Hà Nội
23°C / 22-25°C

Nghiên cứu mới phát hiện di chứng sau khi mắc COVID-19 ở trẻ em: Ngửi thấy sô cô la có mùi như xăng, chanh có mùi bắp cải thối rữa

Thứ năm, 09:33 20/01/2022 | Sống khỏe

Các chuyên gia cho rằng, nhiễm COVID-19 có thể khiến nhiều trẻ em trở nên cầu kì hơn trong ăn uống.

Theo các nhà khoa học, ngày càng có nhiều trẻ em trở nên kén ăn sau khi mắc COVID-19.

Nguyên nhân là do có thể chúng đang bị hội chứng parosmia - một loại rối loạn khứu giác khiến sô cô la có thể có mùi như xăng, hoặc có trẻ lại ngửi thấy chanh có mùi bắp cải thối rữa.

Giới chuyên gia đã đưa ra hướng dẫn cho các bậc phụ huynh và bác sĩ "để giúp họ nhận biết và hiểu rõ hơn về tình trạng bệnh"

Nguyên nhân là do có thể chúng đang bị hội chứng parosmia - một loại rối loạn khứu giác. Nghiên cứu mới của các nhà khoa học tại Đại học East Anglia và tổ chức từ thiện Fifth Sense cho biết, một số trẻ em sau khi mắc COVID-19 đã bị ảnh hưởng đến khứu giác một cách kì lạ. Theo đó, trẻ trở nên chán ghét những món ăn từng yêu thích, thậm chí mùi thức ăn cũng thay đổi. Ví dụ, sô cô la có thể có mùi như xăng, hoặc có trẻ lại ngửi thấy chanh có mùi bắp cải thối rữa.

Nghiên cứu mới phát hiện di chứng sau khi mắc COVID-19 ở trẻ em - Ảnh 2.

Theo chuyên gia về mùi hàng đầu của Vương quốc Anh, giáo sư tại Trường Y Norwich của Đại học East Anglia, Carl Philpott, căn bệnh này "khiến trẻ em không ăn và nhiều người có thể cảm thấy khó ăn" trong nhiều tình huống.

Giáo sư Philpott, chuyên gia về khứu giác tại Đại học East Anglia, cho biết: "Parosmia được cho là kết quả của việc có ít thụ thể mùi hoạt động khiến một người chỉ có thể nhận biết được một số thành phần của mùi hỗn hợp".

Ông cũng cho biết thêm rằng: Ước tính có khoảng 250.000 người trưởng thành ở Anh đã mắc hội chứng parosmia do nhiễm COVID-19. Nhưng trong vài tháng qua, đặc biệt là kể từ khi Covid bắt đầu quét qua các lớp học vào tháng 9 năm ngoái thì số trẻ em mắc hội chứng này càng tăng lên. Trong nhiều trường hợp, tình trạng này khiến trẻ em mất cảm giác với thức ăn, và nhiều người có thể cảm thấy khó ăn. Tuy nhiên, cho đến bây giờ, vấn đề này vẫn chưa thực sự được các chuyên gia y tế công nhận. Họ chỉ nghĩ rằng những đứa trẻ đang là những người ăn khó khăn mà không nhận ra vấn đề tiềm ẩn.

Giáo sư Philpott cũng nói rằng, trong sự nghiệp của mình thì đây là lần đầu tiên ông gặp những bệnh nhân tuổi thiếu niên bị parosmia bởi hội chứng này chỉ thường xuất hiện ở người trưởng thành sau khi mắc COVID-19.

Nghiên cứu mới phát hiện di chứng sau khi mắc COVID-19 ở trẻ em - Ảnh 4.

Giới chuyên gia đã đưa ra hướng dẫn cho các bậc phụ huynh và bác sĩ "để giúp họ nhận biết và hiểu rõ hơn về tình trạng bệnh". Trong số các khuyến nghị, họ cho rằng cha mẹ liệt kê những loại thực phẩm an toàn và tác nhân gây kích thích việc ăn uống của trẻ. Ngoài ra, cha mẹ nên khuyến khích trẻ thử các loại thực phẩm khác nhau có hương vị nhẹ hơn như mì ống, chuối hoặc phô mai... để xem chúng có thấy dễ ăn hơn không. Hoặc trẻ cũng có thể dùng kẹp mũi hoặc bịt mũi khi ăn để tránh phải ngửi mùi thức ăn thấy khó chịu.

Hướng dẫn cũng gợi ý rằng trẻ em và người lớn nên xem xét việc làm quen với mùi. Điều này liên quan đến việc ngửi thấy ít nhất 4 mùi khác nhau - ví dụ bạch đàn, chanh, hoa hồng, quế, sô cô la, cà phê hoặc hoa oải hương - hai lần một ngày trong vài tháng.

Nghiên cứu mới phát hiện di chứng sau khi mắc COVID-19 ở trẻ em - Ảnh 5.

Các chuyên gia trích dẫn ví dụ về cậu bé Malisse Kafi, 11 tuổi, người đã nhiễm COVID-19 vào tháng 9/2021. Kể từ sau khi bị bệnh, cậu bé cảm thấy khó ăn hoặc uống vì mọi thứ đều có vị "như phân và trứng thối".

Mẹ của Cậu bé, bà Dawn Kafi, đến từ Old Swan, Liverpool, cho biết: "Ban đầu, Malisse nghĩ rằng thức ăn của mình đã bị hỏng. Cậu bé nói rằng thực phẩm có vị như phân và cống rãnh và vị nước của trứng thối. Nó ngừng ăn và bịt miệng lại".

Malisse được chẩn đoán mắc bệnh parosmia và được tiêm thuốc xịt mũi steroid, nhưng nó không giúp ích gì.

Đến tháng 11, cậu bé giảm khoảng 2kg và được đưa đến bệnh viện, mất nước và hay nói tục. Cuối cùng, cậu bé được cho ăn qua một ống đi lên qua mũi và xuống dạ dày. Đến nay, mặc dù chưa hoàn toàn bình phục nhưng tình trạng của Malisse đang bắt đầu cải thiện và cậu bé đã có thể ăn được một số loại thực phẩm an toàn.


Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
9 thảo dược tự nhiên giúp giảm axit dạ dày

9 thảo dược tự nhiên giúp giảm axit dạ dày

Bệnh thường gặp - 37 phút trước

Tăng axit dạ dày có thể dẫn đến các triệu chứng như ợ nóng, khó tiêu và có vị chua trong miệng. Ngoài các thuốc kê đơn và không kê đơn, có thể thực hiện một số biện pháp tự nhiên giúp giảm đau do tăng axit dạ dày.

Nghĩ béo bụng, người phụ nữ bàng hoàng khi phát hiện khối u buồng trứng nặng gần 13kg

Nghĩ béo bụng, người phụ nữ bàng hoàng khi phát hiện khối u buồng trứng nặng gần 13kg

Y tế - 8 giờ trước

Bệnh nhân N.T.L 60 tuổi (Thanh Trì, Hà Nội) nhập viện trong tình trạng đau tức bụng, khó thở, đại tiểu tiện khó khăn, đặc biệt bụng to như mang thai 8-9 tháng.

Siêu mẫu Đức Tiến đột ngột qua đời ở tuổi 44, căn bệnh anh mắc nguy hiểm thế nào?

Siêu mẫu Đức Tiến đột ngột qua đời ở tuổi 44, căn bệnh anh mắc nguy hiểm thế nào?

Bệnh thường gặp - 15 giờ trước

GĐXH - Diễn viên kiêm người mẫu Đức Tiến qua đời vì nhồi máu cơ tim khi đang đi show ở Atlanta, bang Georgia khiến nhiều bạn bè, đồng nghiệp bàng hoàng, tiếc thương.

Danh sách thực phẩm có hại với người viêm tuyến giáp

Danh sách thực phẩm có hại với người viêm tuyến giáp

Sống khỏe - 16 giờ trước

Thay đổi chế độ ăn uống và lối sống có thể giúp cải thiện sức khỏe cho những người mắc bệnh viêm tuyến giáp. Để ngăn ngừa suy giáp, người bệnh cần tránh hoặc hạn chế tối đa những thực phẩm gây viêm trong cơ thể.

Người bệnh tiểu đường ăn táo vào 3 thời điểm này còn tốt hơn thuốc bổ

Người bệnh tiểu đường ăn táo vào 3 thời điểm này còn tốt hơn thuốc bổ

Bệnh thường gặp - 18 giờ trước

GĐXH - Người bệnh tiểu đường ăn táo nên chọn táo xanh, không nên ăn quá 1 quả táo/ngày và nên chia vào 3 thời điểm: bữa phụ sau buổi sáng, buổi trưa (sau ăn chính khoảng 1 giờ), và bữa chiều.

Làm gì để ngăn tóc bạc sớm khi còn trẻ?

Làm gì để ngăn tóc bạc sớm khi còn trẻ?

Sống khỏe - 18 giờ trước

Tóc bạc cũng là một phần trong quá trình lão hóa, thường xuất hiện khi bước vào độ tuổi trung niên. Tuy nhiên, nhiều người tóc bạc sớm khi ở độ tuổi thiếu niên hoặc đôi mươi, khiến họ trông già hơn tuổi thật. Vậy cần làm gì đến ngăn tóc bạc sớm?

Sản phẩm thuốc phóng xạ I-131 giúp chẩn đoán và điều trị bệnh ung thư nhận danh hiệu Ngôi sao thuốc Việt

Sản phẩm thuốc phóng xạ I-131 giúp chẩn đoán và điều trị bệnh ung thư nhận danh hiệu Ngôi sao thuốc Việt

Sống khỏe - 20 giờ trước

GĐXH - Sản phẩm thuốc phóng xạ I-131 giúp chẩn đoán và điều trị bệnh ung thư của Viện Nghiên cứu hạt nhân (Viện NCHN) tại Đà Lạt sản xuất đã được vinh danh tại Ngôi sao thuốc Việt lần thứ 2 do Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) phối hợp với Báo Sức khỏe và Đời sống tổ chức.

Loại hạt rẻ tiền tốt cho người bệnh tiểu đường và bệnh xương khớp, người Việt nên ăn thường xuyên để kéo dài tuổi thọ

Loại hạt rẻ tiền tốt cho người bệnh tiểu đường và bệnh xương khớp, người Việt nên ăn thường xuyên để kéo dài tuổi thọ

Sống khỏe - 1 ngày trước

GĐXH - Đối với những người mắc bệnh tiểu đường, việc uống nước đậu đen thường xuyên có thể giúp hỗ trợ điều trị bệnh.

5 bước quan trọng để giảm cân thành công

5 bước quan trọng để giảm cân thành công

Sống khỏe - 1 ngày trước

Giảm cân chưa bao giờ là dễ dàng, đặc biệt là khi bạn muốn duy trì thành quả đó bền vững. Tuy nhiên, nếu có kế hoạch cụ thể, khoa học và kiên trì, bạn sẽ thực hiện được điều đó.

6 người cùng nhà có biểu hiện lạ sau bữa cơm tối, 3 ca phải đi cấp cứu

6 người cùng nhà có biểu hiện lạ sau bữa cơm tối, 3 ca phải đi cấp cứu

Sống khỏe - 1 ngày trước

Sau bữa cơm tối có món canh nấm đất, 6 người trong một gia đình có dấu hiệu lạ, trong đó 3 người biểu hiện nặng hơn, phải vào viện cấp cứu.

Top