Hà Nội
23°C / 22-25°C

Ngồi máy tính quá lâu gây ra cơn đau đầu ở bạn như thế nào?

Thứ sáu, 08:00 20/02/2015 | Sống khỏe

GiadinhNet - Ngày nay, nếu một nhân viên văn phòng than phiền về những cơn đau đầu không rõ nguyên nhân thì họ sẽ dễ dàng tìm thấy sự đồng cảm. Thống kê cho thấy hàng triệu người bị đau đầu ít nhất một lần trong khi làm việc với máy tính. Để giải đáp những thắc mắc, chúng ta sẽ tìm hiểu nguyên nhân gây ra triệu chứng đau đầu và cách để giảm tải cơn đau đầu khi làm việc trước máy tính.

Mỏi mắt

Mỏi mắt là một trong những nguyên nhân gây đau đầu phổ biến nhất ở người dùng máy tính thường xuyên. Và nguyên nhân của mỏi mắt là:

Sự tập trung cao của mắt

Bạn có thể nghĩ rằng việc nhìn vào màn hình máy tính là một hoạt động đơn giản của mắt nhưng hoàn toàn không phải vậy. Khoảng cách giữa mặt trước của màn hình và đôi mắt của chúng ta được gọi là khoảng cách làm việc. Tuy nhiên đôi mắt của chúng ta lại thực sự muốn thư giãn ở một điểm cách xa khỏi màn hình.

Để xem những gì hiển thị trên màn hình, bộ não chỉ đạo các cơ mắt của chúng ta liên tục điều chỉnh sự tập trung qua lại giữa điểm nghỉ ngơi và màn hình. Điều này có thể dẫn đến mỏi mắt, nhức mắt và cuối cùng có thể gây ra đau đầu.

Có một vài điều chúng ta có thể làm để giúp giảm đau đầu gây ra bởi mỏi mắt:

Nếu bạn làm việc trong hơn 45 phút liên tục, hãy đứng dậy và nghỉ ngơi 10-15 phút. Sử dụng thời gian đó để làm các hoạt động không liên quan đến máy tính như như đi bộ, nhìn ra ngoài cửa sổ hay nhìn xuống một hành lang dài.

Nếu bạn cần theo dõi một văn bản giấy trong khi làm việc tại máy tính, đừng đặt văn bản ngay cạnh bàn phím của bạn. Hãy đặt chúng lên bên cạnh màn hình để đôi mắt có ít vị trí phải điều chỉnh hơn, giúp giảm nguy cơ mỏi mắt.

Ánh sáng

Không phải tất cả triệu chứng đau đầu do mỏi mắt đến từ việc nhìn chằm chằm vào màn hình máy tính. Đau đầu do mỏi mắt cũng có thể là vì làm việc trong một môi trường quá sáng. Ánh sáng quá nhiều trong không gian văn phòng bao gồm các cửa sổ đầy nắng, ánh đèn huỳnh quang và đèn bàn. Ngoài ra, bạn còn phải tiếp xúc với ánh sáng chói từ máy tính của bạn và cả những máy tính khác trong phòng. Môi trường làm việc có độ sáng quá mức là tác nhân gây nên một số loại đau đầu bao gồm cả chứng đau nửa đầu.

Giảm độ chiếu sáng có thể giảm nguy cơ bị đau đầu. Nếu yêu cầu công việc hoặc nội quy văn phòng không cho phép bạn dễ dàng điều chỉnh ánh sáng trong phòng hoặc nơi bạn ngồi, hãy thử điều chỉnh các thiết lập độ sáng và độ tương phản trên máy tính của mình.

Các hình ảnh đa dạng trên máy tính

Không có bằng chứng mạnh mẽ chứng minh rằng những hình ảnh thực trên máy tính kích thích cơn đau đầu. Tuy nhiên một số hình khối trên màn hình (ví dụ: đèn sáng trên nền tối, hình nhấp nháy, hoặc các đường kẻ loằng ngoằng) có thể gây đau đầu ở một số ít người gặp vấn đề về thần kinh. Vì vậy, nếu bạn cảm thấy rằng các hình ảnh, hình khối trên máy tính dường như gây đau đầu, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ ngay lập tức.

Tư thế

Khi bị đau đầu, hãy để ý xem liệu bạn có thấy mình có xu hướng gập người hay cúi đầu vào màn hình máy tính khi làm việc? Nếu đúng, tư thế xấu của bạn có thể là nguyên nhân gây ra chứng đau đầu.

Một số cách để duy trì tư thế ngồi thích hợp:

- Kiểm tra vị trí vai của bạn khi gõ bàn phím và cố gắng thư giãn.

- Điều chỉnh góc màn hình và chiều cao để bạn không phải là quá rướn cổ lên để nhìn.

- Để bàn phím và thiết bị làm việc của bạn ở một khoảng cách thoải mái.

- Khi ngồi máy tính cần ngồi thẳng, lưng tựa vào thành ghế tựa nhẹ, không ngả cả người ra thành ghế

Hội chứng CVS (Computer Vision Syndrome)

Trong nhiều trường hợp, những người dành hàng giờ mỗi ngày làm việc với máy tính không chỉ than phiền về đau đầu do mỏi mắt, cũng như mờ mắt, khô mắt, đau vai hay đau cổ. Một sự kết hợp của những triệu chứng này có thể dẫn đến hội chứng Computer Vision Syndrome. (CVS).

CVS - viết tắt của "Computer Vision Syndrome" là hội chứng về thị giác do sử dụng máy vi tính (Theo AOA - Hiệp hội Thị lực Hoa Kỳ). CVS gây ảnh hưởng đến 75% người sử dụng máy vi tính và rất dễ gây nên những vấn đề cho mắt. Hội chứng này ảnh hưởng đến tất cả những ai làm việc trên máy vi tính nhiều giờ hoặc chỉ hai giờ mỗi ngày, bất kể đó là chuyên gia vi tính, nhân viên văn phòng hay học sinh, sinh viên...

Hội chứng CVS không chỉ ảnh hưởng về thể chất mà còn có một tác động đáng kể đến hiệu quả làm việc. Thử tưởng tượng, nếu bạn đau đầu liên tục trong khi làm việc với máy tính, bạn có nhiều khả năng cao mắc phải sai sót. Vì thế cần nghỉ ngơi thường xuyên hơn.

Phương pháp điều trị phổ biến nhất cho CVS là cắt kính theo chỉ định. Một chuyên viên đo mắt có thể cung cấp cho bạn các thấu kính điều chỉnh được tối ưu cho việc nhìn máy tính của bạn, thêm vào đó hỗ trợ giảm bớt nguy cơ đau đầu.

Thói quen sinh hoạt

Trước khi đổ lỗi hoàn toàn triệu chứng đau đầu của bạn cho hoạt động ngồi trước máy tính thường xuyên, hãy ghi nhớ rằng những thứ khác trong cuộc sống của bạn có thể là nguyên nhân gây ra cơn đau đầu.

Hãy tự hỏi mình:

Bạn có uống quá nhiều cafe hay trà trong khi làm việc với máy tính?

Chế độ ăn uống của bạn không ổn định khi bạn đang làm việc với máy tính?

Bạn có ít hoạt động và thời gian tách ra khỏi công việc của bạn?

Bất kỳ kích thích nào của môi trường cũng có thể là nguyên nhân gây đau đầu, hãy dành thời gian để đánh giá những gì đang xảy ra xung quanh bạn.

Một điều quan trọng là phải đánh giá đúng mọi triệu chứng khác đi kèm với cơn đau đầu của bạn như sốt, mệt mỏi hoặc bất kỳ sự đau nhức nào khác. Ngoài ra, chú ý đến những sự biến cố trong khoảng thời gian gần đó. Ví dụ, bạn có có một cơn đau hoặc chấn thương gần đây? Luôn luôn tham khảo ý kiến bác sĩ về triệu chứng đau đầu của bạn cho dù bạn làm việc với máy tính hay bất kỳ công việc nào khác.

Anh Quốc

Theo about.com

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
6 loại trái cây có hàm lượng magiê cao

6 loại trái cây có hàm lượng magiê cao

Sống khỏe - 5 giờ trước

Magiê rất cần thiết cho chức năng thần kinh, điều hòa huyết áp, kiểm soát lượng đường trong máu và duy trì sức khỏe xương… nhưng nhiều người không có đủ lượng magiê trong cơ thể làm ảnh hưởng tới các quá trình này.

Nam thanh niên 28 tuổi suy tim, không đi lại được do thói quen rất nhiều bạn trẻ hay gặp

Nam thanh niên 28 tuổi suy tim, không đi lại được do thói quen rất nhiều bạn trẻ hay gặp

Sống khỏe - 6 giờ trước

GĐXH - Bệnh nhân được đưa đến viện do tăng cân mất kiểm soát, khó thở, phù to hai chân. Được biết, bệnh nhân thường xuyên uống nước ngọt, trà sữa, có tiền sử béo phì, gout mạn tính.

NSƯT Chí Trung tiết lộ lý do sức khỏe, căn bệnh anh mắc nguy hiểm thế nào?

NSƯT Chí Trung tiết lộ lý do sức khỏe, căn bệnh anh mắc nguy hiểm thế nào?

Bệnh thường gặp - 11 giờ trước

GĐXH - Căn bệnh u mỡ mà NSƯT Chí Trung mắc phải là khá phổ biến, thường không gây ra những cảm giác đau đớn và nó có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể.

3 nhóm người nên hạn chế ăn khoai lang

3 nhóm người nên hạn chế ăn khoai lang

Bệnh thường gặp - 13 giờ trước

Có phải mọi người đều có thể ăn khoai lang một cách an toàn và ngon miệng? Thực tế không hoàn toàn như vậy, dù khoai lang là thực phẩm bổ dưỡng nhưng vẫn có một số người nên hạn chế.

Hé lộ về loại rượu khiến 6 du khách phải cấp cứu, người trẻ nhất tử vong

Hé lộ về loại rượu khiến 6 du khách phải cấp cứu, người trẻ nhất tử vong

Sống khỏe - 14 giờ trước

Liên quan đến vụ 6 du khách bị ngộ độc rượu, trong đó có nam thanh niên tử vong, qua xác minh ban đầu, các ngành chức năng xác định đây là rượu sơ ri, có nguồn gốc từ tỉnh Tiền Giang.

Lần đầu tiên tại Việt Nam, bệnh nhân u phì đại tiền liệt tuyến được phẫu thuật bằng liệu pháp không đau

Lần đầu tiên tại Việt Nam, bệnh nhân u phì đại tiền liệt tuyến được phẫu thuật bằng liệu pháp không đau

Y tế - 15 giờ trước

GĐXH - Lần đầu tiên tại Việt Nam các bác sĩ khoa Phẫu thuật tiết niệu và nam học, Bệnh viện E phẫu thuật thành công cho người bệnh mắc u phì đại tiền liệt tuyến (khoảng 40g) bằng liệu pháp vi nhiệt tạo hơi nước (Rezum).

Đo đường huyết ở người bệnh tiểu đường, đường huyết cao bao nhiêu là nguy hiểm?

Đo đường huyết ở người bệnh tiểu đường, đường huyết cao bao nhiêu là nguy hiểm?

Bệnh thường gặp - 15 giờ trước

GĐXH - Đo đường huyết ở thời điểm bất kỳ trong ngày sẽ nguy hiểm khi đường huyết > 200 mg/dL đối với cả bệnh nhân mắc và không mắc bệnh tiểu đường.

10 lưu ý về chế độ dinh dưỡng cho bệnh sởi

10 lưu ý về chế độ dinh dưỡng cho bệnh sởi

Sống khỏe - 18 giờ trước

Người mắc bệnh sởi cần một chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng để tăng cường hệ miễn dịch và nhanh chóng phục hồi.

Người đàn ông đột tử sau trận đấu tennis

Người đàn ông đột tử sau trận đấu tennis

Sống khỏe - 1 ngày trước

Ngày 1/4, Bệnh viện E đã tiếp nhận một bệnh nhân nam 41 tuổi do xe cấp cứu 115 đưa đến trong tình trạng nguy kịch, ngừng tuần hoàn sau khi chơi tennis.

Ra mắt mô hình điểm 'An toàn trên không gian mạng, vững vàng trong chuyển đổi số' tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An

Ra mắt mô hình điểm 'An toàn trên không gian mạng, vững vàng trong chuyển đổi số' tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An

Sống khỏe - 1 ngày trước

Mô hình ra đời nhằm xây dựng Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An trở thành điểm sáng trong công cuộc chuyển đổi số, đảm bảo an toàn, an ninh mạng và bảo vệ dữ liệu cá nhân.

Top