Hà Nội
23°C / 22-25°C

"Nghiên cứu một số đặc trưng của người cao tuổi Việt Nam và đánh giá mô hình chăm sóc người cao tuổi đang áp dụng"

Thứ năm, 14:35 01/12/2011 | Dân số và phát triển

Liên Hợp Quốc đã dự báo, thế kỷ XXI sẽ là thế kỷ già hóa, vì thế tại nhiều nước trên thế giới hiện đang rất quan tâm đến vấn đề già hóa dân số và đang tìm biện pháp để giảm những ảnh hưởng tiêu cực của vấn đề này.

I. Đặt vấn đề

Liên Hợp Quốc đã dự báo, thế kỷ XXI sẽ là thế kỷ già hóa, vì thế tại nhiều nước trên thế giới hiện đang rất quan tâm đến vấn đề già hóa dân số và đang tìm biện pháp để giảm những ảnh hưởng tiêu cực của vấn đề này. Năm 1995, tỷ lệ người cao tuổi trên toàn thế giới là 9% thì vào năm 2025 Quỹ dân số của Liên Hợp Quốc dự báo sẽ là 14%. Ở Việt Nam, theo số liệu tổng điều tra dân số 1979, 1989, 1999, tỷ lệ người cao tuổi (60 tuổi trở lên) đã tăng từ 7,1% đến 7,25 và 8,2% trong tổng dân số, gần đến ngưỡng của già hóa dân số mà thế giới quy định. Xuất phát từ tầm quan trọng của vấn đề, từ lâu  Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm đến người cao tuổi đặc biệt từ năm 1995, Ban Bí thư Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam  đã ra chỉ thị số 59- CT/TW, ngày 17 tháng 9 năm 1995 về chăm sóc người cao tuổi; Quyết định số 121/1998/QĐ-TTg ngày 9 tháng 7 năm 1998 của Thủ tướng Chính phủ về thành lập ủy ban năm Quốc tế Người cao tuổi Việt Nam; Chỉ thị số 34/ 1998/ CT-TTg ngày 30/9/1998 của Thủ tướng Chính phủ về tổ chức hoạt động Năm Quốc tế Người cao tuổi. Năm 2000, Chủ tịch Nông Đức Mạnh thay mặt Uỷ ban Thường vụ Quốc Hội đã ký Pháp lệnh Người cao tuổi số 23/2000/PL-UBTVQH10 và mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã ký Nghị định số 30/2002/NĐCP ngày 26 tháng 3 năm 2002 Quy định và hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh người cao tuổi. Ngày 05 tháng 8 năm 2004, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 141/2004/QĐ-TTg về việc thành lập Uỷ ban Quốc gia về người cao tuổi Việt Nam.

 Để tìm hiểu thực trạng người cao tuổi Việt Nam và các mô hình chăm sóc người cao tuổi, phục vụ cho công tác quản lý nhà nước, Uỷ ban Dân số, Gia đình và Trẻ em đã tiến hành triển khai đề tài “Nghiên cứu một số đặc trưng của người cao tuổi Việt Nam và đánh giá mô hình chăm sóc người cao tuổi đang áp dụng”. Thời gian triển khai đề tài trong hai năm, 2005-2006. Chúng tôi xin trích một số nội dung và kết quả nghiên cứu của đề tài.

II. Mục tiêu nghiên cứu

- Hệ thống hoá tình hình chung về người cao tuổi trong và ngoài nước;

- Đánh giá thực trạng về người cao tuổi ở Việt Nam;

- Tổng kết, đánh giá kinh nghiệm từ một số mô hình chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi đang áp dụng;

- Đề xuất một số giải pháp về chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi tại cộng đồng.

III. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

Đề tài tập trung vào nghiên cứu những nội dung chủ yếu sau :

1. Tổng thuật, phân tích, đánh giá các đặc trưng cơ bản về người cao tuổi ở Việt Nam, so sánh  với tình hình thế giới và các nước trong khu vực.

- Thu thập tài liệu, xử lý số liệu thứ cấp từ các cuộc điều tra cơ bản và điều tra chuyên đề về người cao tuổi.

- Tổng thuật, phân tích chọn lọc số liệu xây dựng báo cáo phân tích.

- Nghiên cứu, phân tích, lựa chọn lý thuyết nghiên cứu .

2. Khảo sát nghiên cứu chuyên sâu các đặc trưng Kinh tế-Xã hội của người cao tuổi, ở vùng đặc trưng, người cao tuổi có hoàn cảnh đặc biệt. 

- Nội dung khảo sát một số đặc trưng cơ bản về: điều kiện kinh tế; điều kiện xã hội; nhu cầu chăm sóc sức khoẻ; đặc điểm về nguyện vọng, tâm lý của người cao tuổi.

- Địa bàn thực hiện khảo sát: Người cao tuổi vùng đặc trưng:  tỉnh Thái Bình; Người cao tuổi có hoàn cảnh đặc biệt: Khu chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi, Phú Diễn, Từ Liêm, Hà Nội (khảo sát đầu và cuối kỳ, nghiên cứu tác động, ảnh hưởng của mô hình trọng điểm về CSNCT).

3. Lựa chọn, tác động can thiệp, đánh giá kết qủa mô hình can thiệp “Khu chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi"

- Hỗ trợ các hoạt động sinh hoạt văn hoá, vui chơi giải trí.

- Hoạt động tập luyện, thể thao, lao động rèn luyện sức khoẻ.

- Trợ giúp điều trị cơ bản, khám sức khoẻ định kỳ.

4. Phân tích, đánh giá, kết luận và khuyến nghị .

IV. Tóm tắt kết quả nghiên cứu

Qua việc tổng thuật, phân tích, đánh giá các đặc trưng cơ bản về người cao tuổi ở Việt Nam, cùng với việc phân tích các số liệu thứ cấp qua các cuộc điều tra, khảo sát nghiên cứu chuyên sâu về người cao tuổi ở vùng đặc trưng, người cao tuổi có hoàn cảnh đặc biệt và đánh giá mô hình can thiệp “Khu chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi" đang áp dụng, chúng tôi thu được kết quả sau:

1. Già hoá dân số, một vấn đề toàn cầu đang được nhiều quốc gia trên thế giới quan tâm. Xu hướng già hoá dân số mang tính tất yếu và không thể đảo ngược. Tình trạng già hoá dân số đang diễn ra mạnh mẽ, kéo theo nhiều vấn đề kinh tế - xã hội cần phải giải quyết. Việt Nam không nằm ngoài tình trạng trên. Số lượng người già ở Việt Nam tăng mạnh cả về số tuyệt đối lẫn tương đối. Nhằm chuẩn bị cho tình trạng trên những vấn đề như nâng cao chất lượng chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi hoặc xây dựng mô hình chăm sóc sức khoẻ NCT cần được đặc biệt quan tâm.

2.Tuổi thọ trung bình của Việt Nam cao hơn mức trung bình của thế giới, điều này cũng đồng nghĩa với việc tỷ lệ người già trong tổng dân số cao. Số lượng người cao tuổi (trên 60 tuổi) phân bố không đồng đều, thường tập trung tại các khu đô thị, các tỉnh đồng bằng có điều kiện kinh tế-xã hội phát triển. Điều kiện sống tốt là một trong những nhân tố tích cực nâng cao tuổi thọ của con người và thúc đẩy già hoá dân số. Tỷ lệ người cao tuổi tại khu vực thành thị cao, đồng bằng thường cao hơn miền núi, nhưng cũng có những địa phương có đặc thù riêng, có những nhóm dân tộc ít người có nhiều người cao tuổi, những điều này đều đòi hỏi có những chính sách, giải pháp đồng bộ về người cao tuổi.

3. Mặc dù trình độ học vấn hay chuyên môn của người cao tuổi đang ngày được nâng lên theo thời gian và thể hiện rõ qua các nhóm tuổi nhưng thực tế cho thấy vẫn có một số lượng không nhỏ các cụ vẫn còn mù chữ, đặc biệt là các cụ ở  vùng sâu vùng xa, vùng khó khăn. Chính hạn chế này đã gây nhiều khó khăn cho người cao tuổi khi tham gia vào các hoạt động xã hội, phát triển kinh tế gia đình. Việc tiếp tục nâng cao trình độ học vấn cho NCT ở nước ta hiện chưa triển khai, trong khi đây là một nhu cầu chính đáng của người cao tuổi như Trung Quốc cũng đã mở các trường đại học dành cho người cao tuổi (Đại học lão niêu). Đặc biệt nhóm  NCT là nghệ nhân, học giả,… cần tạo điều kiện cho các cụ duy trì, phát huy và truyền lại cho thế hệ con, cháu sau này. Đối tượng người cao tuổi ở nước ta khá đa dạng, đặc biệt nhóm người cao tuổi có công với đất nước chiếm tỷ lệ không nhỏ.

4. Điều kiện sống ngày một tăng góp phần tích cực vào việc nâng cao sức khoẻ của người cao tuổi. NCT sống ở khu vực nông thôn có sức khoẻ tốt hơn. Điều này cho thấy môi trường sống ở khu vực đô thị ồn ào, náo nhiệt, ô nhiễm có ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ NCT. Việc tạo cho NCT một không gian yên bình, trong lành, một cuộc sống vui vẻ đầm ấm sẽ nâng cao sức khoẻ cho NCT.

5. Công tác chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi đã được quan tâm. Nhờ những thành tựu to lớn của sự nghiệp đổi mới, sức khoẻ và đời sống của người cao tuổi tại các tỉnh đã được cải thiện rõ rệt. Sức khoẻ người cao tuổi tuy đã được nâng cao dần song tình trạng các cụ mắc phải các chứng bệnh nguy hiểm vẫn còn khá phổ biến.

6. Công tác tổ chức các hoạt động chăm sóc sức khoẻ cho người cao tuổi tại cộng đồng còn ít, tại nhiều địa bàn khảo sát tình trạng người cao tuổi hoạt động đơn lẻ, tự phát là phổ biến. Việc tổ chức các câu lạc bộ NCT, câu lạc bộ dưỡng sinh… sẽ đem lại cho NCT sức khoẻ tốt hơn song hình thức này còn hạn chế và bị chi phối nhiều bởi kinh phí hoạt động hạn hẹp và đối tượng tổ chức.

7. Chăm sóc sức khoẻ cho người cao tuổi là một việc làm cần thiết và thường xuyên. Đây là nhóm đối tượng có nhu cầu khám và điều trị bệnh lớn cần có cơ chế, chính sách riêng dành cho nhóm đối tượng này. Hiện nay vấn đề này còn chưa được quan tâm đúng mức, tình trạng các cụ phải tự bỏ tiền để được khám chữa bệnh là phổ biến. Chế độ khám chữa bệnh theo bảo hiểm y tế và thẻ khám chữa bệnh còn nhiều hạn chế. Hiện vẫn còn nhiều nhóm đối tượng người cao tuổi chưa tiếp cận đến được với thẻ bảo hiểm y tế. Đồng thời chất lượng khám chữa bệnh theo chế độ thẻ bảo hiểm chưa đảm bảo chất lượng.

8. Điều kiện sống của người cao tuổi đang dần được cải thiện  cùng với điều kiện sống của toàn xã hội. Tình trạng nhà ở của người cao tuổi tương đối tốt, tại các địa phương nhiều ngôi nhà tình nghĩa cho các cụ là người có công đã được xây dựng. Mức chi sinh hoạt hàng tháng tính bình quân cho 1 người cao tuổi ở nông thôn còn thấp  và có sự chênh lệch lớn so với khu vực thành thị.

9. Sự khác biệt về phát triển giữa các tỉnh đã có những ảnh hưởng rõ rệt đến điều kiện sống của người cao tuổi và khoảng cách này cần được thu hẹp. Đây là một yếu tố tạo nên sự khác biệt và khoảng cách giàu nghèo giữa các khu vực. Do vậy, những cải thiện về mặt chính sách cho người cao tuổi trong thời gian tới cần tập trung vào giải quyết những khác biệt trong cuộc sống của NCT giữa các  khu vực và đặc biệt giữa đồng bằng với miền núi, vùng sâu, vùng xa.

10. Tình trạng mức sống liên quan khá chặt chẽ theo nhóm tuổi của các cụ. Nhóm tuổi càng cao thì mức độ khó khăn càng lớn. Giữa các nhóm người cao tuổi có sự phân hoá mạnh về mức sống. Tỷ lệ người cao tuổi sống thiếu thốn và rất thiếu thốn rất cao ở các nhóm cô đơn, tàn tật và được hưởng trợ cấp xã hội thường xuyên. Đây chính là nhóm có nguồn thu nhập ít ỏi và đơn điệu. Cuộc sống của người cao tuổi hiện nay còn nhiều khó khăn và phần lớn trong số họ phải dựa vào chính bản thân để sống. Điều kiện kinh tế khó khăn là nguyên nhân cơ bản thúc đẩy người cao tuổi tham gia hoạt động kinh tế.

11. Do điều kiện kinh tế-xã hội ngày một phát triển, người cao tuổi có cuộc sống tâm lý, tinh thần tương đối thoải mái. Tuy cuộc sống còn nhiều khó khăn, song đời sống văn hoá tinh thần của người cao tuổi  hiện khá đa dạng  và thường xuyên được cải thiện. So sánh giữa hai khu vực thành thị và nông thôn không có sự chênh lệch khác biệt. Hoạt động văn hoá phổ  biến của người cao tuổi là đọc sách, báo và nghe đài, xem tivi. Đây là những hoạt động văn hoá thông tin thường ngày của người cao tuổi và là những hoạt động thích hợp với NCT. Tuy nhiên các hoạt động này còn mang tính tự phát và đơn lẻ không có tổ chức.

12. Người cao tuổi còn đóng vai trò quan trọng trong việc truyền lại những kinh nghiệm, những giá trị truyền thống, các quy tắc xã hội và các nghi lễ cũng như các hoạt động xã hội... Người cao tuổi và Hội người cao tuổi đã tích cực tham gia cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá khu dân cư và coi đây là một chương trình quan trọng của hội người cao tuổi. Sự đóng góp công sức và những việc làm thiết thực của người cao tuổi cho cộng đồng dân cư tạo dựng được cuộc sống tình nghĩa đậm đà thôn xóm.

13. Trong cuộc sống gia đình, truyền thống trọng lão luôn được duy trì, người cao tuổi luôn có vị trí cao trong gia đình. Họ luôn được kính trọng, tiếng nói luôn có ảnh hưởng quyết định đến các hoạt động của gia đình.

14. Mô hình gia đình nhiều thế hệ hiện nay đang được khuyến khích duy trì song việc dung hoà về lối sống, suy nghĩ  giữa các thế hệ trong một gia đình luôn là vấn đề quan trọng. Tình trạng nhà ở chật chội, kinh tế của con cháu vẫn còn khó khăn  cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng các cụ phải sống cô đơn song chiếm tỷ lệ không nhiều. Lý do con cái không muốn sống chung chiếm tỷ lệ nhỏ cần hạn chế tình trạng này, nhất là khi cơ chế thị trường đang có những ảnh hưởng sâu sắc đến lối sống gia đình, đảm bảo cuộc sống gia đình cho người cao tuổi.

15. Sự giúp đỡ của các thành viên trong gia đình  hiện nay vẫn là chủ yếu, các tổ chức xã hội, các cơ quan đoàn thể vào cuộc vẫn chưa nhiều và chưa thực sự. Việc chăm sóc và phát huy tài năng trí tuệ của người cao tuổi vẫn còn bị coi nhẹ. Yếu tố kinh tế là một trong những nguyên nhân quan trọng tác động đến hình thức giúp đỡ của xã hôị đối với người cao tuổi. Các hình thức thăm hỏi động viên chiếm tỷ lệ cao  ở khu vực nông thôn, còn giúp đỡ về vật chất ở khu vực thành thị cao hơn khu vực nông thôn.

16. Một số mô hình chăm sóc người cao tuổi hiện nay bước đầu đã giải quyết được những vấn đề của xã hội. Các mô hình này ít nhiều đã giúp NCT có được cuộc sống thanh thản và nhận được sự quan tâm, chăm sóc chu đáo. Trong bối cảnh Việt Nam cũng như nhiều nước đã và đang tiến đến ngưỡng già hoá dân số thì các mô hình chăm sóc người cao tuổi cũng là vấn đề cần xem xét. Nhà nước cũng nên ban hành những quy định chung và tạo điều kiện thuận lợi cho những mô hình này hoạt động.

17. Việt Nam khó có đủ điều kiện áp dụng mô hình chăm sóc người già như ở các nước phát triển (Trung tâm ban ngày, cơ sở chăm sóc và nuôi dưỡng người già tập trung) vì hạn chế về thu nhập và tỷ lệ người tham gia BHYT quá thấp (30% ở đô thị và 15% ở nông thôn). Trong điều kiện kinh tế khó khăn, việc áp dụng mô hình khu chăm sóc sức khoẻ NCT tại cộng đồng là phù hợp với phương châm xã hội hoá như: Y tế dự phòng, rẻ tiền, phục vụ đa số NCT, có thể ở cả vùng nông thôn.

V. Kiến nghị và đề xuất

1. Sớm hoàn thiện hệ thống tổ chức của cơ quan quản lý nhà nước về NCT  ở các cấp từ TW xuống cơ sở. Ở TW, những cơ quan như Uỷ ban DSGĐTE Việt Nam cần xem xét và tiến tới thành lập Vụ người cao tuổi là đơn vị quản lý nhà nước đầu mối thực hiện công tác này. Nhà nước cần xây dựng, bổ sung các chính sách, văn bản qui phạm pháp luật, bố trí nguồn kinh phí hoạt động cho các cấp, có cán bộ chuyên trách để điều hành, thực hiện công tác về NCT.

2. Xây dựng chiến lược quốc gia về người cao tuổi để có kế hoạch dài hạn, chủ động với xu thế già hoá dân số ở Việt Nam đang phát triển nhanh.

3. Xây dựng chính sách nâng cao chất lượng sống cho người cao tuổi về chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi và các điều kiện phát triển kinh tế-xã hội. Chú trọng có chính sách cho những nhóm đặc thù như : Phụ nữ cao tuổi, đặc biệt là phụ nữ cô đơn và ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn.

4. Xây dựng chính sách xã hội hoá công tác CSSK-NCT, phát huy tài năng, trí tuệ, bản sắc của người cao tuổi trong các hoạt động xã hội, cộng đồng.

5. Tăng cường công tác tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, tạo dựng những chuẩn mực đạo đức xã hội, phù hợp với truyền thống tốt đẹp của dân tộc về ''Kính lão, trọng thọ'', yêu quý ông bà, cha mẹ… là những chuẩn mực đạo đức truyền thống của xã hội cần được duy trì và thể chế hoá trong các chính sách của Nhà nước.

6. Có chính sách thích hợp để phát huy bản sắc và chăm sóc phụng dưỡng người cao tuổi theo các nhóm tuổi phù hợp (nhóm 60-69; nhóm 70-79; nhóm 80 tuổi trở lên).

7. Xây dựng chính sách hỗ trợ và phát huy mô hình chăm sóc NCT tại nhà.

8. Nhà nước cần có các chính sách khuyến khích phát triển mô hình chăm sóc người cao tuổi bán công, để khai thác và huy động sự tham gia đóng góp của cộng đồng. Có chính sách hỗ trợ cụ thể cả về thủ tục pháp lý lẫn điều kiện vật chất để tạo điều kiện thuận lợi cho các mô hình CSSK-NCT phát triển.

9. Uỷ ban DSGĐTE phối hợp cùng Uỷ ban quốc gia về người cao tuổi tổ chức, xây dựng cơ sở dữ liệu về người cao tuổi làm nền tảng thông tin để quản lý và triển khai các công tác về người cao tuổi.

10. Triển khai các nghiên cứu cơ bản cũng như nghiên cứu tác nghiệp về người cao tuổi ở Việt Nam.
 
11. Xây dựng, ban hành chính sách khám chữa bệnh miễn phí cho người cao tuổi. Để đảm bảo tính khả thi cao, chính sách có thể được thực hiện theo từng giai đoạn, theo từng nhóm đối tượng ưu tiên (hiện nay thực hiện khám chữa bệnh miễn phí cho NCT 90 tuổi trở lên, thì mới thực hiện cho khoảng 4% người cao tuổi từ 60 tuổi trở lên. Theo số liệu TĐTDS 1999, tổng số NCT từ 60 tuổi trở lên là 6,15 triệu người. Trong đó số NCT 60-69 là 3,40 triệu chiếm 55,3%. Số NCT 70-85 là 2,46 triệu, chiếm 40,0 %. Số NCT 85 trở lên là 0,29 triệu người chiếm 4,7 %).
 
Theo Tạp chí Dân số & Phát triển (số 5/2006), website Tổng cục Dân số & KHHGĐ
kimngan
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Massage tuyến tiền liệt có thể mang lại 4 lợi ích

Massage tuyến tiền liệt có thể mang lại 4 lợi ích

Dân số và phát triển - 2 giờ trước

Tuy không có nhiều nghiên cứu về lợi ích của việc massage tuyến tiền liệt nhưng một số bằng chứng cho thấy massage tuyến tiền liệt có thể cải thiện các vấn đề như viêm tuyến tiền liệt, phì đại tuyến tiền liệt, tiểu khó hoặc rối loạn cương dương.

Biến chứng nguy hiểm của sốt siêu vi ở trẻ em

Biến chứng nguy hiểm của sốt siêu vi ở trẻ em

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Sốt siêu vi (còn gọi là sốt virus) là phản ứng sốt ở trẻ khi nhiễm một loại virus nào đó. Bệnh sẽ trở nên nguy hiểm khi xảy ra các biến chứng trên nhiều cơ quan của cơ thể nếu không được phát hiện kịp thời và chăm sóc đúng cách như: viêm phổi nặng do RSV, phù não, viêm cơ tim, sốc do sốt xuất huyết...

Giao mùa, cảnh giác với virus hợp bào hô hấp ở trẻ nhỏ

Giao mùa, cảnh giác với virus hợp bào hô hấp ở trẻ nhỏ

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Virus hợp bào hô hấp (RSV) là một trong những nguyên nhân gây bệnh đường hô hấp thường gặp ở trẻ nhỏ. Bệnh thường xuất hiện vào thời điểm giao mùa.

Các thuốc điều trị rối loạn xuất tinh

Các thuốc điều trị rối loạn xuất tinh

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Rối loạn xuất tinh là tình trạng rối loạn bất thường về phản xạ xuất tinh ở nam giới, bao gồm xuất tinh sớm, xuất tinh muộn, không xuất tinh, xuất tinh ngược dòng...

Các giai đoạn ung thư vú

Các giai đoạn ung thư vú

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Giai đoạn ung thư dựa trên kích thước của khối u và liệu nó đã di căn sang các khu vực khác hay chưa. Giai đoạn ung thư cũng dựa trên loại tế bào khối u (gene và dấu ấn sinh học).

Các phương pháp điều trị chậm nói

Các phương pháp điều trị chậm nói

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Chậm nói (hay còn gọi là chậm phát triển ngôn ngữ) là tình trạng khi trẻ không phát triển khả năng nói và giao tiếp ngôn ngữ một cách bình thường so với độ tuổi. Chậm nói có thể do nhiều nguyên nhân, bao gồm các yếu tố sinh lý, tâm lý, môi trường và di truyền.

Viêm vú: Cẩm nang cho mẹ và những ai cần biết

Viêm vú: Cẩm nang cho mẹ và những ai cần biết

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Viêm vú là tình trạng nhiễm trùng ở mô của một hoặc cả hai tuyến vú bên trong vú. Bệnh thường ảnh hưởng đến phụ nữ cho con bú.

Danh y 103 tuổi tiết lộ bí quyết sống thọ độc đáo

Danh y 103 tuổi tiết lộ bí quyết sống thọ độc đáo

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Bác sĩ Trần Tiểu Ninh, Trưởng khoa Tai - Mũi - Họng, Bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh Giang Tô (Trung Quốc) viết về người thầy với bí quyết sống thọ đáng để học hỏi.

Thói quen ăn uống ngẫu hứng của cụ bà 106 tuổi

Thói quen ăn uống ngẫu hứng của cụ bà 106 tuổi

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Vẫn đủ sức khỏe để đi máy bay tới thăm con gái, cụ Cretora có những bí quyết riêng để sống khỏe bao gồm thói quen ăn uống mọi thứ mình thích.

5 bước đơn giản tại nhà giúp cải thiện sức khỏe tinh trùng

5 bước đơn giản tại nhà giúp cải thiện sức khỏe tinh trùng

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Vấn đề phổ biến nhất đối với vô sinh ở nam giới là số lượng tinh trùng thấp hoặc tinh trùng không hoạt động theo cách bình thường. Tham khảo cách đơn giản thực hiện tại nhà cải thiện sức khỏe tinh trùng.

Top