Hà Nội
23°C / 22-25°C

Nghệ thuật lân sư hay "cái bang" ngày Tết?

Thứ tư, 08:00 29/01/2014 | Xã hội

GiadinhNet - Mỗi mùa Tết Nguyên đán lại đến, ngoài việc ăn Tết và vui Tết, nhân dân ta lại tưng bừng chuẩn bị các trò chơi để giải trí cho những ngày đầu năm. Ngoài trò cờ người, đánh đu, hội vật, làm pháo... một trong những trò chơi dân gian được ông cha ta lưu truyền, bảo tồn và phát triển nhiều đời nay là múa lân.

Với người dân Việt, hoạt động múa lân sư rồng vào những ngày Tết là không thể thiếu và đó được xem như là một sự khởi đầu đầy may mắn cho một năm mới thịnh vượng, tài lộc, phát tài... Nhưng nay chất "hào hoa" của bộ môn nghệ thuật này đã có nhiều biến tướng.
 
Nghệ thuật lân sư hay "cái bang" ngày Tết? 1
 
Nhớ lân xưa

Múa lân là trò chơi dân gian, đây là môn nghệ thuật xuất phát từ truyền thống thượng võ và quan niệm trừ ma diệt yêu. Lân thường được biểu diễn trong các lễ hội truyền thống. Đặc biệt, trò chơi dân gian này thường được biểu diễn nhiều nhất là trong dịp Tết Nguyên Đán và Tết Trung Thu, vì theo quan niệm của cha ông ta, loài linh thú này tượng trưng cho sự thịnh vượng, hạnh phúc, phát đạt, ăn nên làm ra, đuổi cái xấu đón cái lành.

Do tính chất tranh tài với nhau giữa các đội múa nên múa lân là một trong những môn nghệ thuật đường phố. Tùy theo quan niệm cổ truyền và tính chất, ý nghĩa của lễ hội mà có từng bài biểu diễn lân riêng và có từng cách múa phù hợp. Múa lân và sư thường được sử dụng cho các lễ hội lớn. Có thể phối hợp cả ba thể loại lân với nhau khi lễ hội đó là Tết Nguyên Đán hoặc là ngày đại lễ của đất nước.

Trò chơi dân gian múa lân là hiện thân về giai thoại của Đức Phật Di Lặc- Ông Địa, một vị thánh hiền lành, đức độ và có pháp lực siêu phàm. Truyền thuyết xưa kể lại rằng: "Ngày xửa ngày xưa, có quái vật từ dưới biển lên bờ quấy nhiễu, phá hoại cuộc sống của nhân dân. Hay tin, Đức Di Lặc xuống hóa thân thành người phàm và chế ngự được quái vật rồi thuần phục nó từ loại yêu quái chuyên bắt người, súc vật làm thức ăn thành loài thú ăn cỏ linh chi và hiền lành luôn đem lại điều bình an cho mọi người. Không những thế, ông còn là người bảo vệ dân chúng khỏi sự quấy rối của rồng và sư tử. Để tưởng nhớ công lao của ngài, nhân dân lập miếu thờ tại nhà. Vì có công bảo vệ ruộng đồng và yêu thương dân chúng như con nên người ta hay gọi người là Ông Địa. Người ta tạc hình hài ông là một người bụng phệ mặc áo dài đen, tay cầm quạt giấy to phe phẩy, mang mặt nạ ông địa đầu hói.

Vào đầu năm, ông Địa lại dẫn lân xuống núi chúc Tết mọi người, chứng tỏ quái thú đã thành thú lành, cái ác trở thành cái thiện. Ông cười toe toét đi theo giỡn lân, giỡn khách xem múa hoặc mua vui cho gia chủ. Ông Địa và con lân đi đến đâu là giáng phúc tới đó nên nhà nào cũng hoan hỉ treo rau xanh và giấy đỏ đón chào". Ông Địa - một vị bồ tát có nụ cười từ bi, hỉ xả, thường phe phẩy chiếc quạt to, ru lân ngủ hoặc đánh thức lân dậy. Cảnh ông Địa vuốt ve lân và lân mơn trớn ông Địa, thể hiện được tình cảm và sự hòa hợp sâu sắc giữa loài vật và loài người trong một bầu không khí thanh bình, an lạc.

Nghệ thuật múa lân đòi hỏi người đánh trống trận và những nghệ nhân múa phải phối hợp ăn ý với nhau. Khi lên rước lọc, lân thực hiện động tác leo cây, đây là động tác khó, đòi hỏi người múa phải có kỹ thuật, sự khéo léo và lòng dũng cảm. Người mang đầu lân và người giữ đầu lân phải bắt nhịp với nhau chi li từng động tác. Khi múa lân tranh tài, các đội lân lựa chọn những người có tay nghề và trình độ cao, tuân thủ các quy tắc của trò chơi. Người được lựa chọn là những võ sư, võ sĩ ưu tú lên để tranh tài. Những nghệ nhân này không chỉ am hiểu võ thuật mà phải nhuần nhuyễn từng động tác.
 
Còn đâu nghệ thuật?
 
Nghệ thuật lân sư hay "cái bang" ngày Tết? 2

Trong những ngày này, khi thời điểm Tết Nguyên đán đang còn đếm ngược thời gian, thì khắp mọi ngả đường tại TP.HCM sôi động với những âm thanh vui nhộn "tùng! cheng! cắc! cắc! tùng! cheng". Với các năm trước đây, những âm thanh quen thuộc này vang lên thì người dân, mà đặc biệt là trẻ con nô nức, hớn hở kéo đến xem. Tuy nhiên, ngày nay hoạt động múa lân sư rồng một phần nào đó đã biến tướng và trở thành sự "khó chịu" của không ít người bởi những đội lân này có những màn trình diễn hết sức "lố lăng", gây khó chịu cho người dân, khi mục đích chỉ để xin... lì xì.

 Hầu hết các đội lân này lần lượt đi từ nhà này sang nhà khác, chủ yếu là các công ty, cửa hàng kinh doanh để... xin tiền. Một số gia chủ khó chịu trước kiểu nghệ thuật "trời ơi" này nên đã nhanh chóng rút 50-100 ngàn đồng đưa thẳng tay để... đuổi khéo. Và những thần tài, thổ địa hay các con lân cũng chỉ đứng phe phẩy quạt, khua chân múa tay 2 - 3 phút. Thậm chí có trường hợp ông Địa chỉ vào đứng cạnh gia chủ phe phẩy chiếc quạt và chờ, để khi vừa nhận tiền lì xì từ tay gia chủ thì sang nhà khác. Một "khổ chủ" bị làm phiền đã tỏ vẻ thái độ bực bội khi bị một đội lân xông vào nhà và người này đã to tiếng để xua đuổi thẳng thừng: "Biến gấp! Lân rồng gì toàn là lũ đi "xin đểu"!".

 Tại một tuyến đường ở Q. Gò Vấp, người dân cảm thấy khó chịu khi một đoàn lân quấy phá. Một vài chủ cửa hàng tại mặt đường đã đứng sẵn trước cửa nhà, chìa các tờ tiền mệnh giá 20-50 ngàn đồng để lì xì khi đội lân đi ngang qua và đề nghị chỉ nhận tiền lì xì, không được vào nhà làm phiền. Tất nhiên các đội lân vui vẻ chấp nhận. Một số người đã phải đóng cửa nhà lại khi thấy bóng dáng và nghe âm thanh "tùng! cheng! cắc! cắc! tùng! cheng" của đội lân vang lên từ xa.

Qua tìm hiểu của chúng tôi, hầu hết các đội lân tranh thủ kiếm tiền "xì lì" mùa Tết có quy mô tổ chức khá sơ sài, với độ tuổi cao nhất là 25, và thấp nhất cũng có thể là 8 - 10 tuổi, bao gồm 5 người là: 1 người làm ông địa phe phẩy chiếc quạt trên tay; 1 người đóng vai trò là thần tài; 1 người gõ trống kiêm luôn nhiệm vụ kéo chiếc xe nhỏ chuyên chở trống và các dụng cụ khác; một người cầm chập cheng và một người nữa không thể thiếu là luôn đeo bên hông chiếc cặp da, để đút vào đó những bao lì xì của các gia chủ ban phát. Một số đội khác cũng có số lượng người tương tự, chỉ khác ở điểm không có thần tài - thổ địa, mà thay vào đó là người cầm đầu lân và người cầm đuôi. Những trang phục để trang bị cho một đội lân không mấy phức tạp khi có thể tìm mua tại các con đường trưng bày nhan nhản tại khu vực Q.5, chỉ với giá vài trăm ngàn đồng.
 
Nghệ thuật lân sư hay "cái bang" ngày Tết? 3

Chia sẻ với báo chí về vấn đề này, võ sư Lưu Kiến Xương - Chưởng môn đoàn lân sư rồng Nhơn Nghĩa Đường (một trong những đoàn lân sư rồng có tiếng tại TP.HCM) bức xúc: "Đó không phải là múa lân sư rồng. Mà là mượn danh thần tài, thổ địa... để đi chúc Tết nhằm kiếm tiền lì xì". Cũng theo ông Lưu Kiến Xương, múa lân sư rồng nói chung là một nghệ thuật dân gian đường phố nhưng không phải thích múa thế nào thì múa; mà phải tập luyện vất vả, thường xuyên trong một thời gian dài, phải có bài bản, chứ không thể... hoạt động bát nháo như các đội lân tự phát như nói trên. Ông Xương bức xúc: "Các đội lân lợi dụng thần tài, thổ địa... đi xin lì xì, không chỉ gây khó chịu cho những người dân, mà còn ảnh hưởng đến những con người đam mê nghệ thuật lân sư rồng đích thực. Do đó, các cơ quan chức năng cần phải có biện pháp kiểm tra và xử lý đối với các hoạt động múa lân ngày Tết biến tướng này".
Hồng Điệp
tuancuoituan
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Muôn kiểu lừa đảo liên quan đến ô tô để chiếm đoạt

Muôn kiểu lừa đảo liên quan đến ô tô để chiếm đoạt

Pháp luật - 19 phút trước

GĐXH - Đánh bạc, đầu tư tiền ảo thua lỗ, các đối tượng làm nghề mua bán xe ô tô, nhân viên kinh doanh hãng xe đã vẽ ra nhiều chiêu trò để lừa đảo, trộm cắp tài sản liên quan đến ô tô.

103 xe dính phạt nguội mới nhất ở Thái Bình

103 xe dính phạt nguội mới nhất ở Thái Bình

Pháp luật - 20 phút trước

GĐXH - Từ ngày 25/9 đến ngày 1/10/2024, Phòng Cảnh sát giao thông, Công an tỉnh Thái Bình ghi nhận 103 lượt phương tiện vi phạm Luật Giao thông đường bộ bị xử lý phạt nguội.

Sạt lở bờ taluy đèo Prenn ở Đà Lạt, đất đá tràn xuống đường

Sạt lở bờ taluy đèo Prenn ở Đà Lạt, đất đá tràn xuống đường

Thời sự - 26 phút trước

Bờ taluy cao hơn 5m trên đèo Prenn ở TP Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng) bị sạt lở, nhiều đất đá cùng cây cối tràn xuống mặt đường khiến việc đi lại gặp khó khăn.

Nhiều đại học dự kiến giảm, bỏ xét tuyển học bạ 2025

Nhiều đại học dự kiến giảm, bỏ xét tuyển học bạ 2025

Giáo dục - 31 phút trước

Đại học Công thương TP.HCM dự kiến giảm chỉ tiêu xét tuyển bằng học bạ, trong khi Đại học Kinh tế quốc dân bỏ hẳn phương thức này.

Thanh niên sát hại mẹ ruột rồi bán bò lấy tiền nạp game

Thanh niên sát hại mẹ ruột rồi bán bò lấy tiền nạp game

Pháp luật - 39 phút trước

Sau khi sát hại mẹ ruột, Nguyễn Văn Tiến bán hết bò, dê rồi lấy tiền tiếp tục nạp game và mua điện thoại mới.

Tài xế có thể bị phạt tới 30 - 40 triệu đồng, trừ hết điểm GPLX nếu lái ô tô ngược chiều, đi lùi trên cao tốc

Tài xế có thể bị phạt tới 30 - 40 triệu đồng, trừ hết điểm GPLX nếu lái ô tô ngược chiều, đi lùi trên cao tốc

Đời sống - 1 giờ trước

GĐXH - Bộ Công an đề xuất nâng mức phạt đối với ô tô đi ngược chiều, đi lùi trên cao tốc. Bộ đề xuất phạt 30 - 40 triệu đồng và trừ 12 điểm GPLX (trừ hết điểm). Mức phạt này bằng với vi phạm nồng độ cồn ở ngưỡng cao nhất.

Hàng triệu người thi tuyển công chức đón tin vui trong thời gian tới đây

Hàng triệu người thi tuyển công chức đón tin vui trong thời gian tới đây

Đời sống - 1 giờ trước

GĐXH - Hiện nay, đã có quy định cụ thể các trường hợp được tuyển dụng vào công chức không phải thực hiện chế độ tập sự.

Bắt nhóm 'nữ quái' trộm hàng ngàn mét cáp điện đi bán phế liệu

Bắt nhóm 'nữ quái' trộm hàng ngàn mét cáp điện đi bán phế liệu

Pháp luật - 2 giờ trước

GĐXH - Để đối phó với lực lượng chức năng, 3 "nữ quái" chọn thời điểm đêm khuya, rạng sáng vắng người qua lại để thực hiện hành vi phạm tội.

Tìm thấy thi thể tài xế xe tải bị lũ cuốn trôi ở Đà Lạt

Tìm thấy thi thể tài xế xe tải bị lũ cuốn trôi ở Đà Lạt

Thời sự - 4 giờ trước

Cơ quan chức năng thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng đã tìm thấy thi thể tài xế bị nước lũ cuốn trôi mất tích khi đang điều khiển xe tải qua suối.

Danh mục 10 loại bệnh miễn đăng ký nghĩa vụ quân sự 2025, không nhận vào quân thường trực

Danh mục 10 loại bệnh miễn đăng ký nghĩa vụ quân sự 2025, không nhận vào quân thường trực

Đời sống - 5 giờ trước

GĐXH - Công dân trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự sẽ phải thực hiện nghĩa vụ quân sự theo quy định. Tuy nhiên có những loại bệnh được miễn đăng ký nghĩa vụ quân sự. Đó là những bệnh nào?

Top