Nghề y - Nghề nguy hiểm (2): Những “ẩn sĩ” trong phòng thí nghiệm vaccine
GiadinhNet - Giáo sư Nguyễn Thu Vân – Giám đốc Công ty Vaccine và Sinh phẩm số 1 chia sẻ, nghề nào cũng có đặc thù riêng nhưng đối với nghề nghiên cứu vaccine, các nhà khoa học phải trực tiếp đối mặt với chính các mầm bệnh. Đó là virus, vi khuẩn gây bệnh, từ đó mới làm sinh khiết ra các chất miễn dịch cho con người.
![]() |
Cán bộ nghiên cứu vaccine được ví như những “ẩn sĩ” trong phòng thí nghiệm. Ảnh: Hoài Nam |
Một buổi chiều muộn, tôi đến Công ty Vaccine và Sinh phẩm số 1 nằm trong Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương để gặp GS Thu Vân. Có lẽ tính cách của GS Thu Vân rất điển hình cho công việc nghiên cứu trong phòng thí nghiệm: Nhẹ nhàng, trầm tĩnh. Do môi trường thí nghiệm, sản xuất vaccine phải vô trùng nên mọi người đều phải tuân thủ kỷ luật khi vào đây. Hành lang, phòng ốc sạch như lau như ly, không có một hạt bụi.
GS Thu Vân kể cho chúng tôi nghe về những khó khăn vất vả, về những tai nạn nghề nghiệp. “Ngày xưa khi hút các dung dịch, nguy cơ lây mầm bệnh cho người vẫn xảy ra. Ngày nay, phương tiện bảo hiểm tốt hơn nên tai nạn nghề nghiệp cũng đỡ hơn trước, song tai nạn nghề nghiệp vẫn không thể nào tránh khỏi hoàn toàn...”, GS Thu Vân chia sẻ.
Chính bản thân GS Thu Vân cũng từng bị tai nạn nghề nghiệp khi hút phải phóc môn vào miệng, bị cay sưng lưỡi mấy ngày liền không ăn uống được gì. Thậm chí có những đồng nghiệp của bà gặp tai nạn khi cầm pipet bị vỡ đâm vào tay chảy máu, nhiều người còn bị ngất đi. Thậm chí có người nhỡ tay tiêm vào chính mình. Có trường hợp còn hút phải phóc môn hoặc hút phải vi khuẩn tả phải đi ngoài là chuyện đã xảy ra.
Cán bộ nghiên cứu vaccine phải ngồi trong một phòng kín cả ngày. Đó là môi trường làm việc ngặt nghèo đầy áp lực nên rất dễ mệt mỏi...
![]() |
GS Nguyễn Thu Vân. Ảnh: TG. |
Thí nghiệm trên chính cơ thể mình
GS Thu Vân kể: “Hầu hết các vaccine chế tạo ở đây đều thử nghiệm trên chính chúng tôi trước để kiểm chứng sản phẩm của mình có an toàn hay không? Tâm lý khi tiêm cũng bình thường thôi, vì mình phải tin tưởng bản thân chứ...”.
Quy trình làm mỗi loại vaccine cũng rất khác nhau. Khi sản xuất xong ngoài kiểm tra chất lượng phải gửi mẫu đi kiểm định cấp quốc gia, qua thử nghiệm mới được cấp phép lưu hành. Bất cứ một loạt vaccine nào xuất xưởng chúng tôi đều đau đáu theo dõi xem có xảy ra sự cố gì không? Cho dù là vaccine an toàn nhưng không phải người nào cũng giống người nào, hơn nữa việc tầm soát trẻ trước khi tiêm chúng ta làm chưa được đầy đủ. Ví dụ bố mẹ chưa kết hợp chặt chẽ với thầy thuốc, sau khi tiêm, phải theo dõi bao lâu, nếu em bé có biểu hiện khác thường thì phải báo ngay lập tức, cấp cứu ra sao...
“Mỗi lần xảy ra những sự cố liên quan đến việc tiêm vaccine, bản thân tôi thấy rất buồn. Buồn không phải do chất lượng vaccine, vì mình làm mình biết chất lượng ra sao. Nếu vaccine bảo quản không tốt thì chỉ mất hiệu lực thôi chứ không thể ảnh hưởng tới tính mạng. Nếu nói do vấn đề bảo quản mà gây tai nạn chết người là không đúng. Cơ thể của trẻ có những bệnh bẩm sinh mà chúng ta không biết, do các bệnh đồng nhiễm có thể gây ra tử vong. Còn những ca sốc phản vệ nếu bố mẹ biết phối hợp tốt với bác sĩ thì vẫn có thể cứu chữa được kịp thời”, GS Thu Vân cho biết.

Mắc bệnh tim, hẹp khí quản bẩm sinh, bé gái 14 tháng tuổi được cứu sống
Y tế - 6 giờ trướcGĐXH - Trải qua 5 tiếng phẫu thuật, các bác sĩ Bệnh viện Nhi Trung ương đã phẫu thuật thành công, mang lại sự sống cho bé gái 14 tháng tuổi bị mắc hẹp khí quản bẩm sinh.

Cảnh báo: Mỗi ngày uống nửa lít rượu, người đàn ông nôn ra máu tươi nhập viện cấp cứu
Y tế - 19 giờ trướcGĐXH - Qua khai thác từ người nhà bệnh nhân được biết, ông C. đã uống rượu trên 20 năm, mỗi ngày tiêu thụ khoảng 500ml và bản thân có tiền sử xơ gan, tăng huyết áp, đái tháo đường typ2...

Suy đa cơ quan, tổn thương thần kinh nặng vì dùng thuốc khí dung kéo dài khi trẻ bị hen phế quản
Y tế - 23 giờ trướcGĐXH - Bệnh viện Nhi Trung ương vừa tiếp nhận một trường hợp bệnh nhi 16 tuổi nhập viện trong tình trạng ngừng tim do lên cơn hen phế quản cấp. Trước đó, trẻ bị hen phế quản không điều trị đầy đủ và thăm khám định kỳ theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

Bệnh Wilson: Cẩn trọng với căn bệnh hiếm khiến người mắc phải phục hồi chức năng
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Bệnh Wilson là một rối loạn di truyền hiếm gặp, trong đó một lượng lớn đồng tích tụ trong gan và não. Bệnh Wilson có thể tiến triển chậm hoặc cấp tính và rất nghiêm trọng. Người mắc bệnh có thể phải phục hồi chức năng với nhiều phương pháp khác nhau.

Thủ tướng bổ nhiệm tân Thứ trưởng Bộ Y tế
Thời sự - 1 ngày trướcTại Quyết định số 46/QĐ-TTg, Thủ tướng Chính phủ điều động, bổ nhiệm ông Lê Đức Luận, Vụ trưởng Vụ Chế độ và Kiểm soát chất lượng kiểm toán thuộc Kiểm toán Nhà nước, giữ chức Thứ trưởng Bộ Y tế.

Giành giật sự sống cho sản phụ sốc mất 2 lít máu nguy kịch do chửa ngoài tử cung bị vỡ
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Quá trình phẫu thuật, các bác sĩ đã tiến hành hút 2.000ml máu ổ bụng bệnh nhân, kẹp cắt khối chửa ngoài tử cung vỡ đang chảy máu tại vị trí loa vòi tử cung bên phải; đồng thời kết hợp hồi sức tích cực và truyền máu, huyết tương trong mổ.

Phẫu thuật khối u thận đa nang nặng 2,8kg cho nữ bệnh nhân suy thận giai đoạn cuối
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Bệnh viện TWQĐ 108 vừa phẫu thuật khối u thận đa nang nặng 2,8kg cho nữ bệnh nhân 49 tuổi bị suy thận giai đoạn cuối, phải lọc máu theo chu kỳ.

Nóng: Bộ Y tế thông tin về việc lưu hành, sử dụng thuốc Evusheld tại Việt Nam
Y tế - 1 ngày trướcHội đồng tư vấn cấp giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc của Bộ Y tế đã tổ chức họp khẩn cấp vào ngày 31/01/2023 để xem xét về việc lưu hành, sử dụng thuốc Evusheld tại Việt Nam.

Mắc bệnh gout có nổi u cục bất thường ở tay chân, vành tai... có nên lo lắng?
Y tế - 1 ngày trướcNhiều bệnh nhân gout phát hiện các nốt, khối bất thường, thậm chí ở dây thanh quản khiến giọng bị khàn nên rất lo lắng, 'đòi' bác sĩ xét nghiệm, cắt bỏ...

Cứu sống bé gái 8 tuổi bị vỡ gan do tai nạn giao thông
Y tế - 1 ngày trướcBé gái 8 tuổi bị vỡ gan và đa chấn thương trong tình trạng nguy kịch do tai nạn giao thông đã được Bệnh viện Sản - Nhi An Giang cứu sống.

Người đàn ông 42 tuổi gãi ra giun chui ở dưới da
Y tếGĐXH – Bệnh nhân thường xuyên đi rừng, hay ngủ lán rừng quế, từng ăn gỏi cá, tiết canh, các món tái, ăn thịt chuột đồng, nhiều năm nay không tẩy giun, sán.