Hà Nội
23°C / 22-25°C

Nghiên cứu vaccine phòng cúm A/H5N1: Chặng đường dài gần đến đích

Thứ hai, 14:36 20/02/2012 | Y tế

GiadinhNet - Ngày 27/2 tới, Bộ Y tế sẽ tôn vinh 15 thành tựu y khoa, được lựa chọn từ hàng trăm cụm công trình và kỹ thuật đã triển khai trong 10 năm qua.

Kết quả nghiên cứu sản xuất vaccine ngừa cúm A/H5N1 của GS. TS Nguyễn Thu Vân cùng các cộng sự thuộc Công ty Vaccine và Sinh phẩm số 1 (Viện Vệ sinh dịch tễ TƯ) là một trong số những thành tựu y khoa được tôn vinh.
 

Để sản xuất thành công vaccine, các nhà khoa học ở Viện Vệ Sinh Dịch tễ TƯ đã phải miệt mài làm việc.

 
Đi đầu trong công nghệ sản xuất vaccine tế bào

GS. TS Nguyễn Thu Vân

Hiện tại Công ty Vaccine và Sinh phẩm số 1 đã sản xuất được tất cả các vaccine trong chương trình tiêm chủng mở rộng. Bên cạnh những vaccine đang tiến hành như vaccine cúm A/H1N1, A/H5N1 thì GS Thu Vân và các cộng sự đang bắt tay vào nghiên cứu sản xuất vaccine phòng bệnh tay chân miệng, viêm màng não mủ, rubela, quai bị...

GS Thu Vân là một trong những nhà khoa học hàng đầu của y tế Việt Nam trong ngành vaccine dự phòng. Khi chúng tôi hỏi về những kỉ niệm sản xuất vaccine cúm A/H1N1 và A/H5N1, GS Thu Vân không giấu nổi niềm vui, nói: "Quá trình nghiên cứu vaccine cúm A/H5N1 suốt 7 năm qua của chúng tôi đã sắp đi đến đích".

Theo GS Vân, cuối năm 2003, virus nguy hiểm này chính thức lây sang Việt Nam và một số quốc gia. Trước mối đe doạ lớn mới xuất hiện xảy ra cho con người, Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo, virus cúm A/H5N1 có thể biến chủng nguy hiểm gây ra đại dịch nếu như không sớm có một loại vaccine phòng ngừa.

Virus cúm A/H5N1 là một chủng cực độc chưa có vaccine sản xuất thường xuyên. Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới, không được dùng giống virus có độc lực cao này để trực tiếp làm ra vaccine. Họ yêu cầu phải làm cho nó giảm độc lực hoặc mất đi độc lực, nếu không sẽ nguy hiểm cho những người trực tiếp nghiên cứu vaccine cũng như nguy hại đến cộng đồng trong quá trình nghiên cứu, thử nghiệm.

Với quyết tâm nghiên cứu tìm ra phương thuốc hữu hiệu phòng chống virus cúm A/H5N1 cho người dân Việt Nam, năm 2004, các nhà khoa học ở Viện Vệ sinh dịch tễ TƯ bắt tay vào nghiên cứu sản xuất. Quy trình nghiên cứu bắt đầu từ việc cấy virus trên tế bào thận khỉ, không theo cách nghiên cứu mà nhiều nước thường làm là nuôi cấy trên trứng gà có phôi. Theo các nhà khoa học, việc nghiên cứu được tiến hành trên tế bào thận khỉ mặc dù phức tạp hơn nhưng cho năng suất cao và sạch hơn.

"Mặc dù đây không phải là lần đầu tiên chúng ta sản xuất vaccine nhưng thế giới lại rất quan tâm vì chúng ta sử dụng thận khỉ để sản xuất mà thế giới chưa có nơi nào làm. Lúc đó, có nhiều đoàn khoa học nước ngoài đến xem mình làm những gì, làm thế nào, liệu có đảm bảo không. Tổ chức Y tế Thế giới còn cử hai đoàn đến tìm hiểu quy trình, làm chủng thế nào, họ "cật vấn" đủ điều, nhưng sau khi báo cáo chúng tôi đã thuyết phục được quy trình của mình", GS Thu Vân chia sẻ.

GS Thu Vân không giấu được niềm tự hào: "Dấu ấn của chúng tôi là sản xuất vaccine trên tế bào thận khỉ tiên phát. Lúc đó, thế giới có 2 xu hướng sử dụng nguyên liệu để làm vaccine là trứng gà sạch có phôi và các dòng tế bào khác nhau. Trong đó, sản xuất trên trứng gà sạch có phôi vẫn thường sử dụng, nhưng người ta thấy rằng hàm lượng kháng nguyên tạo được trên  trứng gà sạch có phôi không cao hoặc  virus nhân lên chậm. Còn nghiên cứu vaccine trên tế bào là một phương pháp tiến bộ hơn, đến nay trên thế giới chỉ có một hoặc hai hãng sản xuất vaccine sử dụng phương pháp này. Để đảm bảo được nguồn nhiên liệu, chúng tôi có một đảo chuyên nuôi khỉ với nhiên liệu sạch đáp ứng các tiêu chuẩn cho việc sản xuất vaccine theo yêu cầu của Tổ chức Y tế Thế giới".
 
Những con người thầm lặng

Có lẽ ít ai hình dung được sự lặng thầm của những nhà khoa học nghiên cứu vaccine trong phòng thí nghiệm. Họ phải mất gần cả một thập kỷ mới có thể sản xuất ra một loại vaccine ngăn ngừa bệnh tật cho cộng đồng.
GS Thu Vân cho biết, sau 7 năm nghiên cứu, tìm tòi thử nghiệm, vaccine cúm A/H5N1 đang ở chặng cuối của con đường trước khi đưa ra thị trường vào năm 2013.

Suốt một thời gian dài nghiên cứu, giai đoạn khó khăn nhất là thử nghiệm trên chuột. Đây là quá trình vô cùng quan trọng, vì có trường hợp đáp ứng miễn dịch nhưng chưa chắc được an toàn. Chỉ khi nào chứng minh người đã tiêm vaccine được bảo vệ trong trường hợp bị phơi nhiễm mới là kết quả cuối cùng.

Trước những thành công thử nghiệm trên động vật, vaccine ngừa cúm A/H5N1 đã chính thức được Bộ Y tế cho phép thử nghiệm trên người. Việc thử nghiệm trên người đòi hỏi một quy trình rất chặt chẽ, với 2 giai đoạn. Giai đoạn 1 thử nghiệm trên nhóm nhỏ từ 10 - 20 người, giai đoạn 2 là 200 - 300 người để đánh giá tính an toàn của vaccine trên người như thế nào, có phản ứng gì xảy ra hay không.

Sau khi tiến hành thử nghiệm đợt 1 kết quả cho thấy không có phản ứng phụ, chỉ số sinh hóa ổn định. Giai đoạn 2 thử nghiệm với 200 - 300 người cũng cho thấy an toàn, khả năng đáp ứng miễn dịch gần 100% theo tiêu chuẩn của châu Âu đề ra với vaccine cúm. Tới đây, công ty sẽ tiếp tục đợt 3 thử nghiệm trên 1.200 người. Vaccine phải đạt các yêu cầu về tiêu chuẩn sử dụng cho người, mới được cấp giấy phép lưu hành, đưa vào sản xuất, dự kiến là năm 2013.

GS Thu Vân chia sẻ, để có được một loại vaccine cúm ra đời, bà luôn nhận được sự mẫn cán, miệt mài trong phòng thí nghiệm của nhiều đồng nghiệp. Trong cuộc gặp GS Thu Vân, chúng tôi còn được gặp nhà khoa học Trịnh Tuấn Việt - Phòng công nghệ cao. Anh Việt cho biết: "Chúng tôi say mê có thể quên ăn, quên ngủ, reo vui một mình giữa đêm khi các thí nghiệm cho những kết quả đẹp".

Thật khó có thể hình dung ra những chặng đường dài với bao nhiêu niềm vui, nỗi khó khăn của những nhà khoa học. Trong đôi mắt của GS Thu Vân luôn ánh lên niềm vui, hạnh phúc khi bà và các cộng sự được phục vụ vì sức khỏe của cộng đồng với những vaccine "made in Việt Nam" giá rẻ hơn một nửa so với nhập ngoại.
 
Phương Thuận - Hoài Nam
thuctap
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
BV Nhân dân Gia Định lần đầu ghép thận thành công từ người hiến tạng chết não

BV Nhân dân Gia Định lần đầu ghép thận thành công từ người hiến tạng chết não

Y tế - 10 giờ trước

Hai bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối được hồi sinh nhờ tạng từ người chết não.

Đau đầu, sốt không đỡ, nam thanh niên 22 tuổi rơi vào hôn mê

Đau đầu, sốt không đỡ, nam thanh niên 22 tuổi rơi vào hôn mê

Y tế - 11 giờ trước

GĐXH - Bệnh nhân được bạn cùng phòng phát hiện trong tình trạng lơ mơ, gọi hỏi không đáp nên nhanh chóng đưa đi cấp cứu.

Bộ Y tế thông tin nhanh về những trường hợp mắc bệnh chưa rõ nguyên nhân tại Nga

Bộ Y tế thông tin nhanh về những trường hợp mắc bệnh chưa rõ nguyên nhân tại Nga

Y tế - 12 giờ trước

GĐXH - Đến thời điểm hiện tại, thông tin ban đầu từ Cơ quan Đầu mối thực hiện Điều lệ Y tế quốc tế (IHR) của WHO tại khu vực châu Âu, một số trường hợp bệnh đã xác định nguyên nhân gây bệnh là do nhiễm vi khuẩn Mycoplasma.

Lần đầu tiên tại Việt Nam, bệnh nhân u phì đại tiền liệt tuyến được phẫu thuật bằng liệu pháp không đau

Lần đầu tiên tại Việt Nam, bệnh nhân u phì đại tiền liệt tuyến được phẫu thuật bằng liệu pháp không đau

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Lần đầu tiên tại Việt Nam các bác sĩ khoa Phẫu thuật tiết niệu và nam học, Bệnh viện E phẫu thuật thành công cho người bệnh mắc u phì đại tiền liệt tuyến (khoảng 40g) bằng liệu pháp vi nhiệt tạo hơi nước (Rezum).

Người đàn ông đột tử sau trận đấu tennis

Người đàn ông đột tử sau trận đấu tennis

Sống khỏe - 2 ngày trước

Ngày 1/4, Bệnh viện E đã tiếp nhận một bệnh nhân nam 41 tuổi do xe cấp cứu 115 đưa đến trong tình trạng nguy kịch, ngừng tuần hoàn sau khi chơi tennis.

Ra mắt mô hình điểm 'An toàn trên không gian mạng, vững vàng trong chuyển đổi số' tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An

Ra mắt mô hình điểm 'An toàn trên không gian mạng, vững vàng trong chuyển đổi số' tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An

Sống khỏe - 2 ngày trước

Mô hình ra đời nhằm xây dựng Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An trở thành điểm sáng trong công cuộc chuyển đổi số, đảm bảo an toàn, an ninh mạng và bảo vệ dữ liệu cá nhân.

Hội thảo khoa học: Nghiên cứu triển khai thử lâm sàng Dược chất Coenzyme NAD+ từ cây nấm tuyết Nhật Bản tại Việt Nam

Hội thảo khoa học: Nghiên cứu triển khai thử lâm sàng Dược chất Coenzyme NAD+ từ cây nấm tuyết Nhật Bản tại Việt Nam

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Vừa qua, Viện Đông y Việt Nam phối hợp với các chuyên gia vừa tổ chức Hội thảo khoa học: Nghiên cứu triển khai thử lâm sàng Dược chất Coenzyme NAD+ từ cây nấm tuyết Nhật Bản tại Việt Nam.

Người tham gia BHYT thay đổi cơ sở khám, chữa bệnh thế nào?

Người tham gia BHYT thay đổi cơ sở khám, chữa bệnh thế nào?

Y tế - 2 ngày trước

Cơ quan BHXH thực hiện thay đổi nơi đăng ký khám, chữa bệnh BHYT ban đầu của người tham gia trên cơ sở dữ liệu thẻ BHYT. Trường hợp thông tin trên thẻ BHYT bản giấy và bản điện tử khác nhau thì thực hiện theo thông tin trên thẻ BHYT điện tử.

Cảnh báo ngộ độc thực phẩm

Cảnh báo ngộ độc thực phẩm

Y tế - 3 ngày trước

Bộ Y tế yêu cầu khẩn trương điều tra, xác minh nguyên nhân gây ra các vụ ngộ độc thực phẩm, cảnh báo cộng đồng

Liên tiếp 6 du khách nhập viện cấp cứu khi đi du lịch, 1 người hôn mê sâu do ngộ độc rượu methanol

Liên tiếp 6 du khách nhập viện cấp cứu khi đi du lịch, 1 người hôn mê sâu do ngộ độc rượu methanol

Y tế - 4 ngày trước

GĐXH - Cả 6 người sau khi uống cùng 1 loại rượu trái cây đều có biểu hiện đau bụng, nôn ói thậm chí lơ mơ…

Top