Hà Nội
23°C / 22-25°C

Người dân đổ xô xét nghiệm dấu ấn ung thư, chuyên gia nói gì?

Thứ hai, 14:58 12/05/2025 | Sống khỏe

Nhiều người dân đổ xô đi làm xét nghiệm máu với hy vọng có thể tầm soát bách bệnh, đặc biệt là ung thư, trong khi đó, không ít bác sĩ, cơ sở y tế do áp lực doanh thu đã lạm dụng chỉ định xét nghiệm.

PGS.TS Phạm Cẩm Phương, Giám đốc Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu (Bệnh viện Bạch Mai - Hà Nội), đưa ra cảnh báo tại tọa đàm “Chiến lược sàng lọc, chẩn đoán và điều trị ung thư đại trực tràng tại Việt Nam” diễn ra ngày 11/5 do Báo Nhân Dân tổ chức.

“Điều này hoàn toàn sai lầm”, bác sĩ Phương nhấn mạnh. Đa số các chất chỉ điểm ung thư (dấu ấn ung thư) chỉ có xu hướng tăng cao khi bệnh ở giai đoạn muộn, còn ở giai đoạn sớm, gần như không thay đổi. Việc dựa vào một vài chỉ số trong xét nghiệm máu để kết luận có mắc ung thư hay không là thiếu chính xác và tiềm ẩn nguy cơ bỏ sót bệnh hoặc gây hoang mang không cần thiết.

Theo PGS Phương, các bác sĩ cần hỏi triệu chứng, tiền sử, đánh giá bệnh nhân có nguy cơ mắc bệnh gì để đưa ra chiến lược tầm soát, chỉ định xét nghiệm phù hợp.

Người dân đổ xô xét nghiệm dấu ấn ung thư, chuyên gia nói gì? - Ảnh 1.

Đến nay, sàng lọc phát hiện sớm bệnh ung thư bằng xét nghiệm máu thường tập trung vào nhóm đối tượng nguy cơ cao.

Ví dụ, với ung thư tuyến tiền liệt, nhóm nguy cơ cao là nam giới trên 50 tuổi. Bác sĩ sẽ đánh giá để sàng lọc phát hiện sớm bằng cách siêu âm ổ bụng, phối hợp xét nghiệm nồng độ PSA trong máu.

Với ung thư biểu mô tế bào gan, bác sĩ sàng lọc trên nhóm xơ gan do rượu, do viêm gan B, C và yếu tố tuổi, để phối hợp siêu âm ổ bụng, xét nghiệm nồng độ AFP trong máu.

Với ung thư đại trực tràng , không thể sử dụng xét nghiệm máu, xét nghiệm chất chỉ điểm khối u trong máu để chẩn đoán, sàng lọc bệnh sớm. Bác sĩ cần lựa chọn trên nhóm nguy cơ cao, hỏi triệu chứng, tiền sử bệnh, gia đình, tuổi… để chỉ định xét nghiệm nhằm đánh giá tình trạng bệnh, từ đó có lời khuyên cho những lần nội soi tiếp theo phù hợp.

Hiện nay, hướng dẫn chẩn đoán, điều trị các bệnh ung thư đã có nhưng hướng dẫn sàng lọc sớm gần như vắng bóng. PGS Phương bày tỏ mong muốn tới đây Bộ Y tế sẽ có hướng dẫn sàng lọc cho từng bệnh, trong đó có ung thư, tránh tình trạng lạm dụng chỉ định nhiều xét nghiệm.

"Nếu BHYT chi trả cho sàng lọc này thì rất đáng quý vì việc phòng bệnh, chẩn đoán ở giai đoạn sớm sẽ tốn ít chi phí điều trị, hiệu quả cao, một số bệnh hoàn toàn có thể khỏi", bác sĩ Phương cho biết.

Nên chủ động tầm soát, đừng chờ đợi triệu chứng xuất hiện mới hành động

PGS.TS Vũ Văn Khiên, Tổng thư ký Hội Khoa học tiêu hóa Việt Nam, cho biết ung thư đại trực tràng đang là một trong những mối đe dọa nghiêm trọng hàng đầu đối với sức khỏe cộng đồng. Thống kê từ Globocan năm 2022 cho thấy, Việt Nam có hơn 16.000 ca mắc mới và hơn 8.400 ca tử vong do căn bệnh này, xếp thứ 4 về tỷ lệ mắc và thứ 5 về tử vong trong các loại ung thư phổ biến.

Đáng báo động hơn, xu hướng trẻ hóa của bệnh đang ngày càng rõ rệt, thậm chí ở nhóm 20-30 tuổi. Điểm tích cực là bệnh có thể điều trị thành công nếu được phát hiện ở giai đoạn sớm.

Các tổ chức y tế khuyến cáo người từ 45 tuổi trở lên nên chủ động sàng lọc ung thư đại trực tràng, đặc biệt nếu có triệu chứng nghi ngờ (thay đổi thói quen đại tiện, phân có máu, đau bụng kéo dài không rõ nguyên nhân trên 2-3 tuần) hoặc tiền sử gia đình mắc bệnh. Với nhóm có nguy cơ cao như người bị viêm ruột mạn tính hoặc béo phì nên cân nhắc sàng lọc sớm hơn.

Hiện nay, các phương pháp sàng lọc phổ biến bao gồm: nội soi đại tràng, xét nghiệm phân tìm máu ẩn (FIT/FOBT), nội soi ảo, sinh thiết tổn thương nghi ngờ, xét nghiệm ADN đa mục tiêu trong phân...

PGS Phương cũng cho biết, nhờ những tiến bộ trong điều trị, bệnh nhân ung thư đại trực tràng giai đoạn muộn hiện nay đã có hy vọng sống kéo dài rõ rệt. Nếu trước đây, người bệnh chỉ có thể sống thêm 6 tháng đến 1 năm sau chẩn đoán di căn, thì nay, nhờ các liệu pháp cá thể hóa và điều trị đích dựa trên đột biến gene, thời gian sống thêm có thể lên đến 5 năm với tỷ lệ 30-40%.

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Cô gái 18 tuổi có thận 'hóa đá' và những sai lầm tàn phá thận một cách nhanh chóng của nhiều người

Cô gái 18 tuổi có thận 'hóa đá' và những sai lầm tàn phá thận một cách nhanh chóng của nhiều người

Sống khỏe - 8 giờ trước

GĐXH – Theo các bác sĩ, hiện nay, bệnh thận đang có xu hướng trẻ hóa. Đáng nói, thói quen ăn uống, sinh hoạt không điều độ là một trong những yếu tố nguy cơ thúc đẩy căn bệnh này.

Nam thanh niên 30 tuổi ở Phú Thọ có sán dây dài hơn 3 mét do thường xuyên ăn món quen thuộc này

Nam thanh niên 30 tuổi ở Phú Thọ có sán dây dài hơn 3 mét do thường xuyên ăn món quen thuộc này

Y tế - 11 giờ trước

GĐXH - Tại bệnh viện, bệnh nhân được chỉ định thụt tháo để chuẩn bị nội soi đại tràng. Sau thụt, các bác sĩ ghi nhận một con sán dây dài hơn 3 mét được thải ra theo phân, còn sống.

Cách phân biệt carbohydrate 'tốt' và carbohydrate 'xấu'

Cách phân biệt carbohydrate 'tốt' và carbohydrate 'xấu'

Sống khỏe - 14 giờ trước

Không phải tất cả carbohydrate đều như nhau, việc phân biệt carbohydrate 'tốt' với carbohydrate 'xấu' là cần thiết cho sức khỏe và kiểm soát lượng đường trong máu.

Cách ăn trứng buổi sáng không làm tăng cholesterol, an toàn và tốt nhất cho sức khỏe

Cách ăn trứng buổi sáng không làm tăng cholesterol, an toàn và tốt nhất cho sức khỏe

Sống khỏe - 15 giờ trước

GĐXH - Nếu sáng nào cũng chỉ ăn trứng mà không kết hợp thêm các loại thực phẩm khác, cơ thể sẽ dần thiếu hụt những dưỡng chất thiết yếu...

Cách đơn giản để ăn được nhiều chất xơ hơn

Cách đơn giản để ăn được nhiều chất xơ hơn

Sống khỏe - 17 giờ trước

Chất xơ là một thành phần thiết yếu của chế độ ăn uống lành mạnh nhưng trên thực tế có rất nhiều người lại không cung cấp đủ lượng khuyến nghị mỗi ngày. Vậy phải làm sao để khắc phục tình trạng này?

2 người bị 'bùng phát' viêm gan B mạn tính thừa nhận một sai lầm nhiều người Việt mắc phải

2 người bị 'bùng phát' viêm gan B mạn tính thừa nhận một sai lầm nhiều người Việt mắc phải

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Một người bệnh có tiền sử mắc viêm gan B, thế nhưng anh lại tự dừng thuốc, không đi khám bệnh trong 1 năm nay; một người có thói quen đi khám sức khỏe định kỳ nhưng lại “quên” kiểm tra xét nghiệm về gan.

Nam sinh 21 tuổi suy tim, suy thận vì loại đồ uống khoái khẩu giới trẻ Việt yêu thích

Nam sinh 21 tuổi suy tim, suy thận vì loại đồ uống khoái khẩu giới trẻ Việt yêu thích

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Điều tra bệnh sử, các bác sĩ cho biết nam sinh bị suy thận này không có tiền sử bệnh lý nào khác ngoài việc uống quá nhiều đồ uống tăng lực.

Bất ngờ nguyên nhân khiến nam thanh niên 18 tuổi đang khỏe mạnh bỗng sốc mất máu nguy kịch

Bất ngờ nguyên nhân khiến nam thanh niên 18 tuổi đang khỏe mạnh bỗng sốc mất máu nguy kịch

Sống khỏe - 1 ngày trước

GĐXH - Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng nguy kịch, da niêm mạc nhợt, huyết áp tụt, bụng chướng, đau dữ dội, nhiều dịch máu trong ổ bụng.

Người đàn ông ở Hải Dương nguy kịch do dùng thuốc điều trị viêm gan B theo cách này

Người đàn ông ở Hải Dương nguy kịch do dùng thuốc điều trị viêm gan B theo cách này

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Tại bệnh viện, bệnh nhân được chẩn đoán xơ gan giai đoạn F4 – giai đoạn nặng. Cùng lúc, ông được chẩn đoán thêm đái tháo đường type 2, làm tăng nguy cơ tổn thương gan.

Người phụ nữ 64 tuổi bất ngờ phát hiện ung thư đại tràng di căn phổi từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua

Người phụ nữ 64 tuổi bất ngờ phát hiện ung thư đại tràng di căn phổi từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Người phụ nữ bị ung thư đại tràng di căn phổi có dấu hiệu bị táo bón liên tục trong khoảng 3 tháng, trước khi phát hiện bệnh.

Top