Người cao tuổi ăn uống thế nào để phòng ngừa và kiểm soát tiểu đường?
GiadinhNet - Theo các chuyên gia, đái tháo đường là bệnh hay gặp ở người cao tuổi (NCT). Tuy nhiên, nếu có chế độ dinh dưỡng hợp lý, NCT hoàn toàn có thể phòng ngừa và kiểm soát tốt bệnh tật, giúp nâng cao chất lượng sống và gia tăng tuổi thọ cho NCT.
NCT nên ăn uống điều độ và tập luyện khoa học để phòng ngừa bệnh đái tháo đường. Ảnh minh họa
Nhiều NCT đái tháo đường
Theo PGS.TS Hồ Thị Kim Thanh, Trưởng khoa Nội tiết - Cơ xương khớp (Bệnh viện Lão khoa Trung ương), tại Việt Nam, nghiên cứu cho thấy, trung bình một NCT mắc khoảng 3 - 5 bệnh. Trong đó, bên cạnh bệnh tăng huyết áp, thoái hóa khớp, sa sút trí tuệ, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính… đái tháo đường cũng được coi là một trong những "kẻ giết người thầm lặng" đối với NCT. Đáng chú ý, đái tháo đường tăng theo độ tuổi nhưng có đến hơn một nửa số NCT không biết mình mắc bệnh.
Đái tháo đường là một bệnh mãn tính với biểu hiện lượng đường trong máu của người bệnh luôn cao hơn mức bình thường do cơ thể của bệnh nhân bị thiếu hụt hoặc đề kháng với insulin, dẫn đến rối loạn chuyển hóa đường trong máu. Nguyên nhân làm tăng tỷ lệ mắc đái tháo đường ở những NCT là do thay đổi về chuyển hóa glucose; do rối loạn tiết insulin và kháng insulin tăng lên theo tuổi hoặc do NCT thường phải dùng nhiều loại thuốc nên ảnh hưởng đến đường máu. Bên cạnh đó, lối sống tĩnh, ít hoạt động dẫn đến thừa cân, béo phì cũng được coi là nguyên nhân gây ra đái tháo đường ở NCT.
Đái tháo đường gây ra nhiều biến chứng mạn tính nguy hiểm làm rối loạn hoặc suy giảm các chức năng của cơ thể, nhất là về các bộ phận như mắt, thận, thần kinh, tim và mạch máu. NCT mắc đái tháo đường thường có nguy cơ suy giảm chức năng và tử vong cao hơn các nhóm tuổi khác. Bởi lẽ, ngoài các biến chứng về vi mạch (bệnh lý võng mạc, thận, thần kinh) và các biến chứng mạch máu lớn (bệnh mạch vành, đột quỵ...) là 2 nguyên nhân chính gây tử vong, bệnh đái tháo đường còn làm cho NCT bị trầm cảm, suy giảm nhận thức, teo cơ, ngã, gãy xương...
Chế độ dinh dưỡng phòng ngừa và kiểm soát bệnh
PGS.TS Lê Bạch Mai, nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết, nếu có chế độ dinh dưỡng hợp lý, NCT hoàn toàn có thể phòng ngừa và kiểm soát tốt bệnh tật, giúp nâng cao chất lượng sống và gia tăng tuổi thọ cho NCT. Theo đó, NCT nên tránh các thực phẩm có chỉ số đường huyết cao như bánh mỳ trắng, khoai nướng, gạo xát kỹ, nước ngọt... và chú ý ngay cả các loại hoa quả ngọt như dưa hấu, xoài, na, nhãn. Đối với các chất tạo ngọt nên hạn chế nhất là các chất tạo ngọt có chứa năng lượng như Saccaroze, Glucoze…
Về nguồn cung cấp chất đạm, theo PGS.TS Lê Bạch Mai, NCT nên ăn dưới 80gram thịt đỏ/ngày (thịt con 4 chân như thịt lợn, thịt bò, thịt trâu, thịt dê) hoặc 120gram thịt trắng/ngày (thịt con 2 chân như gà, vịt, ngan, ngỗng). Ngoài ra, NCT nên ăn các loại hạt đậu từ 50-80gram/ngày bằng cách nấu cơm trộn với đỗ, ngô bung với đỗ hoặc ăn dưới dạng các chế phẩm như đậu phụ, sữa đậu nành, uống bột đậu xanh, bột đậu đen hoặc hỗn hợp bột các loại đậu, nấu canh đỗ. Trứng nên ăn 2 quả/1 tuần đối với những người sau 40 tuổi. Nếu có rối loại chuyển hóa lipid máu như cholesterol máu cao thì cũng nên ăn 1 quả trứng/1 tuần.
Nguồn năng lượng do chất béo trong khẩu phần ăn cũng nên đạt từ 20 đến 25% năng lượng của khẩu phần mỗi ngày (khoảng 400-600ml chất béo tinh chế trong 1 tháng). Nên chọn các loại chất béo có sẵn trong thực phẩm như chất béo trong hạt đậu nành, hạt lạc, hạt vừng, chất béo từ những con không chân như cá và thủy sản, chất béo của những con 2 chân (gia cầm) và nên hạn chế chất béo từ những con 4 chân nhất là mỡ trâu, mỡ bò).
Bên cạnh đó, NCT nên ăn nhiều rau xanh, các loại thức ăn nhiều chất xơ. Nên chia nhỏ bữa ăn, xen kẽ các bữa phụ vào 3 bữa chính để năng lượng và nhất là chất bột đường được chia nhỏ sẽ giúp cơ thể bớt đi, điều hòa lượng đường huyết.
Một điều lưu ý nữa đối với những NCT là cần từ bỏ thói quen uống rượu, bia và các chất kích thích khác vì lượng cồn trong các đồ uống này có thể làm biến chứng đường huyết. Nếu uống rượu khi bụng đói còn có thể dẫn tới hạ đường huyết trầm trọng. Trên thực tế, sau mỗi dịp lễ, Tết, số lượng bệnh nhân nhập viện vì biến chứng đái tháo đường thường khá cao. Thậm chí, có những người sau khi nhập viện cấp cứu mới biết mình bị biến chứng do bệnh đái tháo đường.
Nguyễn Mai
Bị thủy đậu khi mang thai nguy hiểm thế nào?
Dân số và phát triển - 5 giờ trướcTỷ lệ phụ nữ mang thai mắc thủy đậu không cao hơn so với mặt bằng chung tỷ lệ mắc bệnh thủy đậu ở người lớn, tuy nhiên mức độ nghiêm trọng của bệnh thường nặng nề hơn.
Nghệ An tổ chức Hội thi 'Người cao tuổi sống vui, sống khoẻ'
Dân số và phát triển - 1 ngày trướcGĐXH - Hội thi là hoạt động thiết thực nhằm nâng cao vai trò trách nhiệm cho cấp ủy Đảng, chính quyền và nhân dân về chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về người cao tuổi. Đồng thời, khẳng định vai trò, sự cống hiến của người cao tuổi đối với mọi mặt của đời sống...
Ung thư buồng trứng có chữa được không?
Dân số và phát triển - 2 ngày trướcUng thư buồng trứng là căn bệnh thường tiến triển âm thầm và triệu chứng không rõ ràng khiến nhiều người chủ quan, khi đi khám đã ở giai đoạn muộn. Vậy ung thư buồng trứng có chữa được không, làm thế nào để phát hiện sớm?
Có phải trẻ béo phì dễ dậy thì sớm?
Dân số và phát triển - 2 ngày trướcTrẻ béo phì có nguy cơ cao dậy thì sớm hơn so với trẻ có cân nặng bình thường. Vậy nguyên nhân tại sao trẻ béo phì lại dễ bị dậy thì sớm và có thể phòng ngừa được không?
Phụ nữ mang thai bị đa ối nên điều chỉnh chế độ ăn như thế nào?
Dân số và phát triển - 3 ngày trướcĐa ối là khi lượng nước ối vượt quá mức bình thường ảnh hưởng đến sức khỏe cả mẹ và bé. Mặc dù chế độ ăn không phải là yếu tố quyết định duy nhất nhưng việc điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý có thể hỗ trợ cải thiện tình trạng này.
Giảm nguy cơ sinh non khi bà mẹ được quản lý thai nghén đầy đủ
Dân số và phát triển - 4 ngày trướcNguy cơ sinh non sẽ được giảm thiểu tối đa nếu thai phụ được khám thai và thực hiện sinh tại cơ sở y tế có đầy đủ phương tiện kỹ thuật cùng đội ngũ y bác sỹ trợ giúp.
Hải Phòng triển khai đồng bộ nhiều hoạt động giúp người dân tiếp cận dịch vụ y tế chất lượng
Dân số và phát triển - 4 ngày trướcGĐXH - Với phương châm "đưa chính sách đến gần dân," xã Hùng Tiến, huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng triển khai đồng bộ nhiều hoạt động giúp người dân tiếp cận dịch vụ y tế chất lượng (chăm sức khỏe sinh sản, hỗ trợ người cao tuổi) và phát huy vai trò của đội ngũ cộng tác viên dân số.
Bổ ích hội thi rung chuông vàng tìm hiểu kiến thức về dân số và chăm sóc sức khoẻ sinh sản
Dân số và phát triển - 4 ngày trướcGĐXH - Hội thi giúp cho học sinh nâng cao những kỹ năng hoạt động, kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên. Đồng thời, tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích để học sinh thể hiện tài năng, trí tuệ, sự sáng tạo.
Gần 150.000 em bé chào đời nhờ kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm
Dân số và phát triển - 4 ngày trướcSau 25 năm, Việt Nam có gần 300.000 chu kỳ thụ tinh trong ống nghiệm được thực hiện, 147.000 em bé ra đời khoẻ mạnh. Trong đó, có gần 3.000 trẻ được chào đời tại Bệnh viện Hùng Vương nhờ kỹ thuật IVF.
5 biểu hiện cho thấy bạn đã mắc hội chứng ống cổ tay
Dân số và phát triển - 6 ngày trướcHội chứng ống cổ tay là tình trạng phổ biến trong cộng đồng. Hiện số người mắc hội chứng này ngày càng tăng do liên quan đến công việc có sử dụng nhiều tới độ linh hoạt, tỉ mỉ và lặp đi lặp lại của cổ tay.
Giao lưu trực tuyến: Chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên và tầm quan trọng của tư vấn khám sức khỏe trước khi kết hôn
Dân số và phát triểnGĐXH - Theo các chuyên gia, sức khỏe sinh sản của vị thành niên, thanh niên được coi là một trong những yếu tố quan trọng có ý nghĩa quyết định đến chất lượng dân số, chất lượng nguồn nhân lực và tương lai của giống nòi.