Người đàn ông nguy cơ teo một bên chân sau cú tiếp đất lúc đá bóng
Tiếp đất sau một pha tranh chấp lúc đá bóng, anh T., 33 tuổi, nghe tiếng “tách” ở chân phải kèm theo cảm giác đau buốt.
Tiếp đất sau một pha tranh chấp lúc đá bóng, anh T., 33 tuổi, nghe tiếng “tách” ở chân phải kèm theo cảm giác đau buốt. Hai tháng sau mới phẫu thuật, chân phải của anh có dấu hiệu teo nhỏ, mất cơ và khó khăn khi gồng.
PGS.TS Nguyễn Mạnh Khánh, Phó Giám đốc Bệnh viện Việt Đức (Hà Nội), chiều 16/6 cho biết các bác sĩ tại đây vừa phẫu thuật cho 2 nam bệnh nhân bị chấn thương thể thao nghiêm trọng trong lúc chơi bóng đá.
Một trong hai bệnh nhân là anh Đ.V.T (33 tuổi, ở Bắc Ninh). Cách đây 2,5 tháng, bệnh nhân chơi bóng đá, trong lúc tiếp đất thì nghe tiếng "tách" ở chân phải kèm theo cảm giác đau buốt.
Sau đó, anh vẫn đi lại bình thường nhưng khi vận động mạnh thì cổ chân rất buốt, khó cử động khớp cổ chân linh hoạt. Khám tại bệnh viện địa phương, bác sĩ tư vấn về tập phục hồi chức năng cho ổn định.
Tuy nhiên, sau gần 2 tháng tập luyện, tình trạng không đỡ, anh mới tìm đến Bệnh viện Việt Đức. Bác sĩ nói anh nhập viện khi đã khá muộn.

Bác sĩ đang kiểm tra chấn thương của bệnh nhân
PGS Khánh đồng thời là Trưởng khoa Phẫu thuật Chấn thương y học thể thao và chi trên của bệnh viện. Ông cho biết, bệnh nhân T. được chẩn đoán chấn thương khớp gối do đứt dây chằng chéo trước và rách sụn, buộc phải chỉ định phẫu thuật nội soi.
Do anh T. đến viện điều trị muộn nên dù đã được phẫu thuật, chân bên phải có dấu hiệu teo nhỏ hơn so với chân còn lại. Chân bị chấn thương cũng mất cơ và khó khăn khi gồng. Nam bệnh nhân đang được tập phục hồi chức năng sau phẫu thuật.
Các bác sĩ chia sẻ, gần đây bệnh viện tiếp nhận và điều trị nhiều trường hợp chấn thương do chơi thể thao, trong đó 80% bệnh nhân ở lứa tuổi từ 20-35.
Các môn thể thao hay gặp chấn thương nhất là: Bóng đá, bóng chuyền, bóng rổ, tennis, những môn đối kháng vật bị chệch khớp vai, thậm chí là chạy bộ, đi xe đạp…
Đau bất thường cần đi khám
“Chấn thương do thể thao có nhiều mức độ. Nhẹ nhất là sưng nề phần mềm, làm người tập đau, khó chịu. Nặng thì khiến người bệnh đau dai dẳng, kéo dài, có thể giãn dây chằng bên ở quanh khớp, đứt gân, đứt dây chằng chéo trước hoặc chéo sau ở khớp gối, đứt dây chằng quanh khớp cổ chân”, PGS Khánh nói.
Vị chuyên gia lưu ý với những người chơi thể thao, khi đau bất thường sau chơi thể thao cần đến khám sớm tại các cơ sở y tế chuyên khoa. Tình trạng đau bất thường được hiểu là cảm giác đau, lỏng khớp, hạn chế hoạt động thể thao và sinh hoạt.
Từ thực tế khám chữa bệnh, PGS Khánh cho hay có nhiều người bị chấn thương nhưng chủ quan chỉ chườm nóng hoặc lạnh, bôi mật gấu, dầu nóng... Khi đau kéo dài, họ mới đến bệnh viện.
Lúc này, bệnh đã để lại những biến chứng đáng tiếc như rách sụn chêm thứ phát, mòn sụn, làm giảm tuổi thọ của khớp…
“Đã có không ít trường hợp, người bệnh bị sưng khớp, trật khớp, đau mỏi lại điều trị bằng thuốc nam, châm cứu làm cho bệnh càng nặng hơn", PGS Khánh lưu ý.
Thậm chí, một số trường hợp tìm đến các thầy lang để kéo, nắn, giật rất nguy hiểm, gây khó khăn cho quá trình điều trị của bác sĩ về sau.
Theo giới chuyên môn, chấn thương thể thao không được chẩn đoán và điều trị kịp thời sẽ trở thành mạn tính, khó phục hồi. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ làm giảm chất lượng cuộc sống, ảnh hưởng đến chức năng vận động bình thường của người bệnh.
PGS Khánh khuyến cáo người bệnh không nên chủ quan, tự ý đi mua đơn thuốc về dùng hoặc dùng thuốc lá, thuốc nam không rõ nguồn gốc đắp, xoa bóp hoặc đi những nơi không uy tín để kéo, nắn, giật… khớp.

Thực hiện ca mổ khó lấy dị vật trong ruột non bệnh nhân
Y tế - 5 giờ trướcBệnh viện Hữu nghị Việt Nam - Cuba Đồng Hới vừa phẫu thuật cấp cứu thành công cho nữ bệnh nhân có dị vật trong đường tiêu hóa gây xuất huyết thời gian dài.

Người phụ nữ 46 tuổi ở Cần Thơ nguy kịch, nhập viện gấp vì mắc sai lầm khi dùng thuốc hạ huyết áp
Bệnh thường gặp - 6 giờ trướcGĐXH - Trước khi nhập viện, bệnh nhân đã uống cùng lúc khoảng 140 viên thuốc điều trị tăng huyết áp. Sau đó bệnh nhân có biểu hiện chóng mặt nhiều, nôn ói...

10 loại kháng sinh tự nhiên
Sống khỏe - 8 giờ trướcThiên nhiên đã ban cho chúng ta rất nhiều loại thuốc để chữa lành (chống lại nhiễm trùng) và tăng cường miễn dịch. Nhiều loại kháng sinh tự nhiên có đặc tính kháng khuẩn, kháng nấm và kháng virus mạnh mẽ… Chúng cũng có sẵn trong bếp nhà bạn.

Bé 7 tháng tuổi ở Quảng Ninh suy hô hấp do bệnh sởi biến chứng nặng
Mẹ và bé - 14 giờ trướcGĐXH - Bệnh nhi 7 tháng tuổi mắc bệnh sởi biến chứng viêm phổi nặng, suy hô hấp kèm tiêu chảy cấp. Được biết, bệnh nhi chưa đến độ tuổi tiêm phòng và có tiền sử viêm phổi hai lần trong những tháng đầu đời.

Loại quả mùa hè rẻ tiền, bán đầy chợ, người Việt ăn thường xuyên giúp làm mát gan, thải độc gan hiệu quả
Bệnh thường gặp - 15 giờ trướcGĐXH - Phương pháp thải độc gan tại nhà chủ yếu là thực hiện lối sống lành mạnh, có chế độ ăn uống, sinh hoạt và ngủ nghỉ điều độ.

Rối loạn thần kinh tim nên ăn gì và kiêng ăn gì để tốt cho sức khỏe?
Sống khỏe - 15 giờ trướcRối loạn thần kinh tim không gây nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng, nhưng ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Hy hữu: Đau người, nhập viện mới biết hộp sọ bị đóng đinh
Y tế - 16 giờ trướcBệnh nhân nhập viện trong tình trạng chảy máu vùng đầu, đau nhiều. Qua chẩn đoán, các bác sĩ và cả bệnh nhân đều vô cùng kinh ngạc khi thấy một dị vật nghi là đinh, đâm xuyên hộp sọ.

Hít xà 20 lần mỗi sáng có tác dụng gì?
Sống khỏe - 18 giờ trướcKhi thực hiện 20 lần hít xà mỗi sáng, cơ thể không chỉ được kích hoạt toàn bộ mà còn giúp tăng cường cơ bắp và nhiều lợi ích sức khỏe khác...

Người phụ nữ đau đớn mỗi khi chạm tay vào nước, nguyên nhân từ... hội chứng lạ
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Người phụ nữ mắc hội chứng Raynaud cho biết ban đầu, các ngón tay chỉ bị tê nhẹ, sau đó chuyển sang tím tái, đau nhức dữ dội, thậm chí trắng nhợt.

Có nên dùng An cung ngưu hoàng hoàn để phòng và điều trị đột quỵ?
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcTrong những năm gần đây, An cung ngưu hoàng hoàn (ACNHH) được truyền tai rộng rãi tại Việt Nam như một 'thần dược' trong việc cấp cứu và phòng ngừa đột quỵ. Vậy có nên dùng ACNHH để phòng và trị đột quỵ?

Thực phẩm mùa hè rẻ tiền, làm mát gan, người Việt nên dùng thường xuyên để giúp gan thải độc
Bệnh thường gặpGĐXH - Để giảm bớt “gánh nặng” cho gan, ngoài việc chú trọng đến những thức ăn tốt cho gan thì uống gì tốt cho gan cũng là vấn đề cần quan tâm.