Ngậm que gỗ chơi, bé 3 tuổi bị đâm thủng vòm hầu
GĐXH - Tuyệt đối không để trẻ cầm những vật sắc nhọn, nhất là khi đang đi, chạy vì rất nguy hiểm.
Tính riêng 6 tháng đầu năm 2023, khoa Răng – Hàm – Mặt, Bệnh viện Nhi Trung ương đã tiếp nhận điều trị cho hàng trăm bệnh nhi có vết thương phần mềm vùng hàm mặt. Nguyên nhân chủ yếu thường do tai nạn sinh hoạt, tai nạn giao thông,…

Hình ảnh vết rách vòm miệng bệnh nhi Trần Quang B. ẢNh: BVCC
Điển hình là bé trai Trần Quang B (30 tháng tuổi, ở Hà Nội) nhập viện trong trình trạng chảy nhiều máu vòm miệng do bị que gỗ đâm thủng vòm hầu. Khai thác bệnh sử thì được biết, trong lúc đang chơi đùa tại nhà, trẻ cầm que gỗ lên miệng ngậm và bị vấp ngã khiến que gỗ đâm thẳng vào miệng gây rách, thủng vòm hầu, chảy máu nhiều.
Sau tai nạn, gia đình đưa trẻ đến Bệnh viện Nhi Trung ương cấp cứu. Qua thăm khám, các bác sĩ xác định trẻ có: Vết rách vòm miệng mềm bên phải 1cm và bên trái 1,5cm. Vết rách niêm mạc lưỡi gà 1cm. Niêm mạc vòm miệng trầy xước nhiều.
Ngay lập tức trẻ được phẫu thuật cấp cứu, khâu vết rách vòm miệng mềm, cầm máu, điều trị kháng sinh, giảm đau,…Sau phẫu thuật, sức khỏe trẻ ổn định, vết thương lành, trẻ đã có thể ăn uống bình thường và đã được xuất viện.

Vết thương bệnh nhi Đỗ Minh K thời điểm nhập viện. Ảnh: BVCC
Một trường hợp khác là bệnh nhi Đỗ Minh K (8 tuổi, ở Hưng Yên). Trước đó, khi trẻ đang đạp xe đạp trên đường thì không may bị ngã đập mặt xuống nền đất, sau ngã trẻ chảy máu miệng, rách môi.
Trẻ nhập viện khoa Răng – Hàm – Mặt với vết thương khuyết hổng môi trái ~ 2cm, các bác sĩ đã tiến hành làm sạch, tạo vạt, khâu phục hồi làn môi đỏ theo mốc giải phẫu bằng chỉ Vycryl 5.0. Sau phẫu thuật, trẻ được điều trị kháng sinh, giảm đau, chăm sóc vết thương. Hiện trẻ đã được xuất viện.
Cách sơ cứu vết thương tại nhà cho trẻ
Quanh miệng là khu vực có rất nhiều mạch máu, một vết cắt nhỏ cũng có thể làm chảy rất nhiều máu. Khi thấy trẻ có máu ở miệng, người lớn cần hết sức bình tĩnh để có thể xác định vấn đề, xử trí đúng tình huống và tránh gây hoảng sợ cho trẻ.
Đối với các vết thương phía ngoài miệng hay lưỡi: Làm ướt với nước lạnh một miếng gạc hoặc khăn sạch, đè nhẹ lên chỗ chảy máu khoảng 5-10 phút.
Đối với các vết thương ở trong miệng: Nhẹ nhàng đè chỗ môi bị chảy máu lên phần răng hay nướu của trẻ trong khoảng 5-10 phút hoặc càng lâu càng tốt. Tránh kéo môi trẻ ra kiểm tra thử vì làm như vậy máu sẽ chảy trở lại.
Dùng một túi nước đá hoặc rau củ đông lạnh áp vào chỗ chảy máu. Có thể cho trẻ mút kem lạnh khi vết thương trong miệng không quá lớn.
Chú ý: không rửa vết thương bằng nước muối, nước ấm hoặc cho trẻ súc miệng bằng nước muối, nước ấm vì sẽ làm máu chảy nhiều hơn. Nếu vết thương khiến trẻ đau, khó ăn uống và quấy khóc, có thể tham khảo ý kiến bác sĩ và cho trẻ dùng một ít thuốc giảm đau.
Trẻ bị thương, khi nào cần gặp bác sĩ?
Trong quá trình tự xử trí vết thương, nếu thấy một trong các trường hợp sau đây, cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ:
- Chảy máu nhiều, không cầm máu được sau 10 phút.
- Vết cắt sâu, vết rách mở mép hoặc dài hơn 1cm.
- Có mảnh vỡ hoặc bụi bẩn trong vết thương.
- Vết thương xuyên thủng vòm miệng, cổ họng hoặc a-mi-đan.
- Vết thương gây ra bởi những vật bẩn hoặc gỉ (đinh, dây kẽm gai,…).
- Vết thương do động vật hoặc người có biểu hiện không bình thường cắn.
- Nghi ngờ trẻ có gãy xương.
- Vài ngày đầu sau khi bị thương, trẻ có dấu hiệu nhiễm trùng (sưng, đỏ, đau tăng nhiều, sốt).
Cách phòng tránh tai nạn cho trẻ
Nhìn chung, rất khó để trẻ hoàn toàn không bị chấn thương trong những năm đầu đời. Tuy nhiên, nguy cơ trẻ bị chấn thương sẽ giảm đi nếu cha mẹ, người chăm sóc thực hiện các biện pháp phòng tránh tai nạn.
Các vật sắc, nhọn cần được cất giữ tránh khỏi tầm nhìn và cầm, với của trẻ. Bao bọc các góc sắc xung quanh nơi trẻ hay vận động như góc – mép bàn, mép cửa,…
Không để trẻ ngậm đồ chơi trong miệng, nhất là khi đang đi, chạy.
Hướng dẫn cho trẻ những kỹ năng cơ bản nhất tránh nguy cơ đối mặt với những tai nạn khi sinh hoạt, vui chơi.
Luôn để trẻ trong tầm quan sát của người chăm sóc, kịp thời phát hiện, loại bỏ nguy cơ gây tai nạn hoặc xử trí nếu có tai nạn xảy ra.

Sốt xuất huyết gia tăng báo động tại TPHCM
Y tế - 6 giờ trướcSốt xuất huyết tại TPHCM đang diễn biến phức tạp với số ca mắc và tử vong tăng so với cùng kỳ.

Khám bệnh, cấp phát thuốc miễn phí và tặng quà tri ân người có công với cách mạng
Y tế - 19 giờ trướcGĐXH - Chương trình là hoạt động ý nghĩa, thể hiện sâu sắc truyền thống "Uống nước nhớ nguồn", "Đền ơn đáp nghĩa" của dân tộc Việt Nam.

Sau loạt vụ việc liên quan đến án 'chạy' kết luận tâm thần: Bộ Y tế chỉ đạo siết chặt quản lý đối tượng bắt buộc chữa bệnh tâm thần
Y tế - 20 giờ trướcGĐXH - Ngày 11/7, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan đã ban hành công điện gửi Bệnh viện Tâm thần Trung ương 1, Bệnh viện Tâm thần Trung ương 2; Viện Pháp y tâm thần Trung ương, Viện Pháp y tâm thần Trung ương Biên Hòa, Trung tâm pháp y tâm thần các khu vực; Viện Pháp y quốc gia; bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế; - Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương… về tăng cường quản lý trong lĩnh vực giám định pháp y, pháp y tâm thần và bắt buộc chữa bệnh tâm thần.

Chủ động kiểm soát sốt xuất huyết từ sớm, từ xa – Bộ Y tế khuyến cáo người dân không chủ quan
Y tế - 23 giờ trướcGĐXH - Từ đầu năm 2025 đến nay, cả nước ghi nhận hơn 32.000 ca mắc sốt xuất huyết. Trong khi thời tiết mưa nhiều, nóng ẩm đang tạo điều kiện thuận lợi cho muỗi phát triển và truyền bệnh, Bộ Y tế nhấn mạnh dịch vẫn đang trong tầm kiểm soát nếu các địa phương và người dân cùng chủ động phòng dịch từ sớm, từ xa.

Chống sốt xuất huyết không chờ dịch bùng: Bộ Y tế hành động từ sớm, từ xa
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Dịch sốt xuất huyết đang bước vào mùa cao điểm tại Việt Nam. Bộ Y tế khẳng định dịch bệnh vẫn trong tầm kiểm soát nhờ các biện pháp phòng, chống đã được triển khai đồng bộ ngay từ đầu năm.

Mong thay đổi phong thủy, khách hàng đòi bác sĩ mổ lúc 1h sáng
Y tế - 1 ngày trướcMong thoát nghèo, hóa giải vận hạn, nhiều người đã chi tiền phẫu thuật thẩm mỹ, thay đổi ngoại hình hợp phong thủy. Một số trường hợp thậm chí còn yêu cầu mổ vào khung giờ đặc biệt, như 1h sáng, để “kích hoạt tiền tài”.

Sau mũi tiêm tại phòng khám tư, người đàn ông liệt tứ chi hoàn toàn
Y tế - 2 ngày trướcGĐXH - Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng liệt tứ chi, cơ lực bằng 0, mất phản xạ, kèm suy hô hấp nặng do liệt cơ hô hấp.

3 ngày sau khi ăn lòng lợn, tiết canh, người đàn ông 63 tuổi ở Hà Nội rơi vào nguy kịch
Y tế - 2 ngày trướcGĐXH - Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng mệt, kích thích, nổi nhiều ban tím trên cơ thể, khó thở, chi lạnh nên nhanh chóng được đặt ống nội khí quản thở máy và lọc máu.

Người đàn ông 46 tuổi ở Quảng Ninh có sỏi thận 'khủng' như san hô do mắc sai lầm này trong nhiều năm
Y tế - 3 ngày trướcGĐXH - Kết quả thăm khám cho thấy, bệnh nhân có sỏi thận 2 bên, thận bên phải có khối sỏi lớn hình dạng giống san hô, chiếm gần hết bể thận.

Người đàn ông bị đỉa chui vào niệu đạo trong lúc làm việc ngoài đồng
Y tế - 3 ngày trướcGĐXH - Anh P.V.A. bị một con đỉa chui vào niệu đạo trong lúc làm việc ngoài đồng. Khi phát hiện, bệnh nhân đã kịp thời dùng tay ép chặt niệu đạo để hạn chế đỉa chui sâu hơn.

Người đàn ông 46 tuổi ở Quảng Ninh có sỏi thận 'khủng' như san hô do mắc sai lầm này trong nhiều năm
Y tếGĐXH - Kết quả thăm khám cho thấy, bệnh nhân có sỏi thận 2 bên, thận bên phải có khối sỏi lớn hình dạng giống san hô, chiếm gần hết bể thận.