Hà Nội
23°C / 22-25°C

Ngũ cốc rất tốt cho cơ thể nhưng có 3 cách ăn sai có thể gây hại sức khỏe mà nhiều người mắc phải

Thứ năm, 15:37 08/07/2021 | Sống khỏe

Nếu mắc phải 3 cách tiêu thụ ngũ cốc này thì dù bạn cố gắng ăn nhiều đến mấy, cơ thể vẫn không khỏe mạnh lên được.

Ngũ cốc thô được chia thành 3 loại:

- Các loại hạt: ngô, kê, gạo lứt (đỏ, đen, tím), lúa mạch, yến mạch, kiều mạch và lúa mì.

- Các loại đậu: đậu nành, đậu xanh, đậu đỏ, đậu đen, đậu Hà Lan, đậu lăng...

- Các loại củ: khoai lang, khoai mỡ, khoai tây, khoai môn, củ sen…

Ngũ cốc rất tốt cho cơ thể nhưng có 3 cách ăn sai có thể gây hại sức khỏe mà nhiều người mắc phải - Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Ưu điểm dinh dưỡng của ngũ cốc thô là rất giàu tinh bột (polysaccharid dễ tiêu hóa) nên có thể dùng làm lương thực chính để cung cấp năng lượng cho cơ thể con người. Các loại đậu giàu protein, là nguồn protein chất lượng cao cho cơ thể con người. So với ngũ cốc tinh chế, nó giàu vitamin B hơn và cũng giàu chất xơ hơn.

Thường xuyên ăn ngũ cốc thô, cơ thể nhận được 4 lợi ích sau:

1. Cải thiện chức năng đường tiêu hóa: Ngũ cốc thô rất giàu chất xơ, có thể thúc đẩy nhu động ruột, giúp làm sạch đường ruột, cải thiện chức năng đường ruột và ngăn ngừa táo bón.

2. Góp phần ổn định lượng đường trong máu: Sau khi ngũ cốc thô đi vào dạ dày, cần một thời gian dài hơn để giải phóng đường, do đó làm chậm sự gia tăng lượng đường trong máu và giúp ổn định lượng đường trong máu sau bữa ăn.

Ngũ cốc rất tốt cho cơ thể nhưng có 3 cách ăn sai có thể gây hại sức khỏe mà nhiều người mắc phải - Ảnh 2.

Ảnh minh họa

3. Giúp kiểm soát cân nặng: Ngũ cốc nguyên hạt chứa tỷ lệ chất béo, đường, cholesterol và các chất khác thấp hơn nên giúp tăng cảm giác no và kiểm soát lượng đường tốt hơn.

4. Tốt cho răng: Các loại ngũ cốc thô cần nhai lâu hơn, ăn thường xuyên cũng có lợi để bảo vệ răng và thúc đẩy độ chắc của răng.

Ngũ cốc thô tốt nhưng ăn theo 3 cách sau sẽ gây hại cho sức khỏe

1. Chiên ngập dầu

Ngũ cốc rất tốt cho cơ thể nhưng có 3 cách ăn sai có thể gây hại sức khỏe mà nhiều người mắc phải - Ảnh 3.

Ảnh minh họa

Mặc dù ngũ cốc thô có nhiều ưu điểm về mặt dinh dưỡng nhưng hương vị của chúng tương đối kém hấp dẫn, vì vậy người ta thường sử dụng một số kỹ thuật nấu ăn để cải thiện mùi vị, phổ biến nhất là chiên hoặc rán. Chẳng hạn như bánh kếp ngũ cốc, khoai tây chiên, ngũ cốc chiên giòn (nổ bỏng), bánh rán ngũ cốc...

Bạn nên biết vitamin nhóm B phân bố chủ yếu ở vỏ hạt nên ngũ cốc nguyên hạt giàu vitamin nhóm B hơn ngũ cốc tinh chế, tuy nhiên loại vitamin này sợ nhiệt độ cao và ưa nước. Nó dễ bị phá hủy khi gặp nhiệt độ cao, khi gặp nước sẽ tan ra. Do đó, vitamin B của các loại ngũ cốc thô khi chiên gần như sẽ biến mất.

Ngoài ra, thức ăn chiên rán sẽ phá vỡ một số axit béo chuyển hóa, nhiều chất béo làm mất đi ưu điểm của ngũ cốc nguyên hạt mà còn làm tăng gánh nặng cho quá trình trao đổi chất của con người, do đó nên tránh ăn ngũ cốc chiên ngập dầu.

2. Thêm đường

Ngũ cốc rất tốt cho cơ thể nhưng có 3 cách ăn sai có thể gây hại sức khỏe mà nhiều người mắc phải - Ảnh 4.

Ảnh minh họa

Đường cũng là chất điều vị quan trọng nhất trong cuộc sống, được dùng phổ biến trong quá trình chế biến một số loại ngũ cốc thô như bánh ngô, bánh tẻ, bột đậu xanh, sữa đậu nành, đậu hũ non…

Bạn nên biết rằng ngũ cốc nguyên hạt rất tốt cho sức khỏe vì hàm lượng đường thấp, hấp thu chậm nên giúp ổn định lượng đường trong máu. Nếu cho thêm đường, ưu điểm này sẽ mất đi. Hơn nữa đường thêm vào dễ hấp thụ polysaccharid, dễ gây biến động đường huyết, cực kỳ bất lợi cho sức khỏe.

Vì vậy, bạn nên ăn ngũ cốc thô càng nhiều càng tốt, và bỏ ít chất điều vị như đường, dầu và muối.

3. Ăn ngũ cốc nguyên hạt mỗi ngày

Ngũ cốc rất tốt cho cơ thể nhưng có 3 cách ăn sai có thể gây hại sức khỏe mà nhiều người mắc phải - Ảnh 5.

Ảnh minh họa

Một số người cho rằng ăn ngũ cốc rất tốt nên họ ăn hàng ngày, thậm chí lấy ngũ cốc nguyên hạt làm lương thực chính hàng ngày.

Cần biết rằng những người có chức năng tiêu hóa kém như người cao tuổi, ăn quá nhiều ngũ cốc thô sẽ ảnh hưởng đến tiêu hóa và dễ dẫn đến suy dinh dưỡng, vì vậy ngũ cốc thô không thích hợp cho tiêu thụ thực phẩm thiết yếu hàng ngày.

Chế độ ăn của người cao tuổi nên dựa trên ngũ cốc tinh chế (gạo, mì) và bổ sung ngũ cốc thô, đối với người có đường tiêu hóa tốt hơn có thể ăn 3-5 lần ngũ cốc thô/tuần như một loại lương thực chính. Ngoài ra, trong quá trình ăn cần chú ý nhai và nuốt chậm để giảm bớt gánh nặng cho quá trình tiêu hóa thức ăn của dạ dày.

Theo Trí Thức Trẻ

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Giám đốc 37 tuổi ngừng tim đột ngột sau khi tập gym, đây là 3 nhóm người cần cảnh giác khi tập thể dục

Giám đốc 37 tuổi ngừng tim đột ngột sau khi tập gym, đây là 3 nhóm người cần cảnh giác khi tập thể dục

Bệnh thường gặp - 7 giờ trước

GĐXH - Người đàn ông 37 tuổi bị ngừng tim 7 phút sau khi tập gym. May mắn, sau 3 lần được các bác sĩ thực hiện sốc điện, tim của anh đã đập trở lại.

Bệnh viện E chính thức được công nhận hệ thống xét nghiệm đạt tiêu chuẩn quốc tế

Bệnh viện E chính thức được công nhận hệ thống xét nghiệm đạt tiêu chuẩn quốc tế

Y tế - 8 giờ trước

GĐXH - Sáng 10/10/2024, Bệnh viện E chính thức được công nhận là một trong số ít bệnh viện công lập đạt được Chứng chỉ công nhận hệ thống quản lý ISO 15189:2022.

Phục hồi chức năng bàn chân bẹt cho người trên 7 tuổi khó nhưng có thể thành công mà không cần phẫu thuật

Phục hồi chức năng bàn chân bẹt cho người trên 7 tuổi khó nhưng có thể thành công mà không cần phẫu thuật

Sống khỏe - 10 giờ trước

"3 - 7 tuổi là giai đoạn vàng để phục hồi chức năng bàn chân bẹt với mức độ thành công cao nhưng điều này không có nghĩa rằng, người trên 7 tuổi đã hết cơ hội" – Đó là chia sẻ của Ths. BS Vũ Thị Hằng, chuyên khoa Phục hồi chức năng tại Trung tâm Trị liệu và Phục hồi chức năng Myrehab Matsuoka.

Người đàn ông đột tử lúc nửa đêm vì nhồi máu cơ tim đã bỏ qua dấu hiệu cảnh báo này

Người đàn ông đột tử lúc nửa đêm vì nhồi máu cơ tim đã bỏ qua dấu hiệu cảnh báo này

Bệnh thường gặp - 11 giờ trước

GĐXH - Bác sĩ nghi ngờ cơn đau lưng của anh đó là triệu chứng ban đầu của bệnh nhồi máu cơ tim nhưng anh vẫn từ chối điều trị và không muốn kiểm tra thêm.

6 nguyên nhân gây sỏi thận nhiều người mắc phải

6 nguyên nhân gây sỏi thận nhiều người mắc phải

Sống khỏe - 12 giờ trước

Sỏi thận là bệnh đường tiết niệu thường gặp, có biểu hiện khá đa dạng, từ việc âm thầm gây thận ứ nước không triệu chứng đến tình trạng đau quặn bụng phải đi cấp cứu.

Chế độ ăn cho người chấn thương dây chằng chéo trước

Chế độ ăn cho người chấn thương dây chằng chéo trước

Bệnh thường gặp - 16 giờ trước

Bên cạnh chế độ nghỉ ngơi và tập luyện riêng biệt cho người bị chấn thương dây chằng chéo trước, chế độ dinh dưỡng sẽ giúp nhanh phục hồi.

Đau họng do đâu?

Đau họng do đâu?

Sống khỏe - 18 giờ trước

Đau họng là triệu chứng thường gặp, rất nhiều người chủ quan dẫn đến bệnh tái phát liên tục. Bên cạnh đó, tình trạng này còn có thể là dấu hiệu của những bệnh lý nghiêm trọng khác.

Bé 15 tuổi ở Hòa Bình đột ngột đau dữ dội, liệt tứ chi thừa nhận làm việc này trong lúc chơi game

Bé 15 tuổi ở Hòa Bình đột ngột đau dữ dội, liệt tứ chi thừa nhận làm việc này trong lúc chơi game

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Trước khi phát bệnh, người bệnh chơi game trên điện thoại liên tục trong thời gian khá lâu kèm nhiều động tác mạnh như lắc, giật mạnh cổ...

Ai dễ mắc nhồi máu cơ tim cấp?

Ai dễ mắc nhồi máu cơ tim cấp?

Sống khỏe - 1 ngày trước

Nhồi máu cơ tim cấp là một tình trạng cấp cứu nguy hiểm khi dòng máu đến tim bị giảm đột ngột và đòi hỏi được can thiệp y tế sớm nhất có thể.

Cô gái 21 tuổi phát hiện ung thư tuyến giáp từ dấu hiệu rất nhiều người bỏ qua

Cô gái 21 tuổi phát hiện ung thư tuyến giáp từ dấu hiệu rất nhiều người bỏ qua

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Một nữ sinh viên đã sốc nặng khi phát hiện ung thư tuyến giáp nhờ 1 bất thường trên cổ.

Top