh dưỡng, tiềm ẩn nguy cơ ung thư, cần từ bỏ sớm!

Sống khỏe - 9 giờ trước

GĐXH - Một trong những sai lầm khi ăn rau mà nhiều người Việt mắc phải đó là thói quen để lại rau ăn thừa cho những bữa ăn kế tiếp.

Bé trai xuất huyết tiêu hoá do thói quen ăn cay, uống nước có ga

Bé trai xuất huyết tiêu hoá do thói quen ăn cay, uống nước có ga

Sống khỏe - 11 giờ trước

Trung tâm Y tế huyện Thanh Thuỷ (Phú Thọ) vừa tiếp nhận bé trai 14 tuổi (trú tại Kim Bôi, Hoà Bình) trong tình trạng mệt nhiều, nôn ra máu đông...

Top