Hà Nội
23°C / 22-25°C

Ngành Y tế Bắc Kạn: Nâng cao chuyên môn đi đôi với rèn y đức

Thứ năm, 16:16 05/03/2015 | Y tế

GiadinhNet - 60 năm qua, thực hiện lời dạy của Bác “Lương y phải như từ mẫu”, cán bộ ngành Y tế Bắc Kạn đã không ngừng xây dựng và phát triển, đạt được nhiều thành tựu trên tất cả các lĩnh vực.

Đẩy mạnh phát triển chuyên môn

 Các cán bộ Bệnh viện Đa khoa tỉnh thực hiện tốt các kỹ thuật được chuyển giao, góp phần nâng cao chất lượng công tác khám và điều trị bệnh

Trong những năm tháng chiến tranh đến những năm đầu giành độc lập khó khăn của tình hình kinh tế chung trên cả nước cộng với nhận thức của người dân còn hạn chế nên dịch bệnh thường xuyên xảy ra. Năm 1997, tỉnh Bắc Kạn được tái thành lập. Cùng với sự sắp xếp, xây dựng hệ thống chính trị của tỉnh, Sở Y tế Bắc Kạn cũng được thành lập từ tháng 01/1997.

Những năm đầu còn nhiều khó khăn, toàn ngành đã tập trung xây dựng hệ thống tổ chức bộ máy, mạng lưới y tế từ tỉnh đến cơ sở. Tại tuyến tỉnh, Bệnh viện Đa khoa, Trung tâm Y tế dự phòng, Trung tâm Phòng chống bệnh xã hội… được đầu tư xây dựng. Trung tâm Y tế tuyến huyện cũng được củng cố để đảm đương thực hiện đồng thời 2 nhiệm vụ là dự phòng và khám, chữa bệnh. Các trạm y tế xã cũng được đầu tư cải tạo sửa chữa và xây mới, cung cấp một số trang thiết bị khám chữa bệnh thông thường đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân.

Để xây dựng đội ngũ cán bộ đủ về số lượng, đảm bảo chất lượng, đáp ứng yêu cầu công việc được giao, một mặt ngành tổ chức, sắp xếp lại vị trí công tác, mặt khác lựa chọn cán bộ có đủ tiêu chuẩn cử đi đào tạo hệ vừa làm, vừa học. Trong giai đoạn 1997 - 2002, toàn ngành đã có hơn 130 cán bộ hoàn thành chương trình đại học, sau đại học. Nếu như, năm 1997 chỉ có hơn 60 bác sĩ thì đến năm 2002 đã có 265 bác sĩ, trong đó 31 bác sĩ chuyên khoa cấp 1. Đến nay, toàn tỉnh có 396 bác sĩ, đạt tỷ lệ 13,1 bác sĩ/vạn dân. Các cán bộ y, bác sĩ cơ bản đáp ứng được công việc. Cán bộ quản lý thực hiện tốt công tác chỉ đạo tuyến, đảm bảo giải quyết kịp thời các tình huống xảy ra.

Với phương châm “phòng bệnh hơn chữa bệnh”, hệ thống y tế dự phòng vừa tập trung triển khai các chương trình y tế quốc gia vừa giải quyết những dịch bệnh thường xảy ra tại địa phương như sốt rét, tiêu chảy, bướu cổ, phong... Nhờ triển khai tốt các phương án phòng chống dịch bệnh, số vùng trọng điểm sốt rét giảm, không có trường hợp tử vong do bệnh sốt rét; số người mắc bệnh bướu cổ giảm; nhiều năm qua trên địa bàn tỉnh không phát hiện bệnh nhân phong tại cộng đồng.

Chương trình tiêm chủng mở rộng cũng đã đạt được những kết quả đáng kể. Tỷ lệ tiêm chủng mở rộng đạt cao trên 95% đã giúp tỉnh thanh toán bệnh bại liệt, loại trừ uốn ván sơ sinh, làm giảm bệnh truyền nhiễm, không có trường hợp nào tử vong do mắc các bệnh trong diện được tiêm chủng.

Trước sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật, mạng lưới khám chữa bệnh trong tỉnh cũng phát triển theo hướng chuyên sâu. Đội ngũ bác sỹ chuyên khoa phát triển cả về chất và lượng. Cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế được quan tâm đầu tư, nâng cấp. Nhiều mô hình y tế mới về chăm sóc sức khỏe được triển khai.

Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý bệnh phẩm và bệnh nhân được triển khai tại tất cả các bệnh viện. Công tác cải cách thủ tục hành chính được chú trọng giúp đổi mới quy trình khám chữa bệnh, rút ngắn thời gian chờ đợi, giảm phiền hà cho nhân dân. Bên cạnh đó, các bệnh viện huyện được củng cố, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, giảm số bệnh nhận chuyển tuyến. Chính sách về bảo hiểm y tế, khám chữa bệnh cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số theo quy định của Nhà nước được ngành y tế phối hợp với sở, ngành liên quan triển khai đầy đủ, đảm bảo quyền lợi của người dân. 

Thực hiện Chỉ thị số 06-CT/TW ngày 22/02/2001 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về củng cố, hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở, trong từng giai đoạn, Ngành Y tế đã tham mưu cho Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh xây dựng các xã, phường, thị trấn đạt Bộ tiêu chí quốc gia về y tế. Đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong việc phát triển kinh tế xã hội của địa phương.

Ngành Y tế xây dựng các chương trình, kế hoạch hướng dẫn các địa phương thực hiện theo lộ trình từng năm, từng giai đoạn. Tranh thủ nguồn đầu tư của tỉnh và sự tài trợ của các dự án trong và ngoài nước, cơ sở vật chất, trang thiết bị nhiều trạm y tế được cải tạo, xây dựng. Nhân lực được bổ sung theo hướng đạt chuẩn. Nếu năm 2002, trung bình mỗi trạm y tế xã có 3,29 cán bộ, 30% số xã có bác sĩ, 70% số thôn, bản có nhân viên y tế hoạt động thì đến năm 2014, trung bình mỗi trạm có 4,7 cán bộ y tế, 65% xã có bác sĩ, 100% thôn bản có nhân viên y tế. Mạng lưới y tế cơ sở đã có diện mạo mới đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân. Bình quân hàng năm tuyến xã khám, chữa bệnh cho 250 nghìn lượt người, chiếm hơn 50% tổng số lần khám, chữa bệnh toàn ngành. Dịch vụ bảo hiểm y tế được triển khai đến các Trạm Y tế xã, phường tạo điều kiện thuận lợi cho người dân khám chữa bệnh.

Bên cạnh đó, Chi cục Dân số - KHHGĐ và 8 Trung tâm tuyến huyện được thành lập, tiếp tục duy trì các chỉ tiêu về dân số nhằm ổn định dân số trên địa bàn. Công tác phòng chống HIV/AIDS được tập trung triển khai đã nâng cao chất lượng sức khỏe người bệnh, góp phần ổn định tình hình an ninh trật tự trên địa bàn, nhất là từ khi triển khai chương trình điều trị thay thế nghiện thuốc phiện bằng thuốc Methadone. Đến nay, hai cơ sở tại thị xã Bắc Kạn và huyện Chợ Mới đã tiến hành điều trị cho gần 300 bệnh nhân. Toàn ngành đang thực hiện lộ trình mở rộng chương trình Methadone ra các huyện khác trên toàn tỉnh, trước mắt trong quý I/2015 sẽ triển khai chương trình tại huyện Bạch Thông.

Học theo Bác, các cán bộ y tế của tỉnh tích cực triển khai các hoạt động tình nguyện vì sức khỏe cộng đồng (Ảnh: Hội Thầy thuốc trẻ tỉnh khám, cấp phát thuốc miễn phí tại xã Kim Hỷ, huyện Na Rì)

Học theo Bác, các cán bộ y tế của tỉnh tích cực triển khai các hoạt động tình nguyện vì sức khỏe cộng đồng (Ảnh: Hội Thầy thuốc trẻ tỉnh khám, cấp phát thuốc miễn phí tại xã Kim Hỷ, huyện Na Rì)

Công tác nghiên cứu khoa học được ngành Y tế quan tâm chỉ đạo thực hiện. Nhiều năm qua, ngành Y tế luôn là ngành có số lượng đề tài nhiều nhất so với các ban, ngành trên địa bàn tỉnh. Trung bình mỗi năm, toàn ngành có trên 50 đề tài được nghiệm thu cấp cơ sở, trong đó nhiều đề tài được báo cáo cấp tỉnh, cấp Bộ Y tế. Các đề tài nghiên cứu khoa học được ứng dụng đã mang lại hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng trên các lĩnh vực y tế.

Giỏi chuyên môn nhưng không quên rèn luyện y đức

Song song với thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, công tác giáo dục chính trị tư tưởng, y đức cho đội ngũ y, bác sĩ được Ngành Y tế đặc biệt quan tâm. Ban chấp hành Đảng bộ Sở Y tế chỉ đạo Công đoàn ngành phát động, tổ chức các phong trào thi đua, điển hình là việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, học tập, noi gương anh hùng, liệt sĩ, bác sĩ Đặng Thùy Trâm và thực hiện các quy tắc ứng xử của cán bộ y tế. Sở Y tế cũng đã tổ chức nhiều lớp tập huấn, bồi dưỡng về y đức, kỹ năng giao tiếp, ứng xử.

Tại các Bệnh viện tuyến tỉnh và tuyến huyện, lãnh đạo các bệnh viện và lãnh đạo các khoa, phòng tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm quy chế chuyên môn, quy tắc ứng xử trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, đồng thời khen thưởng, biểu dương thường kỳ, đột xuất cho các tập thể và cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác. Sở Y tế và các cơ sở khám chữa bệnh thực hiện niêm yết công khai các số điện thoại đường dây nóng, tiếp nhận, giải quyết kịp thời các ý kiến phản ánh của bệnh nhân và người nhà bệnh nhân; khảo sát mức độ hài lòng của người bệnh tại các cơ sở khám chữa bệnh.

Với sự nỗ lực triển khai nhiệm vụ, ngành Y tế Bắc Kạn đã có bước phát triển toàn diện ở cả ba lĩnh vực: Y tế dự phòng, khám chữa bệnh và quản lý. Ghi nhận những cống hiến trong công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân, nhiều cá nhân, tập thể trên địa bàn tỉnh đã được phong tặng các danh hiệu cao quý. Toàn ngành hiện có 01 Thầy thuốc nhân dân, 24 Thầy thuốc ưu tú, 11 cá nhân được tặng Huân chương lao động hạng Ba, nhiều tập thể, cá nhân được tặng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Y tế, Tỉnh ủy, UBND tỉnh.

 Đồng chí Hoàng Văn Linh - Phó Giám đốc Sở Y tế (bên trái) vinh dự được nhận Huân chương Lao động Hạng Ba của Chủ tịch nước

Tự hào về những truyền thống vẻ vang của ngành Y tế, ý thức sâu sắc về trách nhiệm và nhiệm vụ lớn lao mà Bác Hồ đã dạy, Đảng và nhân dân giao phó, cán bộ công chức, viên chức toàn ngành y tế Bắc Kạn tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh và thực hiện tốt Quy tắc ứng xử của cán bộ y tế, coi đây là việc làm thường xuyên và trọng tâm; chủ động thực hiện nghiêm các chủ trương, đường lối của Ðảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các quy định của ngành, của địa phương; không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng chuyên môn nghiệp vụ; tăng cường công tác đào tạo bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ cán bộ vừa hồng, vừa chuyên để thực hiện các kỹ thuật chuyên sâu, hiện đại đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe nhân dân trong tình hình mới.

K.N(th)

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Thái Bình: 1 người tử vong, nhiều người phải nhập viện sau khi ăn tiết canh dê

Thái Bình: 1 người tử vong, nhiều người phải nhập viện sau khi ăn tiết canh dê

Y tế - 1 ngày trước

Một người tử vong, hàng chục người phải nhập viện sau khi ăn bữa cỗ có món tiết dê tại TP Thái Bình, nghi do ngộ độc thực phẩm.

2 học sinh ở TPHCM nhập viện sau khi ăn mì Ý sốt cà ở trường

2 học sinh ở TPHCM nhập viện sau khi ăn mì Ý sốt cà ở trường

Y tế - 1 ngày trước

Sau khi ăn món mì Ý sốt cà tại trường, 2 học sinh có dấu hiệu bất thường về sức khỏe, phải nhập viện vì nghi ngờ ngộ độc thực phẩm. Tuy nhiên, kết quả xét nghiệm lại không phát hiện tác nhân gây bệnh.

Vụ hơn 500 người ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai: Chuyển bé 5 tuổi nguy kịch lên Bệnh viện Nhi đồng 1

Vụ hơn 500 người ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai: Chuyển bé 5 tuổi nguy kịch lên Bệnh viện Nhi đồng 1

Y tế - 4 ngày trước

Thêm bệnh nhi rất nặng liên quan vụ hơn 500 người ngộ độc bánh mì ở tỉnh Đồng Nai được chuyển lên Bệnh viện Nhi đồng 1 TPHCM.

PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu tiếp tục được bổ nhiệm làm Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu tiếp tục được bổ nhiệm làm Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

Y tế - 4 ngày trước

Hôm nay, 4/5 tại Hà Nội, Chủ tịch Hội đồng trường Đại học Y Hà Nội Tạ Thành Văn đã công bố Nghị quyết của Hội đồng trường và trao Quyết định bổ nhiệm lại Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội đối với PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu.

Cô gái 17 tuổi bị thủy đậu biến chứng nặng, suýt tử vong do điều trị sai cách

Cô gái 17 tuổi bị thủy đậu biến chứng nặng, suýt tử vong do điều trị sai cách

Y tế - 5 ngày trước

GĐXH – Bệnh nhân được đưa vào viện trong tình trạng rất nặng, sốt cao 41 độ, mụn nước và nhiều mụn mủ toàn thân, loét miệng họng, ý thức chậm…

Tự đắp lá vào vết thương, nam bệnh nhân 17 tuổi suýt bị hoại tử cánh tay

Tự đắp lá vào vết thương, nam bệnh nhân 17 tuổi suýt bị hoại tử cánh tay

Y tế - 5 ngày trước

GĐXH - Sau khi bị thương, người bệnh đã được người nhà nhai lá cây và tự ý đắp vào tổn thương theo kinh nghiệm dân gian khiến cho vết thương tiềm ẩn nguy cơ nhiễm trùng, hoại tử gây nguy hiểm cho người bệnh.

Đau đầu kéo dài nhiều tuần, bé gái 9 tuổi được phát hiện bị u màng não

Đau đầu kéo dài nhiều tuần, bé gái 9 tuổi được phát hiện bị u màng não

Y tế - 5 ngày trước

GĐXH – Khi thấy con có biểu hiện đau đầu kéo dài, tăng dần cả cường độ và tần suất trong thời gian dài, gia đình quyết định đưa con đi khám và phát hiện bệnh.

Thông tin mới nhất vụ 328 người bị ngộ độc nghi ăn bánh mì ở Đồng Nai: 2 bệnh nhi trở nặng, phải lọc máu

Thông tin mới nhất vụ 328 người bị ngộ độc nghi ăn bánh mì ở Đồng Nai: 2 bệnh nhi trở nặng, phải lọc máu

Y tế - 5 ngày trước

GĐXH - Cả hai cháu nhập viện trong tình trạng bị suy hô hấp, sốc nhiễm trùng đường tiêu hóa. Trong đó, 1 cháu có thời điểm bị ngưng tim, ngưng thở nhưng đã được các bác sĩ tiến hành hồi sức và tim cháu đã đập trở lại.

328 người nhập viện sau khi ăn bánh mì: 2 trẻ sốc nặng thở máy, mở thêm đơn vị cấp cứu

328 người nhập viện sau khi ăn bánh mì: 2 trẻ sốc nặng thở máy, mở thêm đơn vị cấp cứu

Y tế - 6 ngày trước

Theo UBND TP Long Khánh, tỉnh Đồng Nai, tính đến chiều 2-5, đã có 328 người nhập viện cấp cứu sau khi ăn bánh mì tại tiệm Băng ở phường Xuân Bình

Uống nhầm vitamin D của người lớn, trẻ 6 tháng tuổi nhập viện cấp cứu

Uống nhầm vitamin D của người lớn, trẻ 6 tháng tuổi nhập viện cấp cứu

Y tế - 6 ngày trước

GĐXH - Khi được bác sĩ thông báo trẻ bị ngộ độc vitamin D và đối chiếu với lọ thuốc trẻ uống, gia đình mới phát hiện ra sự nhầm lẫn.

Top