Hà Nội
23°C / 22-25°C

Người dân nói gì về ý tưởng "rước" rùa Đồng Mô về Hồ Gươm?

Thứ sáu, 09:52 22/01/2016 | Xã hội

GiadinhNet - Trước ý kiến của GS. Nguyễn Lân Dũng đề nghị nên đưa rùa Đồng Mô về bởi “Hồ Gươm không thể thiếu rùa”, đã có nhiều quan điểm trái chiều giữa các thế hệ và thậm chí cả giới chuyên gia.

Vẫn có nhiều người dân thủ đô hoặc những người ra Hà Nội chơi, công tác đã tranh thủ thăm lại Hồ Gươm như gửi gắm lời tạm biệt đối với "cụ" Rùa. Đặc biệt là những người lớn tuổi, họ thực sự ngỡ ngàng và tiếc nuối trước cái chết của "cụ Rùa Hồ Gươm".

Với câu hỏi, có nên đưa rùa Đồng Mô sang Hồ Gươm nếu đảm bảo điều kiện môi trường sống phù hợp? Theo ghi nhận của PV Báo Gia đình & Xã hội, những người trung và cao tuổi đều tán thành, trong khi đa số người trẻ tuổi đều không đồng tình.


 

Những người cao tuổi tỏ ra tiếc nuối, họ đến thăm hồ, hỏi chuyện nhau về cụ Rùa. Ảnh: N.Thuyết

 

 

Những người cao tuổi tỏ ra tiếc nuối, họ đến thăm hồ, hỏi chuyện nhau về "cụ Rùa". Ảnh: N.Thuyết

 

Lên Hà Nội chơi và ra thăm Bờ Hồ, ông Lãng Văn Lâm (quê Thái Bình) cho rằng: “Dù là rùa ở đâu, nếu như phù hợp với điều kiện sống ở đây thì đó là điều nên làm. Bởi vì đây là Hồ Gươm, ở đây có Tháp Rùa, Rùa nâng gươm lên cho Lê Lợi đánh trận rồi có sự tích hoàn trả lại gươm nên nhất thiết ở đây phải có rùa. “Măng non nối tiếp tre già, đời con nối tiếp đời cha diệt thù”, nếu như đã tồn tại được sự tích như vậy qua bấy nhiêu thế hệ rồi thì chỉ cần là rùa ở trên đất nước này, nếu như phù hợp thì hoàn toàn nên làm”.


 

Ông Lãng Văn Lâm (69 tuổi, quê ở Thái Bình). Ảnh: N.Thuyết

 

 

Ông Lãng Văn Lâm (69 tuổi, quê ở Thái Bình). Ảnh: N.Thuyết

 

 

Ông Hoàng Văn Phước (50 tuổi, Thừa Thiên Huế) ra Hà Nội công tác và tranh thủ ra thăm Hồ Gươm bày tỏ quan điểm: “Đang trên đường ra đây thì được tin Rùa Hồ Gươm chết, dù không phải người Hà Nội nhưng khi nghe tin tôi vẫn cảm thấy ngỡ ngàng, thiếu thốn khi ở hồ này không còn rùa nữa. Về mặt khoa học, nếu rùa Đồng Mô cùng chủng loại với rùa Hồ Gươm thì được, nếu không thì thôi. Còn về giá trị văn hóa, cái gì cũng phải có sự thay thế, và Hồ Gươm vẫn nên có rùa”.


 

Bà Giang (70 tuổi, phố Hàng Đào, quận Hoàn Kiếm). Ảnh: N.Thuyết

 

 

Bà Giang (70 tuổi, phố Hàng Đào, quận Hoàn Kiếm). Ảnh: N.Thuyết

 

Bà Giang, người dân sống gần hồ Hoàn Kiếm cho biết: “50 năm nay tôi sống ở đây đều thường xuyên nhìn thấy Cụ nổi. Tôi bàng hoàng bởi di tích sống của Hồ Gươm đã mất. Nhưng nếu mang được một thế hệ rùa khác đến đây sống và sinh sôi được thì quá tốt, để người dân có thể còn được thấy bóng dáng của rùa trong Hồ Gươm này, khi mà một tháng – đôi lần lại thấy rùa nổi lên thì sẽ rất vui”.

Là sinh viên đã tốt nghiệp, Hoàng Minh Phượng (23 tuổi) chia sẻ thẳng thắn: “Hồ Gươm giờ bẩn lắm, rùa kia sang liệu có sống được không? "Cụ" chết rồi thì nên để là ký ức tâm linh thì sẽ đẹp hơn. Giờ đưa rùa khác đến, không nổi vào những dịp quan trọng như trước nữa thì sẽ ra sao…Người dân liệu có còn hào hứng với rùa Hồ Gươm nữa không?


 

Hà Thế Huynh – sinh viên năm thứ 3, ĐH Mỹ thuật Công nghiệp. Ảnh: N.Thuyết

 

 

Hà Thế Huynh – sinh viên năm thứ 3, ĐH Mỹ thuật Công nghiệp. Ảnh: N.Thuyết

 

Nam sinh 22 tuổi cũng khẳng định quan điểm: “Tất nhiên là vẫn nên gìn giữ lịch sử, nhưng thực sự đã không phải là chuẩn nguồn gốc thì sẽ không được như trước nữa”.

“Đối với em thì chỉ coi mình "cụ Rùa" đó là biểu tượng của Hà Nội từ lâu, nếu như là rùa ở nơi khác đến thì sẽ không còn ý nghĩa như vậy nữa” - đó là chia sẻ của nữ sinh có tên Hường (21 tuổi).

Ngoài việc không đảm bảo về cùng giống loài, các bạn trẻ đều có quan điểm không nên đưa rùa Đồng Mô hay bất kỳ nơi nào khác đến, bởi không chuẩn dòng dõi, không thể mang đến và gắn giá trị lịch sử vào cho chúng được.

Trong giới khoa học cũng đang tranh luận. Người nhiều năm nghiên cứu về Rùa Hồ Gươm - GS. Hà Đình Đức không tán thành quan điểm đưa rùa Đồng Mô sang, bởi theo ông, hai loài này khác nhau rất nhiều; trừ khi tìm được loài nào khác thật sự gần với rùa ở Hồ Gươm.

Còn theo góc độ lịch sử - văn hóa, PGS.TS. Nguyễn Thị Hồng – Học viện Báo chí và Tuyên truyền cũng cho rằng: “Dưới góc độ văn hóa, một biểu tượng không thể thay thế bằng một biểu tượng khác. Nếu như thay thế thì chưa chắc sẽ tạo được hiệu ứng tốt. Người dân đã quá quen với "cụ Rùa" bấy lâu rồi, giờ "cụ" mất đi và nếu có thay thế thì cũng không bù lấp được khoảng bất mãn ấy”.

N.Thuyết/Báo Gia đình & Xã hội

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Người dân miền Bắc tiếp tục hứng chịu kiểu thời tiết cực đoan kéo dài trong những ngày tới

Người dân miền Bắc tiếp tục hứng chịu kiểu thời tiết cực đoan kéo dài trong những ngày tới

Thời sự - 48 phút trước

GĐXH - Theo dự báo thời tiết hôm nay, khu vực miền Bắc tiếp tục xuất hiện mưa rào và dông có thể kèm theo sấm sét, lốc xoáy và gió giật mạnh. Dự báo hiện tượng thời tiết cực đoan còn kéo dài trong những ngày tới.

Ký ức không phai của chiến sĩ Điện Biên Phủ

Ký ức không phai của chiến sĩ Điện Biên Phủ

Xã hội - 1 giờ trước

GĐXH - "Mấy ngày nay, ông ấy tỉ mẩn ngồi đính những huân huy chương được tặng lên chiếc áo trắng mới nhất rồi treo ngay ngắn trong phòng. Những bài hát, vần thơ những ngày "khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt" ở chiến dịch Điện Biên Phủ được ông ngân nga suốt ngày. Cả nhà như sống lại những tháng ngày hào hùng của dân tộc" – vợ cựu binh Võ Nguộc (chiến sĩ Điện Biên Phủ) tâm sự.

Hiện trường sạt lở ở Hà Tĩnh khiến 3 công nhân tử vong, 4 người bị thương

Hiện trường sạt lở ở Hà Tĩnh khiến 3 công nhân tử vong, 4 người bị thương

Thời sự - 1 giờ trước

Khu vực xảy ra sạt lở ở Hà Tĩnh khiến 7 công nhân thương vong có địa hình đồi núi. Nhóm công nhân đặt lán cách trụ móng thi công đường điện 500kV khoảng 100m.

Tin sáng 7/5: Midu tổ chức lễ cưới với chồng doanh nhân tại Đà Lạt chiều nay, khách mời có quy định đặc biệt; Miền Bắc sắp mưa lớn diện rộng

Tin sáng 7/5: Midu tổ chức lễ cưới với chồng doanh nhân tại Đà Lạt chiều nay, khách mời có quy định đặc biệt; Miền Bắc sắp mưa lớn diện rộng

Xã hội - 1 giờ trước

GĐXH - Nguồn tin thân cận diễn viên Midu cho biết cô và doanh nhân Minh Đạt làm đám cưới riêng tư tại một resort ở TP Đà Lạt, Lâm Đồng vào chiều 7/5.

Sáng nay, tổ chức trọng thể Lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Sáng nay, tổ chức trọng thể Lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Thời sự - 1 giờ trước

Đúng 7h45 phút, Lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ "lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu" chính thức diễn ra tại mảnh đất Điện Biên lịch sử.

Gen Z ở Huế giành giải thưởng tiền tỷ nhờ hùng biện tiếng Anh về di sản

Gen Z ở Huế giành giải thưởng tiền tỷ nhờ hùng biện tiếng Anh về di sản

Giáo dục - 1 giờ trước

Tham gia cuộc thi "Hue Z - Gen Z cùng di sản văn hóa Huế", học sinh, sinh viên tại Huế được nhận giải thưởng cao nhất có trị giá lên đến 9 tỷ đồng.

Nhân chứng kể giây phút đất đá sạt lở khiến 3 người tử vong ở Hà Tĩnh

Nhân chứng kể giây phút đất đá sạt lở khiến 3 người tử vong ở Hà Tĩnh

Thời sự - 1 giờ trước

Nhân chứng kể lại, khoảng 15 phút sau khi 18 công nhân vào lán trại trú mưa, đất đá sạt lở bất ngờ ập xuống. Mọi người tháo chạy tán loạn, nhưng 3 công nhân không kịp thoát ra, bị đất đá vùi lấp dẫn tới tử vong.

70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ: Đại tướng Võ Nguyên Giáp - nhà chiến lược lỗi lạc

70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ: Đại tướng Võ Nguyên Giáp - nhà chiến lược lỗi lạc

Thời sự - 1 giờ trước

Theo phóng viên TTXVN tại La Habana, ngày 6/5, hãng thông tấn Mỹ Latinh Prensa Latina cho biết các chuyên gia quân sự khắp thế giới tái khẳng định trước thềm lễ kỷ niệm 70 năm trận chiến lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024) rằng Đại tướng Võ Nguyên Giáp là một trong 10 nhà chiến lược lỗi lạc nhất mọi thời đại.

Diễn biến mới nhất vụ hai mẹ con tử vong bất thường trong ngôi nhà bốc cháy ở Thanh Hóa

Diễn biến mới nhất vụ hai mẹ con tử vong bất thường trong ngôi nhà bốc cháy ở Thanh Hóa

Xã hội - 11 giờ trước

GĐXH - Bước đầu cơ quan chức năng nhận định B. V. G. đã phóng hỏa đốt nhà khiến người mẹ đẻ ngủ dưới tầng 1 chết cháy, sau đó dùng dao tự sát.

Sau 7 tháng thi công, cầu vượt sông Đáy ở Nam Định đang dần lộ diện

Sau 7 tháng thi công, cầu vượt sông Đáy ở Nam Định đang dần lộ diện

Đời sống - 11 giờ trước

GĐXH - Sau khi hoàn thiện cầu vượt sông Đáy nối Nam Định và Ninh Bình có tổng mức đầu tư 1.450 tỷ đồng sẽ rút ngắn thời gian cũng như quãng đường di chuyển từ khu vực phía Nam 3 tỉnh Ninh Bình, Nam Định, Thái Bình đi Hải Phòng, giúp phát triển kinh tế địa phương.

Top