Ngực to bất thường, cô gái 22 tuổi ở Hà Nội đi khám vì lo sợ mắc ung thư vú
GĐXH - Vú có dấu hiệu bất thường, thiếu cân đối quá mức giữa hai bên rất có thể do sự xuất hiện của khối u đang âm thầm phát triển trong tuyến vú.
Hoang mang tưởng ung thư khi một bên vú phát triển to quá mức
Vừa qua, Phòng khám Đa khoa Medlatec Cầu Giấy cho biết đã tiếp nhận nữ bệnh nhân P.T.T.M (22 tuổi, ở Hà Nội) đến khám do nhận thấy hai bên ngực phát triển không đều.
Chị M. cho biết, từ khi bắt đầu dậy thì đã thấy hai bên vú phát triển không tương xứng về kích thước. Trong 6 tháng gần đây, vú trái phát triển nhanh, to quá mức so với vú phải. Sự thay đổi bất thường này khiến gia đình vô cùng lo lắng, nghi ngờ có thể là dấu hiệu của ung thư.
Tại phòng khám, sau khi thăm khám lâm sàng, bệnh nhân được bác sĩ chỉ định thực hiện một số xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh chuyên sâu nhằm tìm ra chính xác nguyên nhân của hiện tượng bất thường.

Hình ảnh MRI cho thấy vú trái phát triển kích cỡ to bất thường so với vú phải
Kết quả xét nghiệm cho thấy chỉ số hormone Prolactin (một loại hormone liên quan tới tuyến vú) tăng cao. Chụp X-quang vú phát hiện phì đại, tăng đậm độ lan toả tuyến vú trái. Quá trình siêu âm vú, bác sĩ nhận thấy hình ảnh tăng âm, tăng kích thước tuyến vú trái. Chụp MRI tuyến vú thấy khối u lớn nhu mô vú trái, không xân lấn thành ngực, kích thước 124 x 87 x 64 mm.
Nhận thấy bất thường, bác sĩ tiếp tục chỉ định bệnh nhân sinh thiết vú trái làm xét nghiệm mô bệnh học và thực hiện các chỉ định hóa mô miễn dịch như ER, PR, CD31, CD34 để khẳng định chẩn đoán.
Dựa vào các kết quả lâm sàng và cận lâm sàng đã thực hiện, nữ bệnh nhân được chẩn đoán xác định nguyên nhân gây bất thường kích thước hai bên vú do u tăng sản mô đệm giả mạch vú trái gây ra. Bên cạnh đó, tình trạng tăng Prolactin máu cũng cần được điều trị kịp thời.
Hiện tại, bệnh nhân đã được phẫu thuật bóc u vú trái và tạo hình vú, đặt túi ngực hai bên. Kết quả xét nghiệm mô bệnh học từ bệnh phẩm sau phẫu thuật phù hợp với chẩn đoán ban đầu.
Tăng sản mô đệm giả mạch là gì?
Theo ThS.BS Nguyễn Thị Hiền - Trưởng Chuyên khoa Sản, Hệ thống Y tế MEDLATEC, tăng sản mô đệm giả mạch (PASH) là tình trạng tăng sinh lành tính vùng mô đệm của vú.
Tăng sản mô đệm giả mạch được chẩn đoán xác định qua mô bệnh học kết hợp nhuộm hóa mô miễn dịch. Trên tiêu bản mô học, PASH đặc trưng bởi sự tăng sinh của mô đệm tuyến vú, hình thành các khe hở giả mạch, được lót bởi những tế bào hình thoi - vốn có hình thái giống tế bào nội mô mạch máu nên được gọi là "giả mạch".

Tình trạng tăng sản mô đệm giả mạch thể hiện trên kết quả xét nghiệm mô bệnh học
Nguyên nhân gây ra tình trạng này hiện nay có nhiều giả thuyết. Nhiều nghiên cứu đã ghi nhận một số yếu tố nguy cơ liên quan đến sự thay đổi của tuyến vú như phụ nữ tiền mãn kinh/ mãn kinh, sử dụng hormone, nam giới vú to.
Thông thường, tình trạng tăng sản mô đệm giả mạch thường phát triển âm thầm, không gây đau. Người bệnh chỉ phát hiện khi thấy một, hoặc cả hai bên vú to bất thường hay thông qua sàng lọc định kỳ.
Bệnh lành tính nhưng không chủ quan
Tăng sản mô đệm giả mạch tuy là bệnh lý lành tính, nhưng nếu khối u phát triển to có thể để lại nhiều "phiền toái", gây mất thẩm mỹ khiến người bệnh tự ti, mặc cảm, bất tiện trong sinh hoạt, ảnh hưởng đến tâm lý và chất lượng cuộc sống.
Bác sĩ cho biết, nếu PASH không gây triệu chứng, hoặc không phát triển, có thể không cần điều trị. Tuy nhiên, bệnh nhân cần thăm khám để theo dõi định kỳ 6 tháng/ lần.
Đối với khối u có kích thước lớn hơn 2cm, hoặc phụ nữ có tiền sử gia đình mắc ung thư vú/ nghi ngờ mắc ung thư vú thường được chỉ định phẫu thuật cắt bỏ u. Sau phẫu thuật, theo các thống kê tỷ lệ tái phát ghi nhận 15 - 22% nên bệnh nhân vẫn cần theo dõi định kỳ 6 tháng/ lần.
Giải đáp thắc mắc của nhiều người dân xoay quanh tình trạng tăng sản mô đệm giả mạch có gây ra ung thư vú hay không, bác sĩ Hiền giải thích, PASH không làm tăng nguy cơ ung thư vú. Tuy nhiên, khối u phát triển nhanh có thể gây nhầm lẫn với ung thư vú, dẫn đến lo lắng không cần thiết nếu không được chẩn đoán đúng.
Bác sĩ khuyến cáo, nếu thấy xuất hiện các biểu hiện bất thường ở vú như một/ hai bên to bất thường, sờ thấy khối di động... người dân nên tới cơ sở y tế uy tín để được thăm khám, chẩn đoán và xử trí kịp thời.

Dấu hiệu đường huyết tăng cao vào ban đêm, người bệnh tiểu đường có dấu hiệu này cần cảnh giác
Bệnh thường gặp - 1 giờ trướcGĐXH - Người bệnh tiểu đường nên nắm rõ dấu hiệu tăng đường huyết vào ban đêm để có biện pháp kịp thời phòng tránh biến chứng.

Đi khám zona thần kinh, người phụ nữ ở Phú Thọ bất ngờ phát hiện khối u tim khổng lồ
Bệnh thường gặp - 2 giờ trướcGĐXH - Bị zona thần kinh vùng thành ngực và đau nhiều ở khu vực bị zona, người bệnh đi khám thì phát hiện khối u nhầy khổng lồ, nguy cơ gây biến chứng nguy hiểm đến tính mạng.

Men gan thấp nguy hiểm không? Người có dấu hiệu này cần cảnh giác
Bệnh thường gặp - 3 giờ trướcGĐXH - Bác sĩ cho biết men gan cao hay men gan thấp đều có thể cảnh báo bệnh gan tiến triển nặng và chức năng gan suy giảm.

Bé 14 tuổi ở Phú Thọ đang khỏe mạnh, bất ngờ bị liệt 2 chân từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua
Bệnh thường gặp - 10 giờ trướcGĐXH - Trước khi vào viện 3 ngày vì mắc bệnh viêm tủy ngang hiếm gặp, bé 14 tuổi bất ngờ xuất hiện cảm giác tê bì ở chân, tình trạng này nhanh chóng lan rộng khiến em không thể cử động...

4 dấu hiệu khi đi bộ báo động cơ thể bạn có cục máu đông
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Nếu thấy một trong 4 dấu hiệu này khi đang đi bộ, bạn cần chú ý để kiểm tra sức khỏe, không được chủ quan.

4 thói quen buổi sáng tốt cho đường huyết, người bệnh tiểu đường nên làm để ngừa biến chứng
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Uống nước ấm, ăn một bữa sáng giàu protein và chất xơ, giảm căng thẳng sau khi thức dậy... có thể giúp ổn định lượng đường huyết ở người bệnh tiểu đường.

Đã có người lớn tử vong do sởi, Bộ Y tế đưa ra 5 khuyến cáo cho nhóm nguy cơ cao
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Để tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh sởi nhằm hạn chế các trường hợp nặng tử vong, Bộ Y tế đã đưa ra khuyến cáo phòng, chống bệnh sởi với nhóm có nguy cơ cao diễn biến nặng liên quan đến sởi.

Người bệnh tiểu đường cần biết điều này để ổn định đường huyết và 'sống chung' với bệnh
Bệnh thường gặp - 2 ngày trướcGĐXH - Người bệnh tiêu đường cần điều chỉnh chế độ ăn uống, hoạt động thể chất và theo dõi tình trạng bệnh thường xuyên... Đây là những điều cần thiết, bất kể bạn mắc bệnh tiểu đường loại nào.

Người đàn ông 60 tuổi ở Phú Thọ thoát di chứng đột quỵ sau 3 tháng kiêng trì làm việc này
Bệnh thường gặp - 2 ngày trướcGĐXH - Sau 3 tháng kiên trì tập luyện phục hồi chức năng theo đúng phác đồ điều trị, người đàn ông bị đột quỵ đã hồi phục toàn thân, đã bắt đầu tập đi và độc lập trong sinh hoạt hàng ngày.

Đo đường huyết, đường huyết cao bao nhiêu là mắc bệnh tiểu đường?
Bệnh thường gặp - 3 ngày trướcGĐXH - Để xác định bạn có bị tiểu đường hay không, bác sĩ sẽ dựa trên các chỉ số xét nghiệm về đường huyết cùng với những dấu hiệu cảnh báo bệnh.

Người bệnh tiểu đường cần biết điều này để ổn định đường huyết và 'sống chung' với bệnh
Bệnh thường gặpGĐXH - Người bệnh tiêu đường cần điều chỉnh chế độ ăn uống, hoạt động thể chất và theo dõi tình trạng bệnh thường xuyên... Đây là những điều cần thiết, bất kể bạn mắc bệnh tiểu đường loại nào.