Ngày Tết, những tư thế sau sẽ giúp chị em "xử lý" nhanh lượng thức ăn thừa trong cơ thể
GiadinhNet – Ngày Tết với những món ăn nhiều tinh bột, đạm, dầu mỡ…, bạn lại được nghỉ ngơi “thả ga”, ăn uống không theo giờ giấc… Đây sẽ là kẻ thù của cân nặng, vòng eo và hệ tiêu hoá của bạn nếu không có cách tập luyện đúng cách.
Hệ tiêu hóa tốt là một trong những trụ cột chính cho một cuộc sống khỏe mạnh. Nếu hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru thì những vấn đề về thể chất như táo bón, đau dạ dày, lở loét, mụn... có thể sẽ không còn là mối lo lắng của bạn nữa.
Tiêu hóa không tốt thường là do những thói quen ăn uống thiếu khoa học gây ra như ăn quá nhiều, ăn uống không đúng giờ giấc, ăn quá nhanh hoặc quá chậm, thức ăn không tiêu…
Những cách tập luyện yoga dưới đây sẽ giúp bạn giữ được hệ tiêu hoá khoẻ mạnh, tiêu hoá nhanh lượng thức ăn được nạp vào trong ngày của bạn
1. Tư thế con thuyền nhỏ (đầu gối ôm ở ngực)
Tư thế yoga này có tác dụng cực tốt giúp xoa dịu phần ruột kết, điều hòa lượng axit dạ dày, chữa táo bón và cải thiện sự trao đổi chất, giảm đau lưng dưới, làm săn chắc cơ bụng, đùi và hông.
Cách thực hiện:
- Nằm ngửa, hai tay đặt hai bên hông; hai chân duỗi thẳng; gót chân khép vào nhau.
- Cong hai gối và thở ra, nhẹ nhàng kéo hai gối về ngực, hai đùi ấn lên bụng.
- Hai tay ôm chân, giữ gối cố định
- Thở ra nâng đầu lên sao cho cằm chạm vào gối.
Giữ tư thế 60-90 giây, hít thở sâu. Thở ra chậm, từ từ nới lỏng tay, kéo về hai bên hông, lòng bàn tay ép xuống sàn.
Lặp lại ít nhất 5 lần, nghỉ 15 giây giữa mỗi lần tập. Lặp lại những tư thế này mỗi ngày hoặc ít nhất 3-5 lần, 3 ngày/tuần, cách ngày. Để tăng quá trình trao đổi chất, mọi người nên tập series các bài tập này vào buổi sáng.
2. Tư thế Con lạc đà – Ustrasana
Tư thế này có tác dụng mở và kéo giãn phần trước của cơ thể, rất tốt cho hệ tiêu hóa. Tư thế này cũng giúp cải thiện dáng người và giải quyết các rối loạn kinh nguyệt.
Cách thực hiện:
Quỳ trên thảm, 2 chân rộng bằng vai Hít sâu co hai tay chống vào khung chậu, thở ra ngả toàn thân trên về sau đồng thời buông từng tay một ra nắm lấy gót chân hoặc bàn chân, tiếp tục thở ra thực hiện tiếp với tay còn lại Giữ tư thế trong 45s – 1 phút
Khi tập tư thế này, chị em hay mắc các lỗi như: Hai chân không mở rộng, trong khi yêu cầu chính xác là hai chân mở rộng bằng vai. Hoặc phần trước đùi không đẩy về trước, trong khi phần mặt trên đùi đẩy hoàn toàn về phía trước.
Một số chị em khác khi tập cũng không đưa tay nắm lấy chân, trong khi chính việc đưa tay nắm chân là cách để nâng cao và mở rộng lồng ngực, đầu ngửa xa về sau.
3. Tư thế ngồi gập mình

Tác dụng: Tư thế này làm dịu tâm trí, làm giảm đau đầu, giảm căng thẳng và trầm cảm nhẹ và có thể làm giảm huyết áp. Giúp giảm những cơn đau ở phía thắt lưng. Giúp thư giãn hệ tiêu hóa.
Cách thực hiện:
- Ngồi trên thảm, lưng thẳng, hai chân sáp vào nhau và duỗi thẳng về phía trước.
- Hít vào một hơi sâu, vẫn giữ lưng thẳng, duỗi dài toàn thân về phía trước đồng thời thở ra, cố gắng duỗi đến mức thấp nhất có thể.
- Giữ tư thế trong vòng 45 giây - 1 phút và thở tự do.
- Hít thật sâu, thở ra đồng thời ngồi thẳng dậy trở về tư thế ban đầu.
4.Tư thế cây cầu
Tư thế Cây cầu có tác dụng kích thích cơ bụng và hỗ trợ hệ tiêu hóa tốt hơn. Tư thế này giảm lo âu, hồi hộp, căng thẳng và trầm cảm

Cách thực hiện:
- Nằm ngửa trên thảm
- Tỳ 2 tay xuống thảm.
- Hít sâu, dùng sức hông và bụng nâng phần thân lên như hình ở trên.
Lưu ý 2 cẳng tay có thể chống 2 bên hông nhằm trợ giúp quá trình nâng phần thân lên dễ dàng Thở ra và đan 2 tay vào nhau. Giữ tư thế này trong khoảng 45s – 1 phút (khoảng 10 nhịp hít thở) Trở về vị trí ban đầu với trình tự ngược lại
Yêu cầu chính xác của động tác: 2 chân phải co sát mông, nở rộng bằng vai. Hông, bụng nâng cao mức có thể. Vai, tay tỳ vào thảm giữ cân bằng. Cổ gáy tỳ xuống thảm
Thời gian: Đây là động tác nâng cao giữ từ 45-1 phút (nâng cao hơn giữ 1 -3 phút)
Ngồi trên hai gót chân bằng cách co gối trong tư thế quỳ. Nắm chặt hai bàn tay, cuộn ngón cái vào trong các ngón khác. Đặt hai bàn tay đã nắm ép chặt vào phần bụng dưới Từ từ gập người xuống dưới, thẳng lưng, không gập cổ. Tiếp tục ngẩng đầu, lặp lại động tác khoảng 15 lần.
Động tác này bạn có thể thực hiện rất đơn giản nhưng hiệu quả cao trong việc giúp tiêu hoá nhanh thức ăn thừa.
Q.An

Đau bụng, ợ hơi, người phụ nữ 48 tuổi đi khám phát hiện hơn 100 polyp mọc chi chít trong dạ dày
Bệnh thường gặp - 14 phút trướcGĐXH - Polyp dạ dày thường lành tính nhưng trong một số trường hợp có thể tiến triển thành ung thư nếu không được phát hiện sớm và theo dõi định kỳ.

Thai phụ bị vỡ túi nâng ngực, chuyên gia chỉ rõ những nguyên nhân khiến túi ngực có thể vỡ
Sống khỏe - 21 phút trướcGĐXH – Theo các bác sĩ, bất kỳ vật liệu nào khi đưa vào cơ thể đều có hạn sử dụng, trong đó có túi nâng ngực. Theo khuyến cáo của giới chuyên môn, chị em nên thay túi nâng ngực sau khoảng 10 năm thực hiện đặt túi.

Người phụ nữ 35 tuổi đang khỏe mạnh bỗng phát hiện sớm ung thư cổ tử cung nhờ làm việc này
Mẹ và bé - 2 giờ trướcGĐXH - Lần đầu tiên chị tầm soát ung thư cổ tử cung cách đây 1 tháng bằng cách tự lấy mẫu tại nhà, cho kết quả xét nghiệm HPV 1/12 (+), khi soi CTC, các bác sĩ đã phát hiện bất thường.

2 loại trái cây rẻ tiền nhưng chứa hợp chất chống ung thư tuyệt vời
Sống khỏe - 2 giờ trướcCác nhà nghiên cứu Brazil và Đức đã phát hiện ra tiềm năng điều trị ung thư của đu đủ, chanh dây qua cách thức hoạt động của các hợp chất hóa học thực vật.

BV Nhân dân Gia Định lần đầu ghép thận thành công từ người hiến tạng chết não
Y tế - 3 giờ trướcHai bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối được hồi sinh nhờ tạng từ người chết não.

Đau đầu, sốt không đỡ, nam thanh niên 22 tuổi rơi vào hôn mê
Y tế - 5 giờ trướcGĐXH - Bệnh nhân được bạn cùng phòng phát hiện trong tình trạng lơ mơ, gọi hỏi không đáp nên nhanh chóng đưa đi cấp cứu.

Bộ Y tế thông tin nhanh về những trường hợp mắc bệnh chưa rõ nguyên nhân tại Nga
Y tế - 5 giờ trướcGĐXH - Đến thời điểm hiện tại, thông tin ban đầu từ Cơ quan Đầu mối thực hiện Điều lệ Y tế quốc tế (IHR) của WHO tại khu vực châu Âu, một số trường hợp bệnh đã xác định nguyên nhân gây bệnh là do nhiễm vi khuẩn Mycoplasma.

Đo đường huyết tại nhà, có dấu hiệu đường huyết này cần gặp bác sĩ sớm
Bệnh thường gặp - 8 giờ trướcGĐXH - Việc theo dõi chỉ số đường huyết tại nhà mỗi ngày sẽ giúp người bệnh tiểu đường kiểm soát và chăm sóc sức khỏe tốt hơn.

Công thức đi bộ 5-4-5 là gì, tại sao lại giúp chúng ta sống lâu hơn?
Bệnh thường gặp - 12 giờ trướcĐi bộ là hình thức tập thể dục đơn giản nhất, nhưng bí quyết để làm cho nó hiệu quả hơn không phải là đi bộ nhiều hơn mà là đi bộ thông minh hơn…

Người phụ nữ mắc bệnh tiểu đường cải thiện chứng mệt mỏi, ổn định đường huyết nhờ làm việc này
Bệnh thường gặp - 12 giờ trướcGĐXH - Sau khi được hướng dẫn lại kỹ thuật tiêm Insulin, điều chỉnh vị trí tiêm do trước đây thực hiện chưa đúng... người bệnh đã cải thiện chứng thường xuyên mệt mỏi, đường huyết thất thường...

Đo đường huyết ở người bệnh tiểu đường, đường huyết cao bao nhiêu là nguy hiểm?
Bệnh thường gặpGĐXH - Đo đường huyết ở thời điểm bất kỳ trong ngày sẽ nguy hiểm khi đường huyết > 200 mg/dL đối với cả bệnh nhân mắc và không mắc bệnh tiểu đường.