Nghiện lẩu bò, cô gái bất ngờ phát hiện ký sinh trùng dài 6m trong ruột
Cô gái trẻ thích ăn lẩu bò, không ngờ đó là nguyên nhân dẫn tới tình trạng nhiễm sán dài tới 6m.
Mắc sán dài 6m
Nữ bệnh nhân N.T.H. (25 tuổi, trú tại Hà Nội) vào khám tại Bệnh viện Đặng Văn Ngữ vì nghi ngờ nhiễm sán. Bác sĩ chẩn đoán cô nhiễm sán dây bò và chỉ định cho dùng thuốc điều trị sán dây và uống thuốc xổ ra sán dây dài 6m.
H. cho biết cô không có thói quen ăn thịt sống, thịt tái nhưng lại hay ăn lẩu bò.

Hình ảnh con sán dây bò dài 6m của bệnh nhân. Ảnh: Phương Thúy.
Một trường hợp khác là bệnh nhân nam, T.M.T. (40 tuổi, Hải Phòng) đến khám do xuất hiện các triệu chứng đau bụng âm ỉ quanh rốn kèm theo cảm giác khó chịu ở hậu môn. Anh T. có thói quen ăn thịt tái vì có cảm giác thịt ngọt, ngon và bổ dưỡng hơn. Không riêng thịt bò, anh T thích ăn thịt lợn vẫn còn màu hồng bên trong.
Sán tồn tại 25 năm
Theo Phó giáo sư Đỗ Trung Dũng - Trưởng khoa Ký sinh Trùng, Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương, có 2 loại sán dây thường gặp là sán dây lợn và sán dây bò. Bệnh nhân nhiễm sán dây bò thi thoảng sẽ thấy đốt sán bò ra ngoài qua đường hậu môn hoặc phân.
Trường hợp của bệnh nhân H. là biểu hiện điển hình của nhiễm sán dây bò. Phó giáo sư Dũng cho biết, thông thường đốt sán dây bò khi ra ngoài môi trường vẫn có thể còn chuyển động nhưng đốt sán dây lợn thì không.

PGS Dũng cùng với con sán xổ ra từ người bệnh lưu mẫu tại Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trung trung ương. Ảnh: Phương Thúy.
Bệnh sán dây trưởng thành phân bố rải rác nhiều nơi trên toàn quốc, tỷ lệ nhiễm dao động từ 0,5-12%. Trong đó, tỷ lệ nhiễm sán dây bò chiếm 70-80%, sán dây lợn chiếm 10-20%. Sán dây thường dài từ 2-4m, có khi tới 8-10m. Trong số những người đến khám bệnh, có khoảng 20-30% bệnh nhân bị các bệnh giun sán như sán lá gan, sán dây lợn, sán dây bò.
Nhìn bên ngoài, sán dây như một dải băng và có 3 phần: phần đầu là một hình cầu mang 4 giác hút và có bộ phận bám dính, đốt cổ thường thắt lại, phần thân gồm nhiều đốt tùy theo độ phát triển mà có thể chia thành đốt sán non, đốt sán trưởng thành và đốt già. Các đốt non sẽ mọc ra từ đốt cổ, còn các đốt già sẽ rụng dần. Sán dây trưởng thành ký sinh trong cơ thể người sẽ phát triển dần bằng cách nẩy chồi, sinh đốt mới từ cổ, tạo ra hàng nghìn đốt sán mới.
Những con sán này sống nhiều năm trong cơ thể người và có thể tồn tại lên tới 25 năm. Chiều dài của sán dây bò trưởng thành lên tới 4-12m. Mỗi đốt già khi rụng ra ngoài có khoảng 50.000 trứng sán bên trong.
Chu trình hình thành của sán dây bò như sau: đốt sán già chui ra khỏi hậu môn người, vỡ ra và giải phóng hàng trăm ngàn trứng sán ra môi trường. Trâu, bò ăn phải trứng sán từ môi trường, trứng sán vào ruột nở ra ấu trùng và ấu trùng xâm nhập vào hệ tuần hoàn để về tim. Ấu trùng theo máu đi đến các cơ vân để hình thành nang ấu trùng ở bắp cơ của trâu, bò và thường được gọi là “bò gạo”.
Người ăn thịt trâu, bò có nang ấu trùng sán dây bò chưa được nấu chín, còn tái hoặc sống thì nang ấu trùng vào ruột người, dưới tác dụng của dịch vị, dịch ruột, ấu trùng sẽ thoát ra khỏi nang sán và phát triển thành con trưởng thành, nhờ có 4 giác miệng trên đầu, sán bám vào niêm mạc ruột.
Tại đây, sán hút các chất bổ dưỡng từ ruột và phát triển. Chúng tồn tại lâu dài vì thân sán có khả năng đề kháng với các men tiêu protein có trong ruột non. Thường thì chỉ có một con sán trong một người, từ khi xâm nhập cần khoảng 3 tháng để phát triển thành con trưởng thành.
Người bệnh nhiễm sán sẽ có triệu chứng như rối loạn tiêu hóa, đau bụng âm ỉ, kéo dài, đường ruột thường xuyên có cảm giác khó chịu, bứt rứt.
Phó giáo sư Dũng cho biết, bệnh sán dây bò rất dễ mắc phải, ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động do thói quen ăn uống và để lại cảm giác ghê sợ, nặng nề, phiền toái. Để phòng bệnh, người dân không ăn thịt bò, trâu sống hoặc tái, không ăn thịt đã nhiễm sán và nên tẩy giun định kỳ 6 tháng/lần.

Cảnh báo ngộ độc thực phẩm
Y tế - 12 giờ trướcBộ Y tế yêu cầu khẩn trương điều tra, xác minh nguyên nhân gây ra các vụ ngộ độc thực phẩm, cảnh báo cộng đồng

Liên tiếp 6 du khách nhập viện cấp cứu khi đi du lịch, 1 người hôn mê sâu do ngộ độc rượu methanol
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Cả 6 người sau khi uống cùng 1 loại rượu trái cây đều có biểu hiện đau bụng, nôn ói thậm chí lơ mơ…

Cứu sống du khách nước ngoài bị nhồi máu cơ tim cấp khi đang đi bộ
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Bệnh nhân được đưa đến viện trong tình trạng nguy kịch, huyết áp tụt, suy hô hấp nặng phải đặt ống nội khí quản, thở máy xâm nhập.

Chủ quan với đau răng, người đàn ông bị sốc nhiễm khuẩn, suy đa tạng
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Sau khi tự uống thuốc giảm đau và kháng sinh tại nhà để điều trị đau răng, bệnh nhân thấy tổn thương ngày càng lan rộng. Đến khi khối áp xe chèn ép đường thở, bệnh nhân mới đến viện điều trị.

Trường Đại học Y Dược ký thỏa thuận hợp tác với Bệnh viện Mắt Trung ương
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Trường ĐH Y Dược vừa ký kết thỏa thuận hợp tác với Bệnh viện mắt Trung ương. Đây là sự kiện đánh dấu bước tiến quan trọng trong mối quan hệ hợp tác giữa hai đơn vị.

4 giai đoạn diễn biến của sởi cần biết để tránh bệnh trở nặng
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Dịch sởi liên tục có những diễn biến phức tạp cùng với sự gia tăng số ca bệnh trên cả nước. Bộ Y tế đã có công văn hỏa tốc, chỉ đạo khẩn tới các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và ban hành tài liệu chuyên môn hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh sởi.

Xuất hiện virus lạ gây triệu chứng ho ra máu ở Nga
Y tế - 1 ngày trướcTheo phóng viên TTXVN tại Moskva, một loại virus chưa rõ nguồn gốc đã xuất hiện ở Nga, với các triệu chứng bao gồm ho ra máu và sốt cao, trong khi xét nghiệm COVID-19 và cúm đều cho kết quả âm tính.

Bộ Y tế hoả tốc yêu cầu tăng cường phân luồng, kiểm soát lây nhiễm sởi trong cơ sở khám, chữa bệnh
Y tế - 2 ngày trướcBộ Y tế đề nghị các địa phương chuẩn bị thuốc, vật tư, thiết bị y tế để thực hiện công tác khám, chữa bệnh sởi, kiểm soát nhiễm khuẩn; Phân luồng và bố trí khu khám riêng trong khoa khám bệnh cho người nghi mắc sởi và người bệnh sởi...

Phát động chiến dịch truyền thông toàn quốc nâng cao nhận thức, phòng ngừa ung thư do HPV
Y tế - 3 ngày trướcGĐXH – Chiến dịch truyền thông toàn quốc ‘Vì một Việt Nam không gánh nặng bởi HPV’ đã được Bộ Y tế phát động vào sáng ngày 29/3. HPV là một loại vi rút có thể gây ra các bệnh lý nguy hiểm bao gồm ung thư cổ tử cung, ung thư hậu môn, ung thư âm hộ, ung thư âm đạo…

Triển lãm công nghệ AI: "Vì một Việt Nam không gánh nặng bệnh tật bởi HPV"
Y tế - 3 ngày trướcGĐXH - Sáng ngày 29/3, tại phố đi bộ Hồ Hoàn Kiếm - Hà Nội đã diễn ra lễ phát động chiến dịch truyền thông toàn quốc "Vì một Việt Nam không gánh nặng bởi HPV" thu hút hàng chục nghìn người tham dự.

Liên tiếp 6 du khách nhập viện cấp cứu khi đi du lịch, 1 người hôn mê sâu do ngộ độc rượu methanol
Y tếGĐXH - Cả 6 người sau khi uống cùng 1 loại rượu trái cây đều có biểu hiện đau bụng, nôn ói thậm chí lơ mơ…