Người bệnh đái tháo đường, tăng huyết áp chuẩn bị thế nào để ăn Tết an toàn giữa dịch COVID-19?
Người mắc đái tháo đường, tăng huyết áp đa số lớn tuổi, thuộc vào nhóm nguy cơ cao đối với bệnh COVID-19, do vậy lại càng cần thận trọng trong khi ăn Tết để được an toàn
Ngay khi không có dịch, những người mắc bệnh tăng huyết áp, đái tháo đường thường phải có kế hoạch giữ sức khỏe riêng trong các kỳ nghỉ lễ Tết, có như vậy mới vừa hưởng một cái Tết vui vẻ vừa giữ được sức khỏe. Riêng năm nay, chúng ta đón Tết Nhâm Dần trong bối cảnh thích ứng an toàn với dịch, rõ ràng càng chuẩn bị kế hoạch kỹ lưỡng và khắt khe hơn so với các Tết trước, vì những người mắc hai bệnh vừa nêu đa số trên nền lớn tuổi thuộc vào nhóm nguy cơ cao đối với bệnh COVID-19.
1. Vui Tết an toàn trong dịch COVID: Lưu ý chung cho người bệnh tăng huyết áp, đái tháo đường
- Tiêm đủ liều vaccine phòng COVID-19
Bạn cần xem lại mình đã tiêm đủ liều vaccine chưa. Nếu chưa tiêm đủ mũi theo quy định, cần tranh thủ tiêm nếu đến hẹn, hiện nay các cơ quan y tế vẫn đang cố gắng phủ mũi tiêm tăng cường, tiêm nhắc lại ( mũi 3) xuyên tết. Nếu chưa đủ mũi tiêm, bạn nên cân nhắc việc đi lại, hạn chế tiếp xúc với nhiều người trong các ngày Tết.

Tiêm đủ liều vaccine là cách đảm bảo an toàn trong dịp Tết
- Luôn giữ khoảng cách an toàn khi thăm hỏi hay du xuân
Ngoại trừ những người sống chung trong ngôi nhà bạn, hay những người quen thân đã loại trừ nhiễm COVID qua xét nghiệm. Còn lại, bạn hãy tự luôn để ý xung quanh và giữ khoảng cách an toàn theo khuyến cáo với mọi người lúc thăm tết hay du xuân.
- Luôn đem theo khẩu trang bên mình và sử dụng lúc cần thiết
Khẩu trang vẫn là sự lựa chọn phòng dịch khả thi hiện nay. Bạn cần luôn chuẩn bị khẩu trang bên mình, bạn hãy sử dụng khẩu trang một cách đúng quy định nhất, thông minh nhất, tế nhị và hợp lý trong một tình huống cụ thể không làm mất không khí vui xuân, nhưng an toàn cho chính bạn.
- Rửa tay, súc mũi họng đúng lúc
Lúc đi lại các ngày Tết, khi có thể, bạn hãy tranh thủ khử khuẩn tay khi đã tiếp xúc vào các đồ vật hay sau khi không từ chối một cái bắt tay xã giao. Không sờ tay lên mắt, mũi, miệng giúp tránh phơi nhiễm virus cũng là một hành vi cần ghi nhớ. Bạn có thể đem theo một chai dịch khử khuẩn nhỏ bỏ vừa túi tiện khi cần dùng. Sau khi đi chơi tết, tạo thói quen súc rửa mũi họng ngay khi trở về nhà.
- Tự nín thở trong tình huống gặp người lạ bất ngờ khi du xuân
Khi đi du xuân…không thể tránh khỏi người khác đi ngược và gần lại bạn, hay xuất hiện bất ngờ gần bạn. Rõ ràng, với các tình huống vừa nêu, bạn không thể giữ kịp khoảng cách theo khuyến cáo, vậy cách tốt nhất là bạn tự nín thở 10-15 giây, di chuyển nhanh ra xa và giữ khoảng cách an toàn.
- Tự làm test nhanh kháng nguyên COVID khi cần thiết
Bạn không nên chủ quan về việc phơi nhiễm virus trong khi du xuân. Hãy sử dụng test nhanh kháng nguyên virus SARS-CoV-2 khi bạn thấy nghi ngờ hoặc được cảnh báo. Nếu không may dương tính, bạn tự cách ly không tiếp xúc với mọi người và trao đổi ngay với cơ quan chức năng để xử trí kịp thời.
- Cần nâng cao sức đề kháng cơ thể, vệ sinh nhà cửa thông thoáng trong các ngày Tết
Bao gồm ăn uống lành mạnh, tập thể dục mỗi ngày, hạn chế rượu bia, điều chỉnh cân nặng, ngủ đủ giấc, quản lý tốt căng thẳng…Bạn hãy lên lịch vệ sinh thông thoáng nhà cửa, vừa giúp loại trừ nơi ẩn náu của virus vừa đón tết sạch sẽ tươm tất trong những ngày đầu năm trong chính ngôi nhà của bạn.
- Thường xuyên tìm hiểu thông dịch COVID-19 tại nơi bạn cư trú, khai báo y tế đầy đủ
2. Với riêng người bệnh đái tháo đường
- Điều chỉnh lối sống theo hướng lành mạnh
Vào dịp nghỉ tết dài ngày, người bệnh sẽ khó khăn hơn trong việc kiểm soát thực phẩm vì bị lệ thuộc vào cỗ bàn ngày Tết và việc giao lưu thăm hỏi khiến lịch sinh hoạt thất thường. Cố gắng ăn uống, hoạt động thể chất và dùng thuốc đều đặn gần với thời gian bình thường quy định. Trong một bữa tiệc, hạn chế bị thức ăn ngon cám dỗ bằng cách chủ động lấy vừa đủ lượng đồ ăn cần thiết. Ưu tiên các loại rau quả. Ăn chậm, nhai kỹ và tăng cường thưởng thức các hương vị để tạo cảm giác no; Tránh hoặc hạn chế uống rượu bia do rượu bia có thể làm giảm lượng đường trong máu và tương tác bất lợi với các thuốc điều trị đái tháo đường. Không hút thuốc lá và tránh khói thuốc lá trong những lúc giao lưu tiệc tùng.

Chú ý trong việc kiểm soát thực phẩm không bị lệ thuộc vào cỗ bàn ngày Tết
- Tăng cường hoạt động thể chất
Nên đi bộ khi thăm hỏi các nhà gần, tổ chức cùng gia đình đi dạo, vãn cảnh, hái lộc và lễ chùa đầu năm. Sau bữa ăn tối, đợi 1-2 giờ sau ăn, nên đi bộ. Bạn chỉ cần đi bộ 30 phút hàng ngày là sẽ đem lại hiệu quả mong muốn.
- Ngủ đủ giấc
Trong các ngày nghỉ Tết, mọi người đi ra ngoài thường xuyên hơn, đi xuyên trưa và về nhà khuya, thời gian để ngủ sẽ ít hơn. Ngủ ít và mất ngủ có thể làm rối loạn lượng đường trong máu. Do vậy, khuyến nghị, người bệnh đái tháo đường cần ngủ đủ 6-8 giờ mỗi đêm để giúp ổn định đường máu tốt hơn.
- Chuẩn bị nguồn thuốc
Có đủ thuốc điều trị đái tháo đường hàng ngày, dùng đủ trong kỳ nghỉ dài và trước khi đi tái khám trở lại. Dùng thuốc đều đặn và đúng giờ. Phải bảo quản thuốc theo đúng quy định.
- Kiểm tra đường máu
Có thể tự kiểm tra đường máu nhanh bằng máy kiểm tra tại nhà và điều chỉnh thuốc theo hướng dẫn nếu cần thiết.
- Kiểm soát cân nặng
Tự kiểm tra cân nặng để tiết chế ăn uống và điều chỉnh lối sống khi có tăng cân trong kỳ nghỉ tết dài. Trên thực tế, chỉ cần mất khoảng 7% trọng lượng cơ thể có thể giảm nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường lên đến 60%. Vì vậy, kiểm soát tốt trọng lượng là giải pháp hữu hiệu nhất giúp ngăn ngừa bệnh đái tháo đường.
3. Với người bệnh tăng huyết áp và bệnh tim mạch
- Ưu tiên điều chỉnh lối sống
Khi kỳ nghỉ Tết dài, nhà nào cũng dự trữ và mời nhau nhiều thực phẩm giàu chất béo, quá nhiều món ăn ngọt hay mặn có thể là một gánh nặng cho người bị tăng huyết áp và bệnh tim mạch. Tốt nhất nên hạn chế ăn đồ chiên, thức ăn nhanh, thực phẩm quá ngọt hay quá mặn; Tránh hút thuốc và hút thuốc lá thụ động.
- Hạn chế lượng muối
Chỉ cần giảm chút ít natri (muối) trong chế độ ăn uống của bạn có thể làm giảm huyết áp từ 2-8mmHg. Vì vậy, nên hạn chế lượng muối dưới 2.300mg mỗi ngày hoặc ít hơn. Tránh dùng các thực phẩm chế biến sẵn vì loại này thường nhiều muối hơn mức cần thiết.
- Tránh hoặc hạn chế uống rượu bia
Lễ tết khó tránh khỏi chút bia rượu nhưng uống quá mức sẽ làm tăng huyết áp. Rượu bia cũng có thể làm giảm tác dụng của thuốc huyết áp và thuốc tim mạch.
- Hạn chế lượng caffein
Hạn chế các đồ uống chứa caffein càng nhiều càng tốt bởi caffein có thể làm tăng huyết áp.
- Ưu tiên một số thực phẩm có lợi
Ưu tiên các thực phẩm chứa nhiều vitamin C. Chẳng hạn như chanh, chanh giữ cho mạch máu mềm dẻo linh hoạt, hạn chế xơ cứng động mạch, ngăn ngừa chứng tăng huyết áp. Một số nghiên cứu đã phát hiện rằng tỏi có thể giúp hạ huyết áp, giảm mức cholesterol máu. Trong khi ăn tiệc giao lưu, bạn có thể dùng thêm tỏi cùng với các món ăn bạn thấy thích hợp.
- Vẫn duy trì tập thể dục đều đặn
Tốt nhất là duy trì đi bộ 30 phút/ngày. Nếu gặp trời rét trong dịp nghỉ tết, nên tập trong nhà những môn phù hợp như tập dưỡng sinh, khí công, yoga, thái cực quyền.

Tập luyện hàng ngày cần được người bệnh tim mạch và đái tháo đường duy trì dù đang nghỉ Tết
- Đo huyết áp hàng ngày
Cần tự kiểm tra huyết áp hàng ngày, ghi vào nhật ký và có thể điều chỉnh liều thuốc nếu cần thiết với sự tư vấn của bác sĩ.
- Chuẩn bị nguồn thuốc và sự trợ giúp
Nên dự trữ đủ thuốc cho các ngày nghỉ, trước khi đi tái khám sau kỳ nghỉ tết. Cũng nên trao đổi với bác sĩ để dự trữ một số thuốc cấp cứu và phù hợp với bệnh tim mạch mà bạn đang mắc phải. Nên hỏi bác sĩ, ghi lại và nhớ các dấu hiệu và triệu chứng cảnh báo nguy cơ bệnh tim mạch như yếu người đột ngột, đau thắt ngực, khó thở, khó nói...cần phải báo ngay cho bác sĩ.

Trẻ mắc tay chân miệng trở nặng do sai lầm của phụ huynh
Bệnh thường gặp - 2 giờ trướcThông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đồng Nai, tính đến nay, toàn tỉnh có hơn 1.400 ca mắc bệnh tay chân miệng ở tất cả 11 huyện, thành phố.

Khi ung thư da tìm đến bạn, cơ thể xuất hiện 7 dấu hiệu cảnh báo
Bệnh thường gặp - 3 giờ trướcDù những dấu hiệu này không phải lúc nào cũng liên quan tới ung thư nhưng bạn vẫn cần đến gặp bác sĩ để kiểm tra.

Thận ứa mủ, mất chức năng vì thói quen xấu nhiều người Việt mắc: BS cảnh báo cần thay đổi
Bệnh thường gặp - 21 giờ trướcKhông ít trường hợp tới bệnh viện khi thận đã mủn nát, mất chức năng do biến chứng sỏi thận khiến cho bác sĩ phải 'bó tay'.

Chỉ đầy bụng, khó tiêu, đi khám đã biết mình mắc ung thư dạ dày, chuyên gia chỉ rõ 6 dấu hiệu điển hình nhất định phải khám sớm
Bệnh thường gặp - 21 giờ trướcGiadinhNet - Triệu chứng của bệnh ung thư dạ dày gần giống với những bệnh lý dạ dày khác, vì vậy, bệnh nhân thường có tâm lý chủ quan, chỉ đi khám khi bệnh chuyển biến nghiêm trọng.

Cơ quan giữ sinh mệnh của con người: Nhiều người Việt 'dùng như phá', lúc hỏng mới hối hận
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcTheo chuyên gia, thói quen dùng thuốc theo kiểu mách nhau, không có đơn thuốc, không biết thành phần thuốc... rất có hại cho tuyến thượng thận.

5 thực phẩm khá có hại cho bệnh nhân cao huyết áp
Bệnh thường gặp - 2 ngày trướcNếu bạn có mức huyết áp cao hoặc đang muốn duy trì huyết áp khỏe mạnh, hãy hạn chế 5 loại thực phẩm này.

Muốn ung thư thực quản tránh xa, người trẻ đặc biệt là dân văn phòng hãy bỏ 6 thói quen xấu này càng sớm càng tốt
Bệnh thường gặp - 3 ngày trướcDân văn phòng thường có thói quen ăn uống, sinh hoạt không lành mạnh. Đây là lý do khiến rất nhiều bệnh tật tấn công họ ngay từ khi còn trẻ, bao gồm cả ung thư thực quản.

Tế bào ung thư mạnh hơn tế bào thường: 5 sai lầm có thể ảnh hưởng tính mạng người bệnh
Bệnh thường gặp - 4 ngày trướcHiện nay rất nhiều người tin vào việc chữa ung thư qua những tin đồn. Bác sĩ chỉ ra 5 quan niệm sai lầm phổ biến người mắc ung thư hay gặp phải.

Căn bệnh được mệnh danh là 'nụ hôn thần chết'
Bệnh thường gặp - 4 ngày trướcMụn rộp ở môi còn được ví là "nụ hôn thần chết" bởi khi đã nhiễm, chúng ta không có cách điều trị khỏi dứt điểm và thường xuyên tái phát.

Phụ nữ ăn sáng theo 6 kiểu này sẽ có làn da không tuổi, về già cực ít nếp nhăn
Bệnh thường gặp - 6 ngày trướcThay vì bắt đầu ngày mới bằng cà phê đá, hãy thay đổi bằng một cốc nước lọc ấm. Uống đủ nước tác động lớn tới vẻ ngoài của làn da. Nhưng chỉ thế thôi là chưa đủ để sở hữu làn da không tuổi, ít nếp nhăn...

Khi đột quỵ tìm đến, cơ thể thường phát ra 4 dấu hiệu cảnh báo trước đó, tiếc là ít người nhận ra
Bệnh thường gặpĐột quỵ và các triệu chứng cảnh báo đột quỵ có thể xảy ra ở bất kỳ lứa tuổi nào, ngay cả những người trẻ tuổi.