Người đàn ông 41 tuổi loét dạ dày, bụng cứng như gỗ do thường xuyên làm việc này trong dịp Tết
GĐXH - Người bệnh cho biết anh liên tục uống rượu bia từ 26 Tết, không rõ số lượng. Bác sĩ nhận định nguyên nhân thủng dạ dày có thể là uống nhiều rượu bia trên nền viêm loét cũ.
Ngày 16/2, bác sĩ Mai Văn Lực, Khoa Tiết niệu và Nam học, Bệnh viện E, cho biết đã cấp cứu cho bệnh nhân vào viện khi đột ngột đau bụng "như dao đâm", bụng cứng như gỗ.
Người bệnh cho biết anh liên tục uống rượu bia từ 26 Tết, không rõ số lượng. Các bác sĩ ghi nhận dạ dày bệnh nhân có một tổn thương mủn nát trên ổ loét, chẩn đoán thủng ổ loét dạ dày, tá tràng. Ê kíp phẫu thuật nội soi khâu lỗ thủng, lau rửa bụng. Hiện, sức khỏe người bệnh phục hồi tốt.
Bác sĩ Lực nhận định trường hợp này nếu đến viện muộn, người bệnh có nguy cơ viêm phúc mạc, nhiễm trùng, nhiễm độc ổ bụng, đe dọa tính mạng. Nguyên nhân thủng dạ dày có thể là uống nhiều rượu bia trên nền viêm loét cũ.

Ảnh minh họa
Thủng dạ dày là bệnh lý cấp cứu ngoại khoa nguy hiểm, tỷ lệ tử vong cao do sốc nhiễm trùng, nhiễm độc nặng. Đặc biệt, phẫu thuật cho bệnh nhân cao tuổi, kèm theo nhiều bệnh lý nền nặng nề, nguy cơ tử vong do biến chứng mất máu, rò bục miệng nối rất cao.
Có nhiều nguyên nhân gây thủng dạ dày như chấn thương bụng kín, dị vật đường tiêu hóa, khối u, viêm ruột hoại tử, biến chứng từ ổ viêm loét...
Bác sĩ khuyến cáo khi có các dấu hiệu đau bụng đột ngột dữ dội, bụng co cứng, nôn hoặc buồn nôn, bí trung đại tiện, sốt... người bệnh cần phải đến cơ sở y tế thăm khám, điều trị sớm.
Người có triệu chứng nóng rát vùng thượng vị, ợ hơi, ợ chua cần điều trị dứt điểm, tránh biến chứng nguy hiểm như thủng ổ loét, chảy máu dạ dày, ung thư.
Uống rượu bia bao nhiêu là an toàn?
Tốt nhất là nên hạn chế uống rượu, bia vì không có ngưỡng nào là an toàn. Không nên uống quá hai đơn vị cồn/ngày với nam giới, một đơn vị cồn/ngày đối với nữ giới và không uống quá 5 ngày/tuần.

Ảnh minh họa
Nếu uống, chỉ nên sử dụng rượu bia có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, có uy tín trên thị trường và bảo đảm chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm.
Sau khi uống rượu bia không nên tham gia các hoạt động ngoài trời hoặc các hoạt động ở nơi nguy hiểm, không an toàn do nguy cơ té ngã, chấn thương... đồng thời không điều khiển phương tiện giao thông sau khi uống rượu bia.
Không nên uống rượu bia lúc đói vì sẽ kích ứng dạ dày, dẫn đến viêm loét dạ dày, chảy máu dạ dày. Trước khi uống rượu bia nên uống nước lọc, nước súp, nước canh, đặc biệt là nên ăn rau xanh vì chúng có tác dụng giảm nồng độ cồn có trong rượu.
Đặc biệt với những người trẻ tuổi cần điều chỉnh chế độ sinh hoạt, học tập và lao động điều độ, xây dựng chế độ ăn nghỉ khoa học, đúng giờ, hạn chế ăn muộn, thức đêm, thường xuyên kiểm tra sức khỏe định kỳ để kịp thời phát hiện, điều trị các chứng bệnh liên quan đến viêm loét dạ dày.

Người đàn ông nhập viện sau 14 ngày ăn bún vì một sai lầm nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 13 giờ trướcGĐXH - Trong lúc ăn bún chay (có đậu phộng), người bệnh bất ngờ xuất hiện cơn ho sặc dữ dội. Sau khi nội soi, các bác sĩ đã lấy ra dị vật là nửa hạt đậu phộng trong phế quản của nạn nhân.

Mẹ hiến tạng cứu sống con gái 11 tuổi bị suy thận giai đoạn cuối
Bệnh thường gặp - 13 giờ trướcGĐXH - Bệnh nhân suy thận được ghép thận trái từ người cho là mẹ ruột, đồng thời cắt bỏ thận phải tận gốc để ngăn ngừa nguy cơ ung thư hóa do đột biến gen.

Người đàn ông 33 tuổi phải cắt bỏ thực quản vì làm 1 việc sai lầm này trong lúc say rượu
Bệnh thường gặp - 21 giờ trướcGĐXH - Trong một lần say rượu, anh T. vô tình uống nhầm hóa chất, gây bỏng thực quản nặng không thể phục hồi. Các bác sĩ đã tiến hành nội soi cắt thực quản và tạo hình lại bằng dạ dày.

Đừng làm 7 điều khi tắm vào mùa hè! Hầu hết mọi người đều làm hai điều này mỗi ngày
Bệnh thường gặp - 4 ngày trướcĐi tắm mùa hè mà mắc phải 7 sai lầm này thì sức khỏe dần bị bào mòn.

5 sai lầm chết người khi dùng kem chống nắng cần tránh trong mùa hè: Số 1 làm tăng nguy cơ ung thư da
Bệnh thường gặp - 4 ngày trướcRất nhiều người trong chúng ta đang coi kem chống nắng như một tấm vé ra vào để nằm ngoài nắng hàng giờ. Điều này vô cùng sai lầm.

Suy thận cấp có chữa khỏi được không? 3 nhóm người có nguy cơ cao, cần cảnh giác!
Bệnh thường gặp - 4 ngày trướcGĐXH - Suy thận cấp có thể chữa khỏi triệt để. Tuy nhiên, nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, người bệnh có thể nguy hiểm đến tính mạng.

Người phụ nữ 63 tuổi bị vỡ bàng quang vì thường xuyên phải làm việc 'bất đắc dĩ' này
Bệnh thường gặp - 5 ngày trướcGĐXH - Bệnh nhân bị vỡ bàng quang tự phát có tiền căn đột quỵ nhồi máu não khiến bà yếu liệt tay chân, phải nằm tại chỗ, mọi sinh hoạt đều phụ thuộc vào con cháu...

Người đàn ông 50 tuổi suýt hoại tử tay vì viêm tắc mạch máu thừa nhận 1 sai lầm nhiều nam giới Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 5 ngày trướcGĐXH - Theo các bác sĩ, nguyên nhân phổ biến gây bệnh Buerger (viêm tắc mạch máu) là do hút thuốc lá. Trong khi đó, bệnh nhân đã hút thuốc lá trong nhiều năm qua, trung bình 2 gói một ngày.

Người bệnh suy thận và bệnh tiểu đường cần biết điều này! Nên và không nên ăn gì để kéo dài tuổi thọ?
Bệnh thường gặp - 5 ngày trướcGĐXH - Bệnh suy thận mạn và bệnh tiểu đường có nhiều biến chứng khó lường, nhưng có thể được quản lý hiệu quả nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng cách.

Người đàn ông 33 tuổi ở Phú Thọ đi khám vì đau đầu âm ỉ, bác sĩ làm ngay điều này để ngăn ngừa đột quỵ
Bệnh thường gặp - 6 ngày trướcGĐXH - Đặt stent chuyển dòng là phương pháp tối ưu được bác sĩ áp dụng để điều trị các túi phình khó, chưa vỡ, được xem là “chìa khóa” ngăn ngừa đột quỵ.

Người đàn ông bất ngờ phát hiện bị ung thư biểu mô từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua
Bệnh thường gặpGĐXH - Trong lần khám gần đây, người đàn ông mắc ung thư biểu mô có biểu hiện mệt mỏi, xanh xao, kết quả xét nghiệm máu cho thấy chỉ số hồng cầu thấp...