Hà Nội
23°C / 22-25°C

Ngộ độc vì… uống nước

Thứ năm, 09:38 31/05/2012 | Sống khỏe

Uống thế nào để phù hợp với cơ thể và tránh được những hậu quả đáng tiếc… không ngờ?

 
 
Trời nắng nóng, cơ thể ra mồ hôi, con người thường uống nước nhiều hơn để bù lại lượng nước mất đi.  Chị Huyền, phố Hàng Bạc, Hà Nội đưa cậu con trai 3 tuổi đến Bệnh viện Nhi Trung ương để khám vì thấy mùa hè nóng nực mà con mình chỉ uống khoảng 1 lít nước/ngày, thậm chí có ngày uống ít hơn nên chị băn khoăn không biết con có bệnh gì không, tuy bé vẫn ăn, ngủ, chơi bình thường.

BS Cấn Phú Nhuận – Trưởng khoa Khám bệnh, Bệnh viện Nhi Trung ương tư vấn: Không có một ngưỡng nước cần uống nào cho tất cả mọi người. Trẻ em cũng vậy. Cùng trong điều kiện thời tiết nắng nóng, nhưng khi trẻ ngồi trong phòng điều hòa hay chơi ở ngoài trời; trẻ chỉ vận động nhẹ hay chạy nhảy nhiều, nhu cầu nước sẽ khác nhau.

Có người uống ra được mồ hôi, lại có người không thải ra qua con đường này nhiều. Vì thế, để trẻ uống theo nhu cầu, lúc trẻ khát là tốt nhất. Khi đã vào cơ thể, nước được lọc để tống ra ngoài theo tuần hoàn cơ thể.
 
Nếu lượng nước uống vào quá tải so với nhu cầu sẽ dẫn đến hiện tượng cơ thể không dung nạp được; nước không thải ra kịp sẽ ứ lại trong các tế bào, gây phù mạch, phù tế bào. Lúc đó, trẻ sẽ có biểu hiện chậm chạp, buồn nôn, đau đầu.

Để trẻ không mắc bệnh do bị ép uống quá nhiều nước, cha mẹ chỉ cần cho con uống mỗi khi con khát là đủ. Chỉ có 2 trường hợp, dù trẻ không muốn cũng cần ép trẻ uống, đó là khi trẻ tiêu chảy và sốt, nhưng là uống nước bù điện giải Orezon.

Ngộ độc vì… uống nước

Với trẻ em đã vậy, việc uống nước với người lớn cũng cần phải thận trọng. BS Nhuận cũng cho biết, ông đã khám cho một phụ nữ bị nôn ọe không rõ nguyên nhân.

Sau một hồi tìm hiểu, bác sĩ mới tìm ra nguyên nhân là do chị tìm mọi cách để uống đủ 2 lít nước mỗi ngày trong nhiều tháng nay vì nghe nói nước sẽ thải độc, làm căng mịn và đẹp da. Nhiều lúc không khát nhưng chị vẫn cố uống một vài ngụm để cho đủ 2 lít.

Theo lời bác sĩ khuyên, chị ngừng uống nước như chiếc máy và quả nhiên, các triệu chứng khó chịu cũng hết theo.

BS Nhuận giải thích: Đưa ra mức 2 lít nước/ngày là để áng chừng, chứ không quy định được với tất cả mọi người. Khi ít hoạt động, trời lạnh có thể uống ít hơn và trời nóng cơ thể đòi hỏi thì con người phải uống nhiều hơn.
 
Theo YH
hoaianh
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Người bệnh 'vô danh' bị chấn thương sọ não nặng may mắn được cứu sống

Người bệnh 'vô danh' bị chấn thương sọ não nặng may mắn được cứu sống

Bệnh thường gặp - 3 giờ trước

GĐXH - Mặc dù nhập viện không có người thân hoặc giấy tờ tùy thân, nhưng các bác sĩ vẫn tiến hành điều trị và phẫu thuật để bảo vệ sự sống của người bệnh.

40 tuổi nhưng sáng nào ngủ dậy cũng đau lưng, tôi giật mình khi bác sĩ nói "mắc bệnh của người già"

40 tuổi nhưng sáng nào ngủ dậy cũng đau lưng, tôi giật mình khi bác sĩ nói "mắc bệnh của người già"

Sống khỏe - 4 giờ trước

Tôi chưa từng nghĩ mình sẽ nghe cụm từ ấy lúc này – khi bản thân vẫn còn cảm thấy trẻ trung, khỏe mạnh và đầy năng lượng

8 vitamin và thực phẩm bổ sung thiết yếu với phụ nữ

8 vitamin và thực phẩm bổ sung thiết yếu với phụ nữ

Sống khỏe - 5 giờ trước

Vitamin rất quan trọng trong việc hỗ trợ sức khỏe của phụ nữ ở mọi giai đoạn, giúp hỗ trợ chức năng miễn dịch tối ưu và sức khỏe xương, da và sinh sản. Bất kể ở độ tuổi nào, cơ thể nữ giới đều có nhu cầu dinh dưỡng riêng biệt thay đổi theo thời gian.

9 loại rau có 'dư lượng thuốc trừ sâu cực kỳ thấp', ra chợ cứ yên tâm mà mua

9 loại rau có 'dư lượng thuốc trừ sâu cực kỳ thấp', ra chợ cứ yên tâm mà mua

Sống khỏe - 17 giờ trước

Không ai muốn tiêu thụ thuốc trừ sâu có hại cho cơ thể trong khi thưởng thức những loại rau yêu thích. Với 9 loại rau này thì bạn có thể yên tâm.

Bộ Y tế yêu cầu tăng cường kiểm tra, giám sát kê đơn thuốc, sữa, TPCN

Bộ Y tế yêu cầu tăng cường kiểm tra, giám sát kê đơn thuốc, sữa, TPCN

Y tế - 19 giờ trước

Ngày 20/4, Bộ Y tế ban hành văn bản yêu cầu các bệnh viện trực thuộc Bộ, Sở Y tế các tỉnh, thanhf phố trực thuộc Trung ương tăng cường kiểm tra, giám sát thực hiện quy định về kê đơn thuốc, sữa, TPCN trong khám, chữa bệnh.

Loại quả quen thuộc trong bữa ăn của người Việt nhưng lại ẩn chứa nguy cơ gây sỏi thận

Loại quả quen thuộc trong bữa ăn của người Việt nhưng lại ẩn chứa nguy cơ gây sỏi thận

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

Một loại quả rất phổ biến, gần gũi với mọi gia đình Việt lại đang ẩn chứa mối lo ngại về sức khỏe, đặc biệt là nguy cơ hình thành sỏi thận.

Người phụ nữ 47 tuổi ở Bắc Ninh phải nhập viện phẫu thuật cắt tử cung từ dấu hiệu nhiều chị em Việt mắc phải

Người phụ nữ 47 tuổi ở Bắc Ninh phải nhập viện phẫu thuật cắt tử cung từ dấu hiệu nhiều chị em Việt mắc phải

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Thường xuyên đau tức vùng hạ vị, đau nhiều trong kỳ kinh nguyệt, người phụ nữ ở Bắc Ninh đi khám phát hiện bị lạc nội mạc tử cung, đa u xơ tử cung và polyp cổ tử cung.

Người bệnh tiểu đường đo đường huyết, chỉ số đường đường huyết cao bao nhiêu là nguy hiểm?

Người bệnh tiểu đường đo đường huyết, chỉ số đường đường huyết cao bao nhiêu là nguy hiểm?

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Đường huyết đo ở thời điểm bất kỳ trong ngày sẽ nguy hiểm khi > 200 mg/dL đối với cả bệnh nhân mắc và không mắc bệnh tiểu đường.

10 người ăn bơ thì 9 người vứt bỏ thứ này mà không hay là 'báu vật' dưỡng tim, làm đẹp, tốt cho tiêu hóa

10 người ăn bơ thì 9 người vứt bỏ thứ này mà không hay là 'báu vật' dưỡng tim, làm đẹp, tốt cho tiêu hóa

Sống khỏe - 1 ngày trước

Nhiều người sẽ phải “tiếc hùi hụi” khi nhận ra từ trước tới giờ toàn vứt bỏ phần này trong quả bơ trong khi nó cực kỳ hữu ích.

5 vật dụng thiết yếu hàng ngày có vẻ bền này thực chất có 'hạn sử dụng' ngắn, cần thay sớm kẻo thành 'ổ vi khuẩn'

5 vật dụng thiết yếu hàng ngày có vẻ bền này thực chất có 'hạn sử dụng' ngắn, cần thay sớm kẻo thành 'ổ vi khuẩn'

Sống khỏe - 1 ngày trước

Nhiều người có xu hướng chỉ chú ý đến ngày hết hạn in trên sản phẩm. Tuy nhiên, thời hạn sử dụng của một số vật dụng sẽ giảm đi rất nhiều sau khi chúng ta bắt đầu sử dụng.

Top