Nếu muốn con có chiều cao tối ưu, cha mẹ đừng quên thời điểm này
GiadinhNet - Nắm bắt được các giai đoạn tăng trưởng chiều cao của trẻ cùng với các yếu tố ảnh hưởng đến chiều cao đặc biệt là dinh dưỡng hợp lý, môi trường sống lành mạnh, cha mẹ can thiệp kịp thời sẽ cho trẻ có một chiều cao tối ưu khi trưởng thành.

Nắm được giai đoạn tăng trưởng, dinh dưỡng hợp lý cha mẹ sẽ giúp trẻ phát triển chiều cao tốt nhất.
1.000 ngày đầu đời quyết định 60% khả năng tăng chiều cao
1.000 ngày đầu đời được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) nhấn mạnh là giai đoạn vàng phát triển chiều cao và thể chất. Trẻ có thể tăng 25cm trong năm đầu tiên và 10cm mỗi năm trong 2 năm tiếp theo khi bổ sung dinh dưỡng đúng và đủ. Đây là giai đoạn quyết định đến 60% khả năng tăng trưởng chiều cao của trẻ trong tương lai.
So với các giai đoạn khác, giai đoạn trẻ nhỏ dưới 12 tháng tuổi đạt tốc độ phát triển nhanh nhất. Trẻ có cân nặng gấp đôi cân nặng sơ sinh trong vòng 4-5 tháng đầu và gấp 3 lần cân nặng sơ sinh vào cuối năm thứ nhất. Đến ngày sinh nhật đầu tiên của trẻ, chiều dài nằm (tức là chiều cao của trẻ) đã tăng gấp rưỡi so với chiều dài khi sinh.
Nhiều nghiên cứu cho thấy, ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam, giai đoạn trẻ có nguy cơ suy dinh dưỡng cao nhất là từ 12-24 tháng tuổi và tỷ lệ suy dinh dưỡng giữ ở mức cao cho tới 60 tháng (5 tuổi). Những trẻ bị suy dinh dưỡng trong 2 năm đầu của cuộc sống sẽ bị ảnh hưởng đến phát triển thể lực, đặc biệt là chiều cao của trẻ ở tuổi vị thành niên. Sự phát triển trí não của những trẻ này cũng sẽ kém hơn những trẻ khác.
Trẻ dưới 2 tuổi cũng là giai đoạn diễn ra sự chuyển tiếp về nuôi dưỡng. Thời điểm này, trẻ ăn dặm và sau đó dần chuyển sang ăn bữa ăn cùng gia đình, đồng thời là giai đoạn trẻ dễ bị mắc các bệnh nhiễm khuẩn, đặc biệt là tiêu chảy và viêm đường hô hấp. Do vậy, trong giai đoạn này trẻ cần được chăm sóc cẩn thận hơn.
Từ 2 tuổi, tốc độ tăng trưởng không quá nhanh khoảng 6,2 cm mỗi năm, mật độ xương cũng tăng lên khoảng 1% một năm ở cả bé trai và bé gái. Song việc có chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng sẽ tiếp tục hỗ trợ cho sự phát triển chắc khỏe của xương là tiền đề cho sự phát triển chiều cao ở lứa tuổi dậy thì.
Giai đoạn dậy thì
Lứa tuổi dậy thì (từ 12-18 tuổi) đặc trưng bởi sự tăng trưởng vượt bậc về cả cơ bắp, khung xương cũng như các chức năng sinh dục. Tốc độ tăng trưởng nhanh cả về chiều cao, cân nặng và trẻ sẽ đạt đỉnh của tốc độ tăng chiều cao khi mà trẻ có thể tăng khoảng 10-15 cm/năm và mức tăng sẽ giảm dần sau đó.
Ở giai đoạn 10 tuổi, cứ mỗi năm bé gái tăng 10cm chiều cao và tăng dần đến khi đạt được 15 cm một năm ở độ tuổi 12. Đỉnh tốc độ tăng trưởng của trẻ nam là 12 tuổi (10cm/ năm) và đạt tối đa đến 14 tuổi (15 cm/năm). Tốc độ tăng trưởng sẽ giảm dần trong khoảng 15 tuổi ở nữ giới và khoảng 17 tuổi ở nam giới.
Thời gian phát triển chiều cao mạnh nhất ở nữ giới là từ 8-17 tuổi, quyết định đến 23% chiều cao trung bình ở người trưởng thành. Kích thước xương, khối lượng xương và mật độ chất khoáng ở mỗi xương tăng lên khoảng 4% mỗi năm tính từ giai đoạn trẻ 8 tuổi cho đến qua giai đoạn vị thành niên.
Sự tích lũy nhanh chóng về khối lượng xương có liên quan đến sự tăng trưởng và phát triển chiều cao và có thể cả sự hoạt động của các hormone tăng trưởng như IGF-1, steroid sinh dục và các receptor của các hormone. Vai trò của khẩu phần ăn càng trở nên rất quan trọng đối với sự phát triển cơ thể của trẻ em trong giai đoạn này.
Các chất dinh dưỡng chính để tăng trưởng và phát triển gồm protein, sắt, canxi, vitamin A, vitamin D, iot và kẽm. Ngoài ra, còn có vai trò của hormone GH và các hormone sinh dục. Trong giai đoạn này, cơ thể có nhiều tiềm năng để khắc phục các tình trạng chậm phát triển do thiếu dinh dưỡng ở các giai đoạn trước. Lưu ý việc dùng thuốc thay thế hormone chỉ sử dụng trong những trường hợp trẻ đã được thăm khám lâm sàng và cận lâm sàng chặt chẽ để chẩn đoán xác định, tuyệt đối không tự ý dùng các thuốc thay thế hormone này sẽ không có tác dụng và nguy hiểm tính mạng của trẻ.
Nhiều nghiên cứu còn cho thấy, ở những năm tiếp theo, khi cơ thể được ăn uống hợp lý, tích cực rèn luyện thể dục thể thao trong môi trường và lối sống lành mạnh, chiều cao con người vẫn tiếp tục tăng ít cho đến 25 tuổi ở nữ giới và 28 tuổi ở nam giới.
Phần lớn trẻ em Việt Nam mới sinh đều có chiều dài tương đương với trẻ em sinh ra tại các quốc gia khác trên thế giới (trên 50cm), nhưng từ 3 tuổi trở lên, khoảng cách chiều cao của trẻ em Việt Nam cách biệt dần và dần bị trẻ em thế giới bỏ xa.
Chiều cao trung bình của người Việt trưởng thành hiện nằm trong nhóm những nước có chiều cao thấp ở châu Á và càng xa hơn các quốc gia châu Âu mặc dù chương trình phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em do Viện Dinh Dưỡng triển khai trong nhiều thập kỷ qua đã đạt được những hiệu quả đáng kể về cải thiện chiều cao trẻ em. Nhưng hầu hết các vùng miền, các tiêu chí trong cuộc sống để phát triển chiều cao chưa đạt như đảm bảo đủ dinh dưỡng không thiếu ăn, không thiếu vi chất, môi trường sống trong sạch không nhiễm khuẩn, bụi, hóa chất…
Một khi nắm được giai đoạn tăng trưởng chiều cao của trẻ cùng với các yếu tố ảnh hưởng đến chiều cao, đặc biệt là dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp cho các bậc làm cha làm mẹ có biện pháp can thiệp kịp thời để trẻ phát triển chiều cao tốt nhất.
TS.BS Phan Bích Nga (Giám đốc Trung tâm Tư vấn, Phục hồi dinh dưỡng và Kiểm soát béo phì - Viện Dinh dưỡng Quốc gia)

Cô gái 18 tuổi có thận 'hóa đá' và những sai lầm tàn phá thận một cách nhanh chóng của nhiều người
Sống khỏe - 4 phút trướcGĐXH – Theo các bác sĩ, hiện nay, bệnh thận đang có xu hướng trẻ hóa. Đáng nói, thói quen ăn uống, sinh hoạt không điều độ là một trong những yếu tố nguy cơ thúc đẩy căn bệnh này.

Nam thanh niên 30 tuổi ở Phú Thọ có sán dây dài hơn 3 mét do thường xuyên ăn món quen thuộc này
Y tế - 3 giờ trướcGĐXH - Tại bệnh viện, bệnh nhân được chỉ định thụt tháo để chuẩn bị nội soi đại tràng. Sau thụt, các bác sĩ ghi nhận một con sán dây dài hơn 3 mét được thải ra theo phân, còn sống.

Cách phân biệt carbohydrate 'tốt' và carbohydrate 'xấu'
Sống khỏe - 6 giờ trướcKhông phải tất cả carbohydrate đều như nhau, việc phân biệt carbohydrate 'tốt' với carbohydrate 'xấu' là cần thiết cho sức khỏe và kiểm soát lượng đường trong máu.

Cách ăn trứng buổi sáng không làm tăng cholesterol, an toàn và tốt nhất cho sức khỏe
Sống khỏe - 7 giờ trướcGĐXH - Nếu sáng nào cũng chỉ ăn trứng mà không kết hợp thêm các loại thực phẩm khác, cơ thể sẽ dần thiếu hụt những dưỡng chất thiết yếu...

Cách đơn giản để ăn được nhiều chất xơ hơn
Sống khỏe - 9 giờ trướcChất xơ là một thành phần thiết yếu của chế độ ăn uống lành mạnh nhưng trên thực tế có rất nhiều người lại không cung cấp đủ lượng khuyến nghị mỗi ngày. Vậy phải làm sao để khắc phục tình trạng này?

2 người bị 'bùng phát' viêm gan B mạn tính thừa nhận một sai lầm nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Một người bệnh có tiền sử mắc viêm gan B, thế nhưng anh lại tự dừng thuốc, không đi khám bệnh trong 1 năm nay; một người có thói quen đi khám sức khỏe định kỳ nhưng lại “quên” kiểm tra xét nghiệm về gan.

Nam sinh 21 tuổi suy tim, suy thận vì loại đồ uống khoái khẩu giới trẻ Việt yêu thích
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Điều tra bệnh sử, các bác sĩ cho biết nam sinh bị suy thận này không có tiền sử bệnh lý nào khác ngoài việc uống quá nhiều đồ uống tăng lực.

Bất ngờ nguyên nhân khiến nam thanh niên 18 tuổi đang khỏe mạnh bỗng sốc mất máu nguy kịch
Sống khỏe - 1 ngày trướcGĐXH - Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng nguy kịch, da niêm mạc nhợt, huyết áp tụt, bụng chướng, đau dữ dội, nhiều dịch máu trong ổ bụng.

Người đàn ông ở Hải Dương nguy kịch do dùng thuốc điều trị viêm gan B theo cách này
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Tại bệnh viện, bệnh nhân được chẩn đoán xơ gan giai đoạn F4 – giai đoạn nặng. Cùng lúc, ông được chẩn đoán thêm đái tháo đường type 2, làm tăng nguy cơ tổn thương gan.

Người phụ nữ 64 tuổi bất ngờ phát hiện ung thư đại tràng di căn phổi từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Người phụ nữ bị ung thư đại tràng di căn phổi có dấu hiệu bị táo bón liên tục trong khoảng 3 tháng, trước khi phát hiện bệnh.

Chấn động: Bé gái 3 tháng tuổi bị người thân xâm hại tình dục
Y tếGĐXH - Tại bệnh viện, các bác sĩ phát hiện bé bị rách màng trinh và tổn thương âm đạo khoảng 1,5 cm.