Người dân nô nức đến đền, phủ, điện hầu đồng xin tài lộc, cầu may
GiadinhNet - Hiện ở các đền, điện, phủ đã bắt đầu hầu đồng xông đền, khai điện để mọi người đi lễ cầu may, cầu tài lộc đầu năm.
Nô nức đi xin tài lộc, may mắn
Người Việt đầu năm mới thường đi lễ Phật ở chùa, đi lễ thánh ở các đền, phủ, điện để cầu may mắn, sức khỏe, tài lộc, bình an…
Gần đây nghi lễ hầu đồng gắn liền với tục thờ Mẫu rất lâu đời ở Việt Nam - sau những biến cố, thăng trầm đã được công nhận như một di sản văn hóa độc đáo - đã và đang phổ biến ở các cửa đền, cửa phủ, cửa điện để mọi người tham dự diễn xướng hầu đồng, cầu tài lộc, sức khỏe, may mắn.

Thanh đồng Phương Dung trong giá hầu khai điện Thiên Linh. Ảnh: Trung Đức
Thanh đồng trẻ đang nổi ở đất Hà thành là Phương Dung (điện Thiên Linh, phố Trương Định, Hà Nội) cho biết, hầu đồng diễn ra vào nhiều dịp trong năm, nhưng sau Tết các đồng đền, chủ điện thường có lễ hầu xông đền/điện (sau lễ giao thừa năm mới) và lễ hầu Thượng nguyên (Rằm tháng giêng).
Lễ khai xuân có người hầu từ ngay giao thừa, nhiều người chọn làm từ mồng 6 tới lễ Thượng nguyên, nhưng tới 21 tháng Giêng là hết.
Khai điện, trình đền mở phủ đầu năm là việc các thanh đồng phải làm, mục đích là thanh đồng hầu xông đền/điện để cung nghinh Phật Thánh, sau đó các quan thầy mới khai đền mở phủ cho các con nhang đệ tử vào lễ cầu tài lộc, cầu may…
Ví như tại Thiên Linh điện, thanh đồng Phương Dung đã khai điện năm mới Bính Thân, cầu cho bản điện hưng long, cầu cho bách gia trăm họ có sức khoẻ, may mắn, mọi việc hanh thông, cuộc sống an lành, thái bình…

Khai điện xong các “con nhà Thánh” sẽ tổ chức chuyến đi lễ thượng ngàn (phía Bắc, chủ yếu là Lạng Sơn, Lào Cai, Phủ Giầy…) với quan niệm là để xin lộc đầu năm. Đầu xuân họ thường đi về phía Bắc (thượng ngàn) để xin lộc Thánh, mỗi nơi tới “gọi là có mặt” kêu cầu vài câu là trọn lễ.
Vì vậy năm nào cứ Tết xong là các cửa đền, phủ ở Lạng Sơn, Lào Cai, Bắc Ninh, Nam Định, Hải Dương, Vĩnh Phúc, Hà Nội... ngày đẹp của tháng Giêng rất dễ thấy cảnh các thanh đồng và con nhang đệ tử kiên nhẫn xếp hàng chờ đến lượt được “trình đền mở phủ” đầu năm.
Cao điểm lịch hầu đồng ở các đền, phủ đều “kín cung”, tới mức các cung trong ngoài đều có vấn hầu, đông quá nên có những thanh đồng phải hầu vào ban đêm. Và chỉ cần đi qua cửa cung đã thấy loa cung nọ ồn ã át loa cung kia, du khách may mắn còn được phát quà, phát tiền nhầm.
Đặc biệt là Phủ Giầy – nơi được coi là trung tâm đạo Mẫu những ngày đầu xuân này cung nào trong phủ cũng có vấn hầu, có khi 3 - 4 đoàn cùng hầu, người dự hầu, người quay phim, chụp ảnh tấp nập.

Dự lễ hầu đồng cần chuẩn bị gì?
Theo thanh đồng Phương Dung, một vấn hầu đồng trung bình 3 - 5 giờ, tùy chủ lễ mà có số giá hầu khác nhau, nhưng Lễ khai điện đầu năm các thanh đồng thường hầu nhiều giá hơn bình thường, thời gian từ vài giờ, có khi kéo dài cả ngày.
Tại lễ hầu đồng, du khách như lạc vào thế giới âm nhạc đủ các cung bậc, từ sôi động rộn ràng trống phách, tới nỉ non sáo nhị, đàn bầu… trong không gian nghi ngút khói hương, tiền thật bay rải rác. Các thanh đồng áo mão rất đẹp mắt, đủ sắc màu, phiêu say theo tiếng nhạc mà múa cờ, múa kiếm, long đao, múa quạt, múa hoa, múa khăn… Được biết mỗi bộ trang phục lễ và điệu múa theo các giá chầu các vị thánh, quan, cô, cậu “ốp” vào. Giá nào chính thanh đồng cũng không biết trước, bởi lúc đầu họ định hầu giá này, nhưng khi “tung khăn” thì lại say sưa múa theo giá khác.
Bản điện nào 1 năm cũng lo 4 vấn hầu lớn: Lễ thượng nguyên tháng Giêng, lễ vào hè tháng 4, lễ ra hè tháng 7, và lễ cuối năm tháng 12. Mỗi lễ hầu đồng chủ điện phải chuẩn bị lo liệu đầy đủ hương, đăng, trà, quả, thực phẩm, tiền lẻ… để vấn hầu được viên mãn.
Dự lễ hầu đồng ở đâu mọi người cũng có ''lễ bạc lòng thành'' để xin lộc làm ăn đầu năm cho may mắn, suôn sẻ. Các con nhang đệ tử dâng tiền là để cầu may mắn, xin các thánh ban cho tài lộc làm ăn, buôn bán… của năm mới sẽ tốt đẹp, hanh thông hơn năm cũ.
Các thanh đồng, các nhà nghiên cứu văn hóa đạo Mẫu đều cho rằng, người làm thầy phải sống trước ơn nhờ phật thánh, sau là nhờ con nhang đệ tử làm ra thì biếu đồng thầy, chứ đồng thầy không ép buộc.
Nhiều người dự lễ hầu đồng chia sẻ, hầu hết mọi người tới cửa Thánh dự lễ hầu đồng, trong không gian âm nhạc, đàn sáo vui ca nhảy múa thì ai cũng hồ hởi muốn đặt một ly, một lại gọi là giọt dầu, quả cau, lá trầu… tùy tâm, tùy điều kiện dâng Thánh Mẫu. Người nào năm trước làm ăn may mắn, tốt lành thì dâng nhiều, ít dâng 5.000, 10.000 đ, không có cũng không sao, chứ không phải dâng nhiều tiền để xin nhiều lộc như một số người lầm tưởng. Thánh chỉ chứng giám tấm lòng thành, chứ không phải cứ lễ cao, tiền nhiều là được thánh “độ”.
Sau lễ hầu đồng, ai ra về cũng hỉ hả vì rủng rỉnh tiền lẻ và được các thánh ban cả túi lộc, với tâm lý nhẹ nhàng, tin tưởng năm mới được các thánh phù hộ cho công việc làm ăn buôn bán phát đạt, cuộc sống may mắn, an lành…
Bộ Văn hóa - Thể thao & Du lịch đã công nhận hầu đồng là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, đang trình hồ sơ để UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể nhân loại.
Nghi lễ hầu đồng chứa đựng một di sản về văn học, âm nhạc, vũ đạo, mỹ thuật, kiến trúc, lễ hội dân gian và nghệ thuật trình diễn... vô cùng lớn lao. Đó là một nghi thức trong tín ngưỡng thờ Mẫu dân gian, tưởng nhớ đến công lao của các Mẫu, các vị Thánh (như Mẫu Liễu Hạnh, Đức Thánh Trần…). Người xưa quan niệm có 4 thế giới tồn tại: trên trời; dưới đất; dưới nước; trên rừng và đều do một người đàn bà cai quản gọi là các Mẫu, dưới các Mẫu có các Chầu, các quan, các ông, các cô, cậu bé, cô bé, mỗi người chuyên trách một công việc.
Ngày nay, hầu đồng đang bị một số người lạm dụng buôn thần bán thánh, biến hầu đồng cổ truyền thành công cụ trục lợi, mê tín… Do đó chúng ta đang cố gắng giữ gìn sự trong sáng của Đạo Mẫu và nghi lễ hầu đồng để khẳng định và phát triển một tín ngưỡng lành mạnh, một chỗ dựa tâm linh của người Việt.
Hà Dương/Báo Gia đình & Xã hội

Xót xa người phụ nữ làm công nhân xa xứ tử nạn trên chuyến xe về quê nghỉ lễ: Chỉ còn chốc lát là gia đình đoàn tụ, vậy mà...
Thời sự - 57 phút trước"Khi cách nhà còn khoảng 60km, vợ tôi gọi điện để tôi chuẩn bị ra đón. Một lúc lâu sau không thấy vợ mình gọi điện lại và gọi cho vợ cũng không được...", anh Tài nhớ lại cuộc gọi cuối cùng của vợ trước khi xảy ra tai nạn.

Cô gái 22 tuổi nghi nhảy lầu từ tầng 16 ký túc xá ở TP HCM
Thời sự - 1 giờ trướcSinh viên đang ở tại ký túc xá của Đại học Quốc gia TP HCM thì bất ngờ nghe tiếng động mạnh dưới đất, tới nơi kiểm tra xác định cô gái đã tử vong

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT: Chưa bắt buộc dạy 2 buổi/ngày ở cấp THCS, THPT
Giáo dục - 2 giờ trướcBộ GD&ĐT khẳng định chưa thể bắt buộc thực hiện việc dạy 2 buổi trong một ngày cho học sinh ở cấp THCS và THPT.

Một người tử vong khi tham gia giải chạy ở Huế
Thời sự - 3 giờ trướcNgười phụ nữ ở Huế khi đang tham gia giải chạy thì ngã quỵ, mặc dù được đưa vào cấp cứu nhưng nạn nhân không qua khỏi.

Thông tin mới nhất về không khí lạnh tăng cường: Sẽ chuyển mưa rét vào cuối tuần?
Thời sự - 3 giờ trướcGĐXH - Sau ít ngày tăng nhiệt và nồm ẩm, dự báo khoảng cuối tuần (12/4), một đợt không khí lạnh sẽ tràn xuống miền Bắc khiến trời chuyển mưa rét.

Chi tiết lịch nghỉ lễ 30/4, 1/5/3025 : Người lao động nghỉ 5 ngày liên tiếp
Đời sống - 3 giờ trướcGĐXH - Người lao động sẽ được nghỉ lễ dịp 30-4 và 1-5 kéo dài trong 5 ngày liên tiếp sau dịp nghỉ lễ giỗ Tổ Hùng Vương 2025.

Khoảnh khắc bé trai 3 tuổi hốt hoảng báo tin bạn đuối nước khiến triệu người thót tim
Đời sống - 5 giờ trướcThấy bạn rơi xuống hố nước sâu, bé Nam Phong (gần 3 tuổi, trú Nghệ An) hốt hoảng chạy vào nhà kêu cứu. Mọi người chạy ra ngoài, phát hiện một bé trai rơi xuống hố nước và đã nhanh chóng đưa lên bờ.

Học phí trường tiểu học tư thục Hà Nội 2025, cao nhất gần 800 triệu đồng/năm
Giáo dục - 6 giờ trướcNhiều trường tiểu học tư thục tại Hà Nội công bố mức học phí năm học 2025-2026, từ vài chục đến vài trăm triệu đồng/năm, tùy lớp hoặc chương trình đào tạo.

Thông tin quan trọng về lịch tuyển sinh ngành Công an nhân dân 2025, thí sinh dự tuyển cần nắm rõ
Giáo dục - 6 giờ trướcGĐXH - Trong lịch trình tuyển sinh ngành Công an nhân dân có 2 mốc quan trọng thí sinh cần lưu ý. Dưới đây là thông tin cụ thể.

Tin sáng 7/4: Thông tin mới nhất vụ mẹ sát hại con trục lợi bảo hiểm ở Quảng Nam; phim ‘Địa đạo’ đạt doanh thu vượt xa 'Đào, Phở và Piano' sau 3 ngày công chiếu
Thời sự - 7 giờ trướcGĐXH - Căn cứ các tài liệu, chứng cứ, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Quảng Nam xác định Tô Thị Ty Na đã gây ra cái chết của con trai để trục lợi bảo hiểm; phim "Địa đạo" của đạo diễn Bùi Thạc Chuyên đạt doanh thu 50 tỷ đồng sau 3 ngày công chiếu.

Bí ẩn chim hạc không rời đền An Dương Vương
Xã hộiGĐXH - Giữa muôn vàn truyền thuyết xoay quanh đền thờ An Dương Vương trên núi Mộ Dạ, huyện Diễn Châu, Nghệ An, câu chuyện về con chim hạc trắng bất ngờ bay đến đúng ngày khai hội rồi ở lại, không rời đi trở thành một lớp huyền thoại kỳ bí, thêu dệt thêm vẻ linh thiêng cho nơi này.