Ngủ trưa đặc biệt tốt cho sức khỏe nhưng mắc phải những sai lầm này thì phản tác dụng
Sau một buổi sáng bận rộn, dành một chút thời gian để chợp mắt sau bữa ăn trưa thực sự là một điều tuyệt vời. Tuy nhiên, ngủ trưa sai cách lại có thể đưa đến những tác dụng ngược lại. Vậy ngủ trưa thế nào mới tốt cho sức khỏe của bạn?
Bạn có cảm thấy năng lượng của mình chùng xuống vào đầu đến giữa buổi chiều không? Có một lý do sinh học đằng sau sự sụt giảm đó. Cơ thể chúng ta được "thiết kế" để ngủ trong một thời gian dài suốt đêm và nghỉ ngơi ngắn vào giữa ngày - buổi trưa. Trong khoảng thời gian từ 1-3 giờ chiều, nhiệt độ cơ thể giảm xuống và mức melatonin tăng lên. Cả hai đều là tín hiệu cho giấc ngủ. Một giấc ngủ trưa ngắn có thể tăng cường sức khỏe tinh thần và thể chất của bạn.
Lợi ích của giấc ngủ trưa
- Tăng cường trí nhớ: Giấc ngủ ngắn có thể thúc đẩy quá trình củng cố trí nhớ (quá trình bộ não của chúng ta biến thông tin thành trí nhớ dài hạn). Các nhà tâm lý học tại Đại học Harvard, Mỹ đã thực hiện một cuộc nghiên cứu và kết luận: Giấc ngủ trưa có lợi trong việc tăng cường trí nhớ không kém giấc ngủ ban đêm.

- Giảm các bệnh tim mạch: Một nghiên cứu của Hy Lạp với 24.000 người tham gia đã phát hiện ra rằng ngủ trưa thường xuyên có thể giảm nguy cơ tử vong do bệnh tim đến 37%.
- "Nuôi dưỡng" gan thận: Y học Trung Quốc cho rằng giấc ngủ của con người đặc biệt quan trọng vào hai thời điểm: Trưa (11h-13h), giữa đêm (23h tối đến 1 giờ sáng). Thời gian quan trọng nhất của gan là ban đêm, trong khi buổi trưa là thời điểm quan trọng nhất của thận. Chỉ khi bạn ngủ đủ giấc vào 2 thời điểm này mới hy vọng gan thận luôn khỏe mạnh.
- Tăng cường khả năng miễn dịch: Natasha Fuksina , một bác sĩ nội khoa được hội đồng chứng nhận cho biết: "Thiếu ngủ làm tăng giải phóng các dấu hiệu chống viêm và gây suy giảm miễn dịch. Để đối phó với điều này, hãy có một giấc ngủ ngắn trong ngày, có thể vào buổi trưa, sẽ cải thiện hệ thống miễn dịch và chức năng tế bào". Giấc ngủ ngắn giúp giảm mức độ cytokine gây viêm và norepinephrine, một chất hóa học giúp kiểm soát khả năng miễn dịch.
Một giấc ngủ trưa tốt nhất nên kéo dài bao lâu?
Jeff Rodgers, một chuyên gia về giấc ngủ được chứng nhận của Hội đồng Y học Nha khoa và Giấc ngủ Hoa Kỳ cho biết: "Đối với hầu hết mọi người, giấc ngủ ngắn 20 đến 30 phút là điểm tuyệt vời để tăng cường sự tỉnh táo và tập trung".
Ông nói: "Thức dậy sau 30 phút chợp mắt đảm bảo bạn đang ở giai đoạn đầu của chu kỳ ngủ và sẽ không cảm thấy chệnh choạng khi thức dậy".
Alex Dimitriu, người sáng lập tổ chức Menlo Park Psychiatry & Sleep Medicine, cho biết, một giấc ngủ trưa dài cũng có thể ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của bạn vào ban đêm.

Dù ngủ trưa rất tốt nhưng bạn cần tránh một số sai lầm dưới đây vì hại nhiều hơn lợi.
1. Ngủ ngay sau khi ăn no
Nếu bạn đi ngủ ngay sau bữa ăn trưa, có thể gây ra chứng khó tiêu, trào ngược dạ dày và các bệnh khác về đường tiêu hóa... Thậm chí, đi ngủ ngay sau khi ăn trưa cũng có thể khiến lượng máu lên não không đủ (do lúc này dạ dày và ruột cần nhiều máu để thực hiện việc tiêu hóa thức ăn), dẫn đến chóng mặt và suy nhược sau khi thức dậy.
Tốt nhất nên nghỉ ngơi sau khi ăn trưa khoảng 15-30 phút. Nếu chóng mặt và nhức đầu thường xảy ra do ngủ quá sát thời gian ăn trưa, bạn có thể chuyển sang ngủ trước bữa trưa.

2. Ngủ trưa quá lâu
Hầu hết mọi người có thể chưa bao giờ nghe nói rằng một giấc ngủ buổi trưa có thể gây ra tử vong, nhưng điều này không phải không có nguy cơ. Một nghiên cứu mới của các nhà khoa học Trung Quốc do Hiệp hội Tim mạch Châu Âu công bố năm 2020 chỉ ra rằng đối với những người ngủ đủ giấc mỗi đêm, thời gian ngủ trưa ngắn không quá 1 tiếng mỗi ngày sẽ giúp tim khỏe mạnh, nhưng một giấc ngủ trưa vượt quá 1 tiếng có thể tăng nguy cơ tử vong lên 30%.
3. Ngủ gục ngay trên bàn
Đây là tư thế ngủ trưa nguy hiểm nhất. Không chỉ ảnh hưởng đến xương, gây khó khăn cho hô hấp, ngủ trưa với tư thế ngồi gục đầu trên bàn khiến nhịp tim dần chậm lại, gây thiếu máu não làm cho chức năng hệ thống thần kinh thực vật bị rối loạn tạm thời, dẫn tới chóng mặt, ù tai, chân bủn rủn, tê tay chân.
Theo thời gian, thói quen này gây tổn thương hệ thống tim mạch và mạch máu não, tương lai dẫn tới hình thành các bệnh tim mạch và bệnh về máu não mãn tính. Đặc biệt những người mắc bệnh tim mạch và mạch máu não không khỏe rất dễ bị nhồi máu não đột ngột.
Kiểu ngủ này còn ảnh hưởng đến mắt do có lực đè lên nhãn cầu, khiến mắt sưng, trục nhãn cầu dài ra, dễ làm tổn thương giác mạc và võng mạc, dẫn tới giác mạc biến dạng, độ cong thay đổi, làm tăng nhãn áp, gây vòng mắt xanh. Ngoài việc ảnh hưởng thị lực, gây cận thị độ nặng, tăng xác suất bị mắc vòng mắt xanh, rất có thể còn đẩy nhanh chứng loạn thị.

5 lợi ích sức khỏe hàng đầu của hạt chia
Sống khỏe - 2 giờ trướcHạt chia là một trong những loại thực phẩm bổ dưỡng được mệnh danh là 'siêu thực phẩm'. Chỉ với một lượng nhỏ hạt chia mỗi ngày, bạn đã nạp vào cơ thể một lượng đáng kể các dưỡng chất quan trọng.

Người bệnh suy thận và bệnh tiểu đường cần biết điều này! Nên và không nên ăn gì để kéo dài tuổi thọ?
Bệnh thường gặp - 4 giờ trướcGĐXH - Bệnh suy thận mạn và bệnh tiểu đường có nhiều biến chứng khó lường, nhưng có thể được quản lý hiệu quả nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng cách.

Ba mẹ con cùng mắc ung thư
Y tế - 4 giờ trướcBa mẹ con cùng phát hiện mắc ung thư tuyến giáp do yếu tố di truyền, sau một lần khám sức khỏe định kỳ.

Cách uống cà phê có thể làm giảm nguy cơ tử vong
Sống khỏe - 5 giờ trướcCà phê không chỉ giúp tỉnh táo vào buổi sáng mà thức uống đắng này còn có tác dụng giảm nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường type 2, bệnh tim và tử vong. Tuy nhiên cần có cách uống đúng.

Bất ngờ 'thủ phạm' khiến người phụ nữ 40 tuổi bị rong kinh suốt 20 ngày
Mẹ và bé - 18 giờ trướcGĐXH - Người phụ nữ 40 tuổi đi khám vì bị rong kinh, kết quả giải phẫu bệnh cho thấy quá sản nội mạc tử cung điển hình. Cần phải điều trị bằng thuốc nội tiết, kháng sinh và tư vấn đặt dụng cụ tử cung chứa thuốc nội tiết.

Người phụ nữ 61 tuổi suy gan nặng, nguy cơ tử vong cao do chủ quan với dấu hiệu này
Y tế - 23 giờ trướcGĐXH - Tại bệnh viện, bệnh nhân được chẩn đoán xơ gan mất bù, viêm gan B mạn tính, suy gan rất nặng, nguy cơ tử vong cao nếu không được ghép gan kịp thời.

Người đàn ông 33 tuổi ở Phú Thọ đi khám vì đau đầu âm ỉ, bác sĩ làm ngay điều này để ngăn ngừa đột quỵ
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Đặt stent chuyển dòng là phương pháp tối ưu được bác sĩ áp dụng để điều trị các túi phình khó, chưa vỡ, được xem là “chìa khóa” ngăn ngừa đột quỵ.

Người phụ nữ suýt tử vong vì mỡ máu cao gấp 37 lần
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcNhập viện trong tình trạng đau bụng dữ dội, người phụ nữ 37 tuổi được chẩn đoán viêm tụy cấp do mỡ máu tăng vọt.

Loại quả rẻ tiền, giàu dinh dưỡng, người bệnh suy thận ăn theo cách này để kéo dài tuổi thọ
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Người bệnh suy thận ăn được trứng. Tuy nhiên, chỉ nên dùng tối đa 3-4 quả trứng/ tuần bởi thực phẩm này khá giàu cholesterol...

Nam thanh niên 30 tuổi tiên lượng nặng sau khi ăn tiết canh và những điều nhất định nên biết về món ăn 'khoái khẩu' này
Sống khỏe - 1 ngày trướcGĐXH - Sau 3 ngày ăn tiết canh, bệnh nhân được đưa đến viện trong tình trạng rất nặng, nhiễm khuẩn huyết và suy đa cơ quan. Tiên lượng hiện tại rất dè dặt.

Người phụ nữ 61 tuổi suy gan nặng, nguy cơ tử vong cao do chủ quan với dấu hiệu này
Y tếGĐXH - Tại bệnh viện, bệnh nhân được chẩn đoán xơ gan mất bù, viêm gan B mạn tính, suy gan rất nặng, nguy cơ tử vong cao nếu không được ghép gan kịp thời.