Hà Nội
23°C / 22-25°C

Nghề y - nghề nguy hiểm (5): Dư luận cần công bằng với bác sĩ

Thứ sáu, 10:31 18/10/2013 | Y tế

GiadinhNet - “Nghề bác sĩ là nghề rất đặc biệt và nguy hiểm”, PGS.TS Phạm Duệ - Giám đốc Trung tâm Chống độc (BV Bạch Mai) khẳng định.

Nghề y - nghề nguy hiểm (5): Dư luận cần công bằng với bác sĩ 1
Chăm sóc bệnh nhân tại Trung tâm Chống độc - BV Bạch Mai.
Ảnh: T.H.
Theo ông, sự nguy hiểm ấy không phải chỉ là những chuyện chúng ta chứng kiến gần đây như bác sĩ bị hành hung, bệnh viện bị đập phá mà còn cả những hiểm nguy mà bằng mắt thường mọi người không thể thấy. Nhiều bác sĩ đã bị phơi nhiễm HIV, lây nhiễm các virus độc hại, thậm chí tử vong khi phải tiếp xúc, đối diện với bệnh tật hàng ngày.

Từng bị người nhà bệnh nhân hành hung

Nhiều năm trong nghề, PGS.TS Phạm Duệ không chỉ chứng kiến cảnh người nhà bệnh nhân đập phá khoa phòng mà còn chứng kiến có nhiều bác sĩ bị đập phá cả nhà riêng. Bản thân cũng không ít lần bị hành hung, ông Duệ cho biết: “Tôi đi trực thường xuyên nên thường có mặt trong các vụ đụng chạm. Tôi và ông Sơn- Phó Giám đốc bệnh viện đều đã từng bị đánh, khoa phòng từng bị đập phá rồi”.

PGS.TS Phạm Duệ chia sẻ: “Chuyện bác sĩ bị hành hung rất nhiều nhưng không phải vụ nào cũng lên tiếng mặc dù bị oan uổng kiểu “quýt làm cam chịu”. Gần đây, vụ việc 4 bác sĩ ở Hà Tĩnh bị đánh, đến bây giờ tôi chưa thấy ai bênh vực họ vì theo tôi biết 4 bác sĩ đó làm việc đúng quy trình, không có lỗi gì cả. Vì tiêm, uống thuốc, điều trị một nơi, cấp cứu một nơi, thế nhưng các bác sĩ cấp cứu lại bị người nhà bệnh nhân đánh khi thấy người thân họ không may bị chết”.

“Một người mất đi trước hết là người nhà họ đau khổ và chính các bác sĩ cũng xót xa. Chúng tôi đau đớn lắm, làm bác sĩ, ai cũng muốn bệnh nhân của mình mạnh khỏe, an toàn. Những khi chữa được cho bệnh nhân, chúng tôi vui lắm- Nhưng niềm vui đó rất lặng lẽ, nó không ồn ào và cũng không thể diễn tả hết được bằng lời”.

PGS.TS Phạm Duệ

Đầy nỗi niềm tâm sự, PGS.TS Phạm Duệ nói:  “Tôi thấy thời gian qua hầu như truyền thông chỉ đưa mặt chưa được tốt về ngành y, dư luận  đòi hỏi và lên án bác sĩ có phần hơi thái quá! Họ không biết rằng, người dân đang được hưởng sự từ tâm của bác sĩ trong một cơ chế đầu tư khá thấp nhưng y tế Việt Nam vẫn tiến bộ, nhiều dịch bệnh vẫn được khống chế, nhiều thành tựu y tế thế giới được áp dụng cho người dân sớm và kịp thời, tuổi thọ người dân được tăng lên”... Theo ông, khó khăn lớn nhất của các bác sĩ hiện nay đó là sự đòi hỏi cao của xã hội đối với ngành y. “Yêu cầu thì nghiêm khắc, đãi ngộ chưa tương xứng, sự thông cảm gần như không có, nếu bác sĩ sai sót thì có pháp luật xử; Còn việc người dân vào bệnh viện đập phá, đánh bác sĩ thì tôi thấy bác sĩ và gia đình họ chính là người thiệt thòi mà chưa được xử lý kịp thời, công bằng. Thời gian qua, dư luận lên án nhiều, chúng tôi buồn lắm. Nếu không có cái nhìn nhận công bằng, dồn ép họ quá thì sớm muộn gì nhiều bác sĩ cũng sẽ nản. Bác sĩ cũng là con người!”, PGS.TS Duệ thẳng thắn chia sẻ.

Không thể diễn tả hết được bằng lời

Theo PGS.TS Phạm Duệ, ngành chống độc cũng rất đặc thù, các bác sĩ ngành này không thể ra ngoài làm thêm được. Nên họ chỉ làm trong khoa với thu nhập ở mức trung bình. Nhiều khi bệnh nhân thấy bác sĩ trực vất vả nên đưa phong bì cho bác sĩ đi ăn phở nhưng bác sĩ không lấy. “Khi nữ bác sĩ trẻ này kể tôi nghe, tôi đã hỏi lại cô ấy: “Thế cô có muốn lấy không?”. Cô ấy bảo, bệnh nhân nghèo lắm. Khi thấy hai cha con ông ấy chia nhau một chiếc bánh mì thì ai nỡ lấy tiền của họ? Tôi tin các bác sĩ tốt, có tâm, có tự trọng không hề thiếu trong ngành y”.

“Nhiều người ngoài nghề hỏi tôi, làm bác sĩ như ông đứng trước cái chết chắc quen rồi nhỉ?”. Thật ra họ nhầm. Đứng trước cái chết của bệnh nhân, người bác sĩ nào cũng buồn. Bệnh nhân mắc bệnh nặng quá, không thể cứu chữa được, không biết làm sao, cảm giác bất lực là có thật. Lúc đó tâm trạng của bác sĩ vừa rất nuối tiếc, vừa chán chường, khó tả, người bải hoải ăn không ngon ngủ không yên mất mấy ngày”, PGS.TS Phạm Duệ chia sẻ - “Không chỉ tôi mà nhiều đồng nghiệp của tôi đều vậy. Có một đồng nghiệp của tôi bây giờ là Phó Giám đốc BV Hữu Nghị, ngày trước chúng tôi làm cùng nhau. Như thường lệ sau ca trực thì hay ngồi ở phòng hành chính trò chuyện. Mấy hôm tôi thấy anh ấy chẳng cười nói mà ngồi thừ ra, mặt hốc hác. Tôi bèn hỏi có chuyện gì? Bạn tôi mới thổ lộ: Bệnh nhân của em mất rồi, em đã cố gắng hết sức mà không cứu được nên thấy buồn, mất ngủ mấy hôm nay…”.
 
Hoài Nam
baoin
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Người đàn ông đột tử sau trận đấu tennis

Người đàn ông đột tử sau trận đấu tennis

Sống khỏe - 7 giờ trước

Ngày 1/4, Bệnh viện E đã tiếp nhận một bệnh nhân nam 41 tuổi do xe cấp cứu 115 đưa đến trong tình trạng nguy kịch, ngừng tuần hoàn sau khi chơi tennis.

Ra mắt mô hình điểm 'An toàn trên không gian mạng, vững vàng trong chuyển đổi số' tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An

Ra mắt mô hình điểm 'An toàn trên không gian mạng, vững vàng trong chuyển đổi số' tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An

Sống khỏe - 7 giờ trước

Mô hình ra đời nhằm xây dựng Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An trở thành điểm sáng trong công cuộc chuyển đổi số, đảm bảo an toàn, an ninh mạng và bảo vệ dữ liệu cá nhân.

Hội thảo khoa học: Nghiên cứu triển khai thử lâm sàng Dược chất Coenzyme NAD+ từ cây nấm tuyết Nhật Bản tại Việt Nam

Hội thảo khoa học: Nghiên cứu triển khai thử lâm sàng Dược chất Coenzyme NAD+ từ cây nấm tuyết Nhật Bản tại Việt Nam

Y tế - 13 giờ trước

GĐXH - Vừa qua, Viện Đông y Việt Nam phối hợp với các chuyên gia vừa tổ chức Hội thảo khoa học: Nghiên cứu triển khai thử lâm sàng Dược chất Coenzyme NAD+ từ cây nấm tuyết Nhật Bản tại Việt Nam.

Người tham gia BHYT thay đổi cơ sở khám, chữa bệnh thế nào?

Người tham gia BHYT thay đổi cơ sở khám, chữa bệnh thế nào?

Y tế - 18 giờ trước

Cơ quan BHXH thực hiện thay đổi nơi đăng ký khám, chữa bệnh BHYT ban đầu của người tham gia trên cơ sở dữ liệu thẻ BHYT. Trường hợp thông tin trên thẻ BHYT bản giấy và bản điện tử khác nhau thì thực hiện theo thông tin trên thẻ BHYT điện tử.

Cảnh báo ngộ độc thực phẩm

Cảnh báo ngộ độc thực phẩm

Y tế - 1 ngày trước

Bộ Y tế yêu cầu khẩn trương điều tra, xác minh nguyên nhân gây ra các vụ ngộ độc thực phẩm, cảnh báo cộng đồng

Liên tiếp 6 du khách nhập viện cấp cứu khi đi du lịch, 1 người hôn mê sâu do ngộ độc rượu methanol

Liên tiếp 6 du khách nhập viện cấp cứu khi đi du lịch, 1 người hôn mê sâu do ngộ độc rượu methanol

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Cả 6 người sau khi uống cùng 1 loại rượu trái cây đều có biểu hiện đau bụng, nôn ói thậm chí lơ mơ…

Cứu sống du khách nước ngoài bị nhồi máu cơ tim cấp khi đang đi bộ

Cứu sống du khách nước ngoài bị nhồi máu cơ tim cấp khi đang đi bộ

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Bệnh nhân được đưa đến viện trong tình trạng nguy kịch, huyết áp tụt, suy hô hấp nặng phải đặt ống nội khí quản, thở máy xâm nhập.

Chủ quan với đau răng, người đàn ông bị sốc nhiễm khuẩn, suy đa tạng

Chủ quan với đau răng, người đàn ông bị sốc nhiễm khuẩn, suy đa tạng

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Sau khi tự uống thuốc giảm đau và kháng sinh tại nhà để điều trị đau răng, bệnh nhân thấy tổn thương ngày càng lan rộng. Đến khi khối áp xe chèn ép đường thở, bệnh nhân mới đến viện điều trị.

Trường Đại học Y Dược ký thỏa thuận hợp tác với Bệnh viện Mắt Trung ương

Trường Đại học Y Dược ký thỏa thuận hợp tác với Bệnh viện Mắt Trung ương

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Trường ĐH Y Dược vừa ký kết thỏa thuận hợp tác với Bệnh viện mắt Trung ương. Đây là sự kiện đánh dấu bước tiến quan trọng trong mối quan hệ hợp tác giữa hai đơn vị.

4 giai đoạn diễn biến của sởi cần biết để tránh bệnh trở nặng

4 giai đoạn diễn biến của sởi cần biết để tránh bệnh trở nặng

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Dịch sởi liên tục có những diễn biến phức tạp cùng với sự gia tăng số ca bệnh trên cả nước. Bộ Y tế đã có công văn hỏa tốc, chỉ đạo khẩn tới các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và ban hành tài liệu chuyên môn hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh sởi.

Top