Hà Nội
23°C / 22-25°C

Nếu thận đang gặp nguy hiểm, cơ thể sẽ xuất hiện 10 dấu hiệu cảnh báo, đừng chủ quan với bất kì biểu hiện nào

Thứ tư, 14:26 20/12/2023 | Sống khỏe

Phát hiện và điều trị sớm bệnh thận là việc rất quan trọng để ngăn ngừa tổn thương, tránh biến chứng.

Thận là hai cơ quan nhỏ hình hạt đậu nằm ở hai bên cột sống, ngay dưới lồng ngực. Chức năng chính của chúng là lọc máu, loại bỏ các chất thải và chất lỏng dư thừa ra khỏi cơ thể. Thận cũng giúp kiểm soát huyết áp, sản xuất các tế bào hồng cầu và duy trì sự cân bằng của các chất điện giải, chẳng hạn như natri, kali, canxi. Khi thận khỏe mạnh, chúng lọc khoảng 120-150 lít máu mỗi ngày, tạo ra khoảng 1 đến 2 lít nước tiểu. Khi thận gặp vấn đề, nó sẽ không thể thực hiện tốt các chức năng nói trên.

Nếu thận đang gặp nguy hiểm, cơ thể sẽ xuất hiện 10 dấu hiệu cảnh báo, đừng chủ quan với bất kì biểu hiện nào- Ảnh 1.

Bệnh thận là một bệnh nghiêm trọng ảnh hưởng đến hàng triệu người trên toàn thế giới. Nó xảy ra khi thận bị tổn thương và không thể hoạt động đúng. Phát hiện và điều trị sớm bệnh thận là việc rất quan trọng để ngăn ngừa tổn thương, tránh biến chứng.

Một trong những phần khó nhất về bệnh thận là nhiều người không nắm bắt được nó cho đến khi bệnh tiến triển. Rất may, khi thận gặp các vấn đề không ổn, cơ thể sẽ gửi cho bạn những tín hiệu cảnh báo. Hãy tìm hiểu chúng là gì và lắng nghe cơ thể của mình để kịp thời phát hiện những bất thường nhé.

10 dấu hiệu mà cơ thể muốn nói rằng thận của bạn đang gặp nguy hiểm

1. Thay đổi thói quen đi tiểu

Một trong những dấu hiệu sớm nhất của bệnh thận là những thay đổi trong sản xuất nước tiểu. Bạn có thể nhận thấy tần suất đi tiểu tăng lên, đặc biệt là vào ban đêm. Mặt khác, bạn cũng có thể nhận thấy lượng nước tiểu giảm đi hoặc có bọt.

Nếu thận đang gặp nguy hiểm, cơ thể sẽ xuất hiện 10 dấu hiệu cảnh báo, đừng chủ quan với bất kì biểu hiện nào- Ảnh 2.

2. Mệt mỏi

Bệnh thận có thể dẫn đến thiếu máu, một tình trạng đặc trưng bởi số lượng hồng cầu thấp. Điều này có thể dẫn đến mệt mỏi dai dẳng và khó tập trung trong mọi việc.

3. Sưng phù ở vị trí nào đó trên cơ thể

Sự tích tụ chất lỏng quá mức trong cơ thể, được gọi là phù, thường xảy ra với bệnh nhận bị bệnh thận. Sưng có thể xuất hiện ở chân, tay, mặt và thậm chí cả bụng.

Nếu thận đang gặp nguy hiểm, cơ thể sẽ xuất hiện 10 dấu hiệu cảnh báo, đừng chủ quan với bất kì biểu hiện nào- Ảnh 3.

4. Đau lưng dai dẳng

Bệnh thận có thể gây đau lưng, thường cảm thấy ngay phía dưới lồng ngực. Cơn đau có thể nghiêm trọng và dai dẳng. Điều này thường sẽ đi kèm với nhiễm trùng đường tiết niệu nếu không được điều trị.

5. Giảm cân không rõ nguyên nhân hoặc chán ăn

Nếu bạn bị giảm cân không giải thích được hoặc giảm sự thèm ăn, đó có thể là dấu hiệu của bệnh thận. Điều này xảy ra do sự tích tụ các chất thải trong cơ thể và dẫn đến chán ăn.

Nếu thận đang gặp nguy hiểm, cơ thể sẽ xuất hiện 10 dấu hiệu cảnh báo, đừng chủ quan với bất kì biểu hiện nào- Ảnh 4.

6. Buồn nôn và nôn

Bệnh nhân bị bệnh thận thường có cảm giác buồn nôn và dẫn đến các đợt nôn mửa. Dấu hiệu này rõ ràng hơn vào buổi sáng hoặc sau bữa ăn.

7. Khó ngủ

Những người bị bệnh thận thường gặp tình trạng khó ngủ. Nguyên nhân có thể là do chuột rút cơ bắp vào ban đêm, hội chứng chân không yên hoặc đi tiểu thường xuyên.

8. Có vị kim loại trong miệng

Do sự tích tụ các chất thải trong máu mà người đa phần người bị bệnh thận hay cảm thấy miệng có vị kim loại. Đặc biệt, cảm giác đó thường dai dẳng kéo dài.

Nếu thận đang gặp nguy hiểm, cơ thể sẽ xuất hiện 10 dấu hiệu cảnh báo, đừng chủ quan với bất kì biểu hiện nào- Ảnh 5.

9. Chuột rút cơ bắp và co giật

Mất cân bằng điện giải, chẳng hạn như nồng độ kali và canxi thấp, có thể gây chuột rút cơ bắp, co giật. Những triệu chứng này có thể liên quan đến bệnh thận.

10. Ngứa da

Bệnh thận có thể dẫn đến sự tích tụ độc tố trong máu, gây ngứa da. Cảm giác ngứa xuất hiện ở bất kì bộ phận nào trên cơ thể chứ không không giới hạn ở một khu vực cụ thể.

Nếu thận đang gặp nguy hiểm, cơ thể sẽ xuất hiện 10 dấu hiệu cảnh báo, đừng chủ quan với bất kì biểu hiện nào- Ảnh 6.

Điều quan trọng cần lưu ý là những triệu chứng này có thể thay đổi tùy thuộc vào giai đoạn và mức độ nghiêm trọng của bệnh thận. Nếu bạn gặp bất kỳ dấu hiệu nào trong số này, hãy tham khảo ý kiến chuyên gia sức khỏe để được đánh giá và điều trị thích hợp.

Một số điều bạn có thể làm để giữ cho thận khỏe mạnh và ngăn ngừa bệnh thận

Thứ nhất là có một lối sống lành mạnh. Điều đó có nghĩa là ăn uống tốt, tập thể dục thường xuyên, uống nhiều nước, uống rượu vừa phải và ngủ ngon. Nếu bạn hút thuốc, hãy bỏ thuốc.

Thứ hai, hãy chú ý đến các loại thuốc theo toa và thuốc không kê đơn mà bạn đang dùng chúng. Luôn luôn làm theo hướng dẫn của bác sĩ hoặc dược sĩ khi dùng bất kì loại thuốc nào.

Cuối cùng, hãy kiểm tra thận nếu bạn phát hiện dấu hiệu nghi ngờ hoặc là người có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Hãy nhớ rằng, phát hiện sớm và điều trị kịp thời là chìa khóa để ngăn ngừa bệnh thận tiến triển cũng như cải thiện kết quả sức khỏe tổng thể.

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Cảnh báo nguy cơ tim mạch sau kỳ nghỉ lễ, ứng phó như thế nào?

Cảnh báo nguy cơ tim mạch sau kỳ nghỉ lễ, ứng phó như thế nào?

Sống khỏe - 1 giờ trước

Mùa lễ hội là lúc chúng ta phải ưu tiên sức khỏe tim mạch. Với tình trạng tăng huyết áp và các tình trạng liên quan ngày càng phổ biến ở những người trẻ tuổi, việc thực hành sự điều độ và chánh niệm là rất quan trọng.

2 món ăn sáng béo gấp 5 lần mỡ lợn, là thủ phạm gây mỡ máu

2 món ăn sáng béo gấp 5 lần mỡ lợn, là thủ phạm gây mỡ máu

Sống khỏe - 12 giờ trước

Thường xuyên ăn 2 món này trong bữa sáng sẽ làm tăng nguy cơ cholesterol cao, có thể gây hẹp hoặc xơ cứng động mạch.

Người đàn ông bị phổi trắng chỉ vài ngày sau khi bị cúm: Cách phân biệt cúm và cảm lạnh thông thường

Người đàn ông bị phổi trắng chỉ vài ngày sau khi bị cúm: Cách phân biệt cúm và cảm lạnh thông thường

Sống khỏe - 12 giờ trước

Lúc đầu chỉ ho nhẹ và họng có đờm, không ngờ vài ngày sau, phổi của người đàn ông đã trắng xóa.

Cụ ông ở Hà Nội nguy kịch vì mắc cúm, bác sĩ chỉ rõ cách phòng ngừa cho người có nguy cơ cao mắc bệnh

Cụ ông ở Hà Nội nguy kịch vì mắc cúm, bác sĩ chỉ rõ cách phòng ngừa cho người có nguy cơ cao mắc bệnh

Sống khỏe - 17 giờ trước

GĐXH - Với người có hệ miễn dịch yếu, người mắc bệnh mạn tính hoặc người cao tuổi, khi mắc cúm, virus sẽ tấn công mạnh vào hệ hô hấp và gây ra những biến chứng nặng nề khiến bệnh nhân có thể phải thở máy, lọc máu, nguy cơ tử vong cao.

7 loại trái cây có hàm lượng chất xơ tốt nhất

7 loại trái cây có hàm lượng chất xơ tốt nhất

Sống khỏe - 19 giờ trước

Thực phẩm giàu chất xơ giúp cải thiện quá trình tiêu hóa, duy trì cân nặng khỏe mạnh và giảm nguy cơ mắc nhiều bệnh…

9 thói quen hàng ngày tàn phá thận khủng khiếp, người Việt nên biết để tránh

9 thói quen hàng ngày tàn phá thận khủng khiếp, người Việt nên biết để tránh

Bệnh thường gặp - 20 giờ trước

GĐXH - Có những thói quen tưởng chừng như vô hại, nhưng nó lại đang 'đầu độc' chính cơ thể mình, đặc biệt là các cơ quan tiêu hóa như gan, thận...

Bộ Y tế kêu gọi tăng cường phòng, chống dịch bệnh cúm, sởi và các bệnh lây qua đường hô hấp

Bộ Y tế kêu gọi tăng cường phòng, chống dịch bệnh cúm, sởi và các bệnh lây qua đường hô hấp

Y tế - 20 giờ trước

GĐXH - Hiện nay, điều kiện thời tiết mùa Đông - Xuân với khí hậu ẩm thấp là môi trường thuận lợi cho virus phát triển và lây lan, gia tăng nguy cơ bùng phát dịch bệnh.

Uống nước mật ong ấm có tác dụng gì?

Uống nước mật ong ấm có tác dụng gì?

Sống khỏe - 21 giờ trước

Uống nước mật ong ấm vào buổi sáng mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe thể chất và tinh thần. Các đặc tính dược liệu của mật ong kết hợp với nước ấm giúp tăng cường khả năng miễn dịch, hỗ trợ tiêu hóa, cải thiện chất lượng giấc ngủ và cung cấp năng lượng cho một ngày mới…

Người đàn ông 63 tuổi bật khóc khi biết mắc ung thư dạ dày giai đoạn cuối từ sở thích ăn món ăn khoái khẩu

Người đàn ông 63 tuổi bật khóc khi biết mắc ung thư dạ dày giai đoạn cuối từ sở thích ăn món ăn khoái khẩu

Bệnh thường gặp - 22 giờ trước

GĐXH - Người đàn ông mắc ung thư dạ dày có thói quen ăn rất mặn. Món ăn khoái khẩu ngày nào cũng xuất hiện trên mâm cơm của ông đó là rau củ muối.

Tác hại của lưu thông máu kém, ứng phó như thế nào?

Tác hại của lưu thông máu kém, ứng phó như thế nào?

Sống khỏe - 1 ngày trước

Lưu thông máu kém sẽ hạn chế lưu lượng máu đến các mô và cơ quan của cơ thể, làm cạn kiệt oxy và các chất dinh dưỡng nuôi cơ thể. Vậy nguyên nhân nào gây nên tình trạng này, cách nhận biết và ứng phó ra sao?

Top